Một số tình hình cơ bản về kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA,GIÁMSÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Một số tình hình cơ bản về kinh tế-xã hội

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du - miền núi Đông Bắc có diện tích tự nhiên là 3.541,67 km2; dân số trên 1,1 triệu người với 9 dân tộc anh em cùng chung sống; có 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã với tổng số 180 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Thái Nguyên phía bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội.

Với vị trí như vậy, Thái Nguyên là miền đất nối giữa vùng núi rừng Việt Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ Kinh đô Thăng Long, Đông Đô xưa và Thủ Đô Hà Nội ngày nay, là trung tâm kinh tế - văn hóa đã được Thủ tướng Chính Phủ công nhận là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của miền núi phía Bắc. Nơi đây có nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phòng có tầm chiến lược của đất nước: Khu công nghiệp Gang thép, Khu công nghiệp Sông Công, Phổ Yên, các nhà máy Quốc phòng, nhiều công trình dịch vụ và du lịch; là một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo lớn của cả nước với 7 trường đại học, 16 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Bộ tư lệnh Quân khu I. Thái Nguyên đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp lực lượng trí thức và cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề cho tỉnh nhà và các tỉnh phía Bắc. Chính vì vậy mà Thái Nguyên có lợi thế rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp đào tạo của đất nước cả hiện tại và trong tương lai.

Lợi thế của Thái Nguyên, nằm ở trung tâm Việt Bắc, kề sát đồng bằng Bắc Bộ, giáp Hà Nội, Thái Nguyên có lợi thế về địa lý hơn nhiều so với các tỉnh lân cận, vì dễ tiếp nhận những tiến bộ về kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, vốn đầu tư.từ Thủ đô Hà Nội, từ các tỉnh đồng bằng. Nếu biết khai thác tốt Thái Nguyên sẽ trở thành một trung tâm quan trọng của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Tài nguyên của Thái Nguyên rất đa dạng và phong phú. Các loại khoáng sản (quặng sắt, than mỡ, thiếc.) tuy có trữ lượng không lớn nhưng đã được thăm dò, khai thác, là yếu tố quan trọng để xây dựng các khu trung tâm công nghiệp đặc thù của tỉnh. Thái Nguyên có hai khu công nghiệp lớn là Khu Gang thép Thái Nguyên và Khu cơ khí Sông Công, sản suất sắt, thép, kim loại màu, động cơ diezel, dụng cụ y tế, vòng bi. đây cũng là một lợi thế lớn mà các tỉnh khác không có được. Thái nguyên cũng có lợi thế về hệ thống giáo dục - đào tạo, có nhiều trường đại học như: Đại học Y khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Công nghiệp, Đại học Nông - Lâm, Đại học Kinh tế cùng nhiều trường cao đẳng, trường công nhân kỹ thuật, cơ sở dạy nghề, là nguồn cung cấp cán bộ, công nhân trình độ cao cho tỉnh và cho các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc. Khí hậu thuận lợi cũng là một lợi thế của Thái Nguyên để phát triển cây, rừng, vật nuôi, dễ kết hợp phát triển nông, lâm nghiệp. Thái Nguyên khá giàu tiềm năng du lịch, có quần thể Hồ Núi Cốc, có hệ thống sông, suối, núi non, hang động đẹp, hùng vĩ, có nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng.

Thái Nguyên có những hạn chế nhất định, nền kinh tế còn rất nhỏ bé, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, kinh tế Thái Nguyên còn bị mất cân đối nhiều mặt như thiếu vốn đầu tư, thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ cao, bất cập về thông tin,... Các tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa được khai thác có hiệu quả. Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật, song những nguồn lực này chưa

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh NH Nhà nước

Việt Nam tỉnh Thái Nguyên

NHTMCP Công Thương

Λ τ∙ ^ X TL T__ ... 3 Chi nhánh cấp I

nước, nhưng hiện nay phần lớn các cơ sở này chậm đổi mới công nghệ, có nguy cơ tụt hậu so với xu thế chung của đất nước. Hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp, các ngành chưa cao. Nền hành chính công còn yếu về phương tiện và năng lực thực thi công vụ. Điều này đã kìm hãm khả năng khai thác các nguồn lực và lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội.

Xuất phát từ tình hình trên, mục tiêu tổng quát của tỉnh Thái Nguyên tới năm 2020 là: Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng-an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Để thực hiện mục tiêu tổng quát đó, tỉnh đề ra mục tiêu chủ yếu về tăng trưởng và phát triển như sau:

Tốc độ tăng tưởng GDP bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 12-13%/năm, thời kỳ 2011-2015 đạt 12-12,5%/năm và thời kỳ 2016-2020 đạt 11-12%/năm; trong đó, tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006-2020: nông,

lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5-5,5%/năm, công nghiệp-xây dựng đạt 13,5- 14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5-13,5%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 1.300-

1.400 USD vào năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

các ngành công nghiệp, xây dựng (45-48%), dịch vụ (39-43%) và giảm tỷ trọng

các ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệm, thuỷ sản) (42-43%).

Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 65-66 triệu USD vào năm 2010, đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 15-16%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn đạt bình quân trong cả thời kỳ 2006-2020 đạt 1.500-10.000 tỷ đồng/năm; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006-2020 đạt trên 20%/năm.

Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi các cấp, các ngành trên địa bàn phải nỗ

lực, phấn đấu hoàn thành tốt các kế hoạch và mục tiêu của chính sách tiền tệ, triển

khai tích cực và có hiệu quả các đề án cải cách và đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam, tiếp tục hoàn thiện và thực thi Chiến lược phát triển và hội nhập

quốc tế

của ngành, địa phương nhằm đem lại lợi ích tối đa cho sự nghiệp phát triển2.1.2.1. Số lượng Chi nhánh,

Phòng Giao Dịch:

Việt Nam --- ► NHĐT & PTVN ... ... 1 Chi nhánh cấp I + 1 chi nhánh cấp II ___________ __________________________

► NHNo & PTNTVN ... 1 Chi nhánh cấp I

+ 10 chi nhánh cấp II __________________________ — ► NHTMCP Quốc Tế ... 1 Chi nhánh cấp I __________________________ k NHTMCP Kỹ Thương ... 1 Chi nhánh cấp I ___________ k NHTMCP Việt Nam ... ⅛- 1 Chi nhánh cấp I Thịnh Vượng — ► NHTMCP An Bình ... 1 Chi nhánh cấp I R — ► NHTMCP Á Châu ... 1 Chi nhánh cấp I — ► NHTMCP Hàng Hải ... ... 1 Chi nhánh cấp I --- Các PGĐ của các

TKTT TTA Λ^∕~,ττ 1 -1- Z. _ ... ...► 3 Phòng Giao dịch thuộc 3

NHlMCP khác F

Ghi chú:

---► : Quanhệ quản lý và chỉ đạo toàn diện ---k : Quanhệ quản lý trên địa bàn

...► : Quanhệ chỉ đạo theo hệ thống

* Sơ đồ mạng lưới các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (trong đó có 3 chi nhánh mới thành lập và nâng cấp từ PGD trong năm 2010) gồm:

- 11 chi nhánh NHTM cấp I:

+ 3 Chi nhánh NHTMCP Công Thương. + 1 chi nhánh NHTM Đầu Tư và Phát triển. + 1 chi nhánh NHNo&PTNT.

+ 1 chi nhánh NHTMCP Quốc Tế. + 1 chi nhánh NHTMCP Kỹ Thương.

+ 1 chi nhánh NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng. + 1 chi nhánh NHTMCP An Bình.

+ 1 chi nhánh NHTMCP Á Châu. + 1 chi nhánh NHTMCP Hàng Hải. - 11 chi nhánh NHTM cấp II:

+ 10 chi nhánh (trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên). + 1 chi nhánh trực thuộc NHĐT&PT.

- 51 Phòng Giao dịch. Trong đó:

+ 49 đơn vị trực thuộc các chi nhánh NHTM có trụ sở tại tỉnh Thái Nguyên.

+ 03 đơn vị trực thuộc 3 chi nhánh NHTM Cổ phần hoạt động ngoài tỉnh Thái Nguyên.

- 10 Điểm Giao Dịch, Quỹ tiết kiệm (trực thuộc các chi nhánh NHTM cấp I).

- 41 máy giao dịch tự động (máy ATM).

* Ngoài sơ đồ mạng lưới các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, còn có một số TCTD khác như:

- Ngân hàng Chính sách Xã hội: 1 chi nhánh cấp I và 8 Phòng Giao Dịch trực thuộc hoạt động tại các huyện, thị xã trong tỉnh.

- Ngân hàng Phát triển Khu vực Bắc Cạn - Thái Nguyên: 1 chi nhánh có trụ sở chính tại tỉnh Thái Nguyên và 1 đơn vị phụ thuộc đặt trụ sở tại tỉnh Bắc Cạn.

- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 02 quỹ tín dụng được thành lập và hoạt động tại 02 huyện (Phổ Yên, Phú Lương) tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2.2. Khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động của các chi nhánh, các Phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Sau đây gọi tắt là các Tổ chức Tín dụng - TCTD):

Hoạt động quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng trên địa bàn đã đi vào nề nếp. Công tác triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, văn bản quy phạm Pháp luật của Chính phủ, của ngành kịp thời, có chất lượng. Ngân hàng Nhà nước hoàn thành xuất sắc vai trò đầu mối tiếp nhận và triển khai chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh tới các TCTD trên địa bàn. Đồng thời thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp Ủy, Chính quyền địa phương trong phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát để hoạt động Ngân hàng phục vụ kịp thời, có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Công tác quản trị điều hành của các ngân hàng đã được nâng cao, trên cơ

sở nắm chắc cơ chế, thể lệ, định hướng hoạt động của ngành, mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương; hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật, an toàn, hiệu quả. Thường xuyên coi trọng công tác cải cách hành chính trong huy

động vốn và trình tự đầu tư tín dụng, thực hiện tốt văn hoá doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các TCTD đã từng bước được đa

Các TCTD đã và đang thực hiện có hiệu quả những đề án đã được Chính phủ phê duyệt về chấn chỉnh, sắp xếp lại các NHTM Việt Nam theo Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN để thực hiện lộ trình cổ phần hoá NHTM Nhà nước. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, tiếp tục tăng cường huy động vốn, cân đối nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn huy động tại chỗ, đáp ứng đủ nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế và kinh doanh nghiệp vụ Ngân hàng khác, hoạt động Ngân hàng đã đi đúng hướng về nguyên tắc thị trường.

