5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát từ xa, nhất
hàng của NHNN Việt Nam hiện nay thì điều đó lại càng là vấn đề cấp thiết.
Sự phối hợp giữa hai bộ phận giám sát từ sát từ xa và thanh tra tại chỗ như thế nào trong quá trình thanh tra, giám sát khi 2 bộ phận này tổ chức riêng biệt đòi hỏi được giải quyết từ nhu cầu thực tiễn, trên cơ sở một khuôn khổ nghiệp vụ với sự phân công trách nhiệm rõ ràng.
3.2.2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát từ xa, nhất làgiám giám
sát hoạt động tín dụng của các NHTM
Hiện nay, việc quản lý, đánh giá hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động tín dụng của NHTM nói riêng vẫn dựa trên kết quả thanh tra trực tiếp là chính. Kết quả giám sát từ xa chủ yếu được sử dụng để tổng hợp, đánh giá kết quả hoạt động của NHTM mà chưa thể căn cứ kết quả giám sát để đánh giá mức độ an toàn tài sản, khả năng quản lý rủi ro của các NHTM. Đặc biệt, khi luật pháp giao quyền tự chủ cho các NHTM thì giám sát các chỉ tiêu an toàn càng cần thiết để có thể cảnh báo kịp thời những rủi ro trong các nghiệp vụ của các TCTD.
Để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát từ xa thì thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh Thái Nguyên nên thực thi một số giải pháp cụ thể sau:
Một là, đề nghị Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN xây dựng một khung
nghiệp vụ giám sát từ xa trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
Bởi vì, tinh thần cơ bản của nguyên tắc thứ nhất trong bộ 25 nguyên tắc cơ bản về thanh tra, giám sát ngân hàng (xem phụ lục: Những nguyên tắc cơ bản trong giám sát ngân hàng hiệu quả) của Uỷ ban BASEL cho thấy: một hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả cần 2 yếu tố quan trọng là một khuôn khổ nghiệp vụ (hay còn gọi là một khung nghiệp vụ) và một khuôn khổ pháp lý. Khuôn khổ nghiệp vụ phải là tiên quyết, trên cơ sở khuôn khổ nghiệp vụ của từng bộ phận tham gia trong quá trình thanh tra, giám sát mà xây dựng
một khuôn khổ pháp lý. Khuôn khổ nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng là toàn bộ các yếu tố tạo nên cấu trúc nghiệp vụ cho hệ thống thanh tra, giám sát, là mục tiêu cho tất cả các thanh tra viên hướng tới khi tham gia vào quá trình tham gia, giám sát dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi cho rằng, cần ưu tiên trước hết cho việc xây dựng một khung nghiệp vụ giám sát từ xa, vì:
- Chức năng của giám sát từ xa là thu thập, xử lý thông tin liên tục và cảnh báo nên giám sát từ xa là trung tâm của quá trình thanh tra, giám sát. Vì vậy, một khuôn khổ nghiệp vụ cho hoạt động giám sát từ xa cũng đồng thời là định hướng cho hoạt động thanh tra tại chỗ.
- Do không phải tổ chức đoàn thanh tra, hoạt động giám sát có tính độc lập tương đối không bị hạn chế bởi các quy định rất chặt chẽ của pháp luật Việt Nam, nên có thể xây dựng một khung nghiệp vụ giám sát từ xa theo hướng đổi mới - một khung nghiệp vụ có thể bao hàm được các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, làm nền tảng cho đổi mới cho hoạt động thanh tra, giám sát.
- Khuôn khổ nghiệp vụ giám sát từ xa, còn là cơ sở đề thiết lập hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hoạt động thanh tra, giám sát. Nghĩa là chúng ta không thể xây dựng cho hoạt động thanh tra, giám sát khi chưa có một khuôn khổ nghiệp vụ. Từ khuôn khổ nghiệp vụ, chúng ta có thể xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng phần riêng nhưng vẫn đảm bảo tính kế thừa cho việc kết nối thành hệ thống trong tương lai.
Hai là, đề nghị với Thanh tra NHNN hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu giám sát hoạt động NHTM nói chung và nhất là những chỉ tiêu giám sát hoạt động tín dụng nói riêng, qua đó có thể đánh giá được những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện giám sát từ xa đối với các TCTD theo hệ thống các chỉ tiêu: Vốn, Tài sản, Quản lý, Lợi nhuận
và Thanh khoản (được viết tắt theo tiếng Anh là CAMELS), nhưng hiệu quả của công tác quản lý đối với các TCTD nói chung trong thời gian vừa qua còn quá khiêm tốn. Do vậy, những chỉ tiêu giám sát hoạt động của các NHTM cần được xây dựng trên cơ sở các tỷ lệ an toàn đối với hoạt động của các TCTD được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và được thực hiện trên chương trình giám sát để thực hiện đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động của TCTD.
Ba là, để đạt được hiệu quả giám sát, Thanh tra của chi nhánh nên đề nghị Ban lãnh đạo chi nhánh NHNN trang bị đầy đủ máy tính cho đội ngũ cán bộ thanh tra và thực hiện nối mạng các máy tính của các phòng thanh tra lại Thanh tra NHNN và hệ thống thanh tra trên toàn quốc với các TCTD. Đồng thời bổ sung kiến thức tin học để mỗi cán bộ thanh tra, thanh tra viên có thể khai thác kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho việc giám sát và thực hiện giám sát các ngân hàng nhanh nhất theo số liệu các ngân hàng báo cáo hoặc thông tin thu thập được về các ngân hàng. Giao cho cán bộ, thanh tra viên quyền được khai thác những mảng thông tin về các TCTD theo những mảng công việc được phân công.