5. Kết cấu của luận văn
2.1.4. Những tồn tại chủ yếu về công tác tín dụng phát hiện qua các
thanh tra tại chỗ thời kỳ 2007- 2009
2.1.4.1. về công tác thẩm định. 2.1.4.1.1. Thẩm định hồ sơ ban đầu
Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, nhân viên tác nghiệp thường không kiểm tra đầy đủ các thủ tục hồ sơ như: Hồ sơ pháp lý; hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay vốn. Theo quy định: Mỗi đối tượng khách hàng (tổ chức, cá nhân) hoặc tùy theo mục đích (đầu tư, kinh doanh, tiêu dùng) và nhu cầu vốn (quy mô đầu tư lớn, nhỏ) để yêu cầu các loại hồ sơ, thủ tục riêng.
Ngoài ra, còn có một số sai sót khác như: Nội dung, yếu tố pháp lý hồ sơ không đúng quy định; không đồng nhất về nội dung giữa các thủ tục trong một bộ hồ sơ; nhiều dự án, phương án vay vốn nội dung còn rất sơ sài, thiếu những thông tin cần thiết để tính toán, thẩm định, quyết định cho vay. Những sai sót này phổ biến ở hồ sơ khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, gia đình và cá nhân.
2.1.4.1.2. Thẩm định về năng lực tài chính và tính khả thi của các dự án, phương án vay vốn:
- Về năng lực tài chính: Đây là một trong những điều kiện quan trọng để bảo đảm khả năng trả nợ vốn vay của khách hàng. Các sai sót thường gặp là:
+ Đối với khách hàng là tổ chức. Nguồn vốn chủ sở hữu thường thấp, không đủ vốn tự có tham gia vào dự án, phương án xin vay theo quy định. Nhiều dự án, phương án đầu tư Ngân hàng cho vay vượt tỷ lệ quy định.
+ Đối với khách hàng là hộ kinh doanh, gia đình và cá nhân. Không có cơ sở xác định được vốn tự có tham gia thực tế là bao nhiêu.
Phần lớn xem xét, công nhận trên cơ sở số liệu liệt kê của khách hàng trên dự án, phương án vay vốn.
- về tính khả thi của dự án, phương án xin vay: Nhìn chung năng lực thẩm định của nhân viên tác nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu, do đó chất lượng thẩm định còn thấp nhất là đối với những dự án, phương án có quy mô đầu tư lớn, phức tạp. Đối với những dự án, phương án vay vốn có quy mô nhỏ việc thẩm định thường sơ sài, qua loa, không đánh giá hết các điều kiện thực thi của dự án, phương án và năng lực thực hiện của khách hàng. Do đó sau khi giải ngân nhiều dự án, phương án không thực hiện được dẫn đến khách hàng không có nguồn thu để trả nợ vốn vay.
2.1.4.1.3. Thẩm định tư cách, năng lực của khách hàng (đại diện doanh nhiệp, chủ hộ hoặc cá nhân) trước khi quyết định cho vay:
Công việc này các Ngân hàng thường ít quan tâm, song đây cũng là vấn đề quan trọng quyết định đến khả năng thu hồi vốn vay của Ngân hàng. Nhiều vụ việc khi khách hàng có vấn đề về trả nợ, sau khi kiểm tra lại mới phát hiện lai lịch tư cách khách hàng không tốt, có truyền thống không đứng đắn trong quan hệ kinh tế và các quan hệ xã hội.
2.1.4.1.4. Thẩm định về tài sản bảo đảm vốn vay:
Đây là một vấn đề quan trọng bảo đảm khả năng thu hồi vốn vay hiện nay. Các sai sót thường gặp khi kiểm tra là:
- Sai về điều kiện của tài sản bảo đảm như quyền sở hữu, sử dụng và các
giấy tờ pháp lý chứng minh các quyền về tài sản của người thế chấp, bảo lãnh. Thực tế thường gặp là: Một số ngân hàng khi nhận tài sản thế chấp của khách hàng là các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Hợp tác xã... Tài sản bảo đảm là những tài sản do các thành viên, cổ đông hoặc xã viên góp vốn khi tham gia, nhưng khách hàng không chuyển quyền sở hữu
hoặc sử dụng theo quy định, mọi giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng vẫn mang tên bên góp vốn. Khi khách hàng mang tài sản thế chấp để vay vốn, Ngân hàng vẫn chấp nhận, dẫn đến khi xảy ra tranh chấp, Ngân hàng khó có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho mình.