Tăng cường đào tạo và sử dụng cán bộ có năng lực. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ được các TCTD coi là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên đào tạo lại cán bộ quản lý theo chương trình đào tạo tiên tiến; coi chứng chỉ của các khóa đào tạo này là một trong những tiêu chuẩn để lựa chọn các nhà quản lý NHTM hiện đại.

Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tôn trọng, nâng cao quyền tự chủ tài chính, đảm bảo tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình quản lý tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.

Thực hiện quy trình nghiệp vụ về quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ, quản lý vốn, quản lý đầu tư, kiểm toán nội bộ phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnhThái Nguyên thời kỳ 2007- 2009 Thái Nguyên thời kỳ 2007- 2009

2.1.3.1. về huy động vốn

Số liệu ở bảng 2.1 và biểu đồ 2.2 cho thấy: Đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên huy động đạt 10.376 tỷ đồng, tăng 16% so với 31/12/2008 và tăng 114% so với 31/12/2007. Sở dĩ vốn huy động của các TCTD cuối năm 2009 tăng cao so với năm 2007 là do trong số 2.296 tỷ đồng của chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội và chi nhánh Ngân

" ^'-.. ,..^ Năm

Tên Ngân hàng . 31-12-2007 31-12-2008 31-12-2009

3 Chi nhánh NHTMCP Công thương 1.908 2.326 2.914

hàng Phát triển, phần lớn là vốn từ Trung ương chuyển về hoặc nhận của tỉnh để cho vay.

Số vốn huy động tăng nhanh là do các NHTM đã nỗ lực huy động. Cũng trong bảng 2.1 và biểu đồ 2.2 cho thấy, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến 31/12/2009 huy động đạt 8.080 tỷ đồng, tăng 21% so với 31/12/2008 và tăng 70% so với 31/12/2007. Trong đó, huy động vốn của 3 chi nhánh NHTMCP Công thương đạt 2.914 tỷ đồng, tăng 25% so với 31/12/2008 và tăng 52% so với 31/12/2007. Huy động vốn của NHĐT&PT tỉnh Thái Nguyên cũng đạt khá, đến 31/12/2009 đạt 1.707 tỷ đồng, tăng 20% so với 31/12/2008 và tăng 52% so với 31/12/2007. Có được những kết quả trên còn có sự đóng góp nỗ lực của các Phòng Giao Dịch NHTMCP trên địa bàn. Mặc dù số tuyệt đối không lớn, nhưng đến 31/12/2009 các Phòng Giao Dịch đã huy động được 593 tỷ đồng tăng 109% so với 31/12/2008.

Qua số liệu ở bảng “Huy động vốn của các TCTD” (bảng 2.1), bảng “Dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (bảng 2.2) và theo đánh giá của chi nhánh NHNN tỉnh Thái Nguyên thì tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế và dân cư đến thời điểm 31/12/2007 đáp ứng được 81,15% mức dư nợ tín dụng cho nền kinh tế cùng thời điểm ở địa phương; đến 31/12/2008 đáp ứng được 74,38% mức dư nợ tín dụng và 31/12/2009 đáp ứng được 67,49% mức dư nợ tín dụng. Các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã cố gắng huy động vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh. Do vậy, số vốn huy động của các NHTM đến thời điểm 31/12/2007 đáp ứng được 85,34% mức dư nợ tín dụng cùng thời điểm, đến 31/12/2008 đáp ứng được 92,33% mức dư nợ tín dụng; thời điểm 31/12/2007 đáp ứng được 88,28% mức dư nợ tín dụng cùng thời điểm này.

Qua đây cho thấy, mặc dù các NHTM đã có nhiều cố gắng huy động vốn nhưng tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các NHTM vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Vì vậy đã có một số NHTM tiếp tục phải dùng các nguồn vốn khác để bù đắp như vay các TCTD khác, sử dụng nguồn vốn điều hoà của NHTM cấp trên.

Bảng 2.1: Huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị: Tỷ đồng

Chi nhánh NHĐT và PT 1.319 1.411 1.707 Chi nhánh NHNo&PTNT 1.520 2.210 2.291 Chi nhánh NHTMCP Quốc tế 92 286 286 Chi nhánh NHTMCP Kỹ thương - 153 289

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA,GIÁMSÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w