5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. xuất, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong kinh doanh tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng của các TCTD. Trong đó hoàn chỉnh việc đánh giá tổng quan công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của BASELS, tiến tới áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp loại về tài chính đối với các TCTD theo các yếu tố CAMELS phù hợp với các TCTD hoạt động tại Việt Nam.
2. Tổ chức thanh tra, giám sát theo hệ thống Tổ chức tín dụng. Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN xây dựng kế hoạch nội dung thanh tra, chỉ đạo, hướng kiểm tra thực hiện thanh tra, giám sát các Chi nhánh tỉnh/thành phố thực hiện thanh tra, giám sát từng TCTD và báo cáo kết quả về Cơ quan
Thanh tra, giám sát NHNN. Kết hợp thanh tra nhiều mặt hoạt động (thanh tra toàn diện) với kiểm tra từng chuyên đề để phục vụ yêu cầu chỉ đạo quản lý cụ thể từng thời kỳ, nhất là thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của NHTM. Nội dung thanh tra chủ yếu cảnh báo rủi ro; việc kiểm tra tuân thủ chủ yếu do kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ các TCTD thực hiện.
3. Tiếp tục hoàn thiện chương trình và hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa
cho phù hợp với thực tế hoạt động của các TCTD Việt Nam. Công tác giám sát từ xa phải được thực hiện theo hướng tập trung về một đầu mối là Thanh tra Trung ương. Tại Thanh tra, giám sát chi nhánh không thực hiện giám sát từ xa đối với các chi nhánh cấp I của các TCTD. Nên báo cáo giám sát từ xa theo hệ thống TCTD. Đồng thời xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa đối với hoạt động tín dụng của các NHTM làm cơ sở để Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Phần mềm giám sát từ xa phải được nghiên cứu chỉnh sửa bằng ngôn ngữ lập trình hiện đại, phù hợp với các chương trình khác trong toàn hệ thống NHNN như: Chương trình báo cáo thống kê, chương trình thông tín tín dụng và chương trình giao dịch của các TCTD. Phần mềm mới phải được viết theo hướng dễ cập nhật và sửa đổi mỗi khi hệ thống tài khoản, các chỉ tiêu, chuẩn mực giám sát thay đổi. Chương trình giám sát mới phải được in thông báo tóm tắt các chỉ số hoạt động để gửi cho các TCTD. Cần xem lại quy định lập và gửi báo cáo giám sát từ xa cho Thanh tra, giám sát Trung ương như hiện nay vì báo cáo chỉ mang tính hình thức, không thiết thực; việc phân tích giám sát từ xa tại chi nhánh nhằm đưa ra nhận xét, phán đoán có tính chất cảnh báo về tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh của từng TCTD trên địa bàn .
4. Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ thanh tra nhất là kiến thức về kinh tế thị trường; nghiệp vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại; rủi ro và quản trị rủi ro của NHTM; trình độ ngoại ngữ, vi tính; kỹ năng thanh
tra, giám sát hoạt động ngân hàng nói chung và thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng nói riêng. Kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ngoài nước nhằm nâng cao trình độ mọi mặt của Thanh tra viên.
5. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có kế hoạch, biện pháp trang
cấp đủ máy tính (phần ứng, phần mềm) kể cả cho các Đoàn thanh tra, giám sát và các phương tiện phục vụ công tác thanh tra khác (máy ghi âm, máy ảnh...) nhằm tạo điều kiện tốt nhất để Thanh tra viên và các Đoàn thanh tra hoàn thành
tốt nhiệm vụ, góp phần vào thành công chung của Ngành Ngân hàng.