- Đánh giá hiện trạng và định giá tài sản thường không sát, nhất là đối với những tài sản là công trình xây dựng cơ bản, nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, các phương tiện, máy móc chuyên dụng...
- Sai sót về quản lý tài sản bảo đảm, nhất là các tài sản bảo đảm là nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa tồn kho. Trong thực tế một số Ngân hàng nhận thế chấp các tài sản trên chỉ là hình thức, nhận trên sổ sách, không thực tế kiểm kê, không có biện pháp bảo quản chặt chẽ như: Bảo quản trực tiếp, bảo quản tay ba hay thuê bảo quản, do đó nhiều trường hợp bên thế chấp tự ý xuất kho xử lý tài sản nhưng Ngân hàng không biết để có biện pháp ngăn chặn, xử lý và thu hồi vốn vay. Khi khách hàng có vấn đề về trả nợ thì khả năng thu hồi vốn vay của Ngân hàng rất mong manh, dễ dẫn đến mất vốn.
2.1.4.2. về công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay 2.1.4.2.1. Kiểm tra khi giải ngân
Những sai sót thường gặp là:
- Thường giải ngân theo đề nghị của khách hàng, không căn cứ vào tiến độ thực hiện của dự án, phương án hoặc nhu cầu thực tế sử dụng vốn thông qua các hợp đồng kinh tế, hóa đơn chứng từ, tài liệu chứng minh nhu cầu sử dụng vốn do khách hàng cung cấp tại thời điểm giải ngân.
- Giải ngân bằng tiền mặt với số lượng lớn (không chuyển khoản trực tiếp cho bên thụ hưởng). Đây là vấn đề tương đối phổ biến dễ dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, Ngân hàng khó kiểm soát.
- Các chứng từ, tài liệu không phù hợp với đối tượng, mục đích sử dụng vốn như:
+ Ngày phát sinh hóa đơn, chứng từ trước ngày giải ngân nhưng không có tài liệu chứng minh việc mua bán theo phương thức thanh toán chậm trả hoặc phát sinh sau ngày giải ngân quá xa.
+ Đối tượng giải ngân theo hóa đơn, chứng từ không đúng với đối tượng đầu tư đã được hai bên thống nhất khi ký kết hợp đồng tín dụng.
+ Giải ngân vượt nhu cầu đầu tư của khách hàng (ghi trên các hóa đơn, chứng từ).
2.Ỉ.4.2.2. Kiểm tra sau khi cho vay
Đây là bước quan trọng trong quy trình cho vay song thường không được các Ngân hàng chú trọng nhất là đối với các khách hàng nhỏ, ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa. Qua kiểm tra cho thấy tỷ lệ khách hàng được kiểm tra 1 lần/khoản vay thấp, từ 2 lần trở lên càng ít. Chỉ khi khách hàng có vấn đề về trả nợ thì mới tổ chức kiểm tra. Do đó mục đích, hiệu quả sử dụng vốn vay và quản lý tài sản thế chấp của khách hàng thường không được theo dõi, giám sát và xử lý thường xuyên. Nhiều trường hợp dẫn đến không thu hồi được nợ do khách hàng làm ăn thua lỗ; sử dụng vốn vay sai mục đích mất vốn không có khả năng trả nợ; Tài sản thế chấp đã bị khách hàng tẩu tán hoặc bị hủy hoại...
2.Ỉ.4.3. Công tác thu nợ, xử lý nợ vay
Các sai sót thường gặp:
- Công tác đôn đốc thu nợ thường không kịp thời theo quy định trước thời điểm đáo hạn (thông báo trả nợ đến hạn).
- Xử lý nợ có vấn đề không kịp thời như: Không chuyển nợ quá hạn đúng thời điểm; không phân loại và chuyển nhóm nợ kịp thời theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN để có biện pháp giám sát quản lý và xử lý.
- Công tác xử lý nợ có vấn đề không triệt để dẫn đến tình trạng nợ tồn đọng kéo dài.