Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng trên cơ sở rủ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA,GIÁMSÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 89 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng trên cơ sở rủ

Xuất phát từ mục đích của hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng là góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Thanh tra, giám sát ngân hàng nói chung và thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng nói riêng là làm thế nào để giúp TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả hơn và tránh được đổ vỡ từng ngân hàng cũng như toàn hệ thống. Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của TCTD, thanh tra, giám sát Ngân hàng cần chuyển mạnh từ thanh tra trên cơ sở tuân thủ sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

Mục tiêu của thanh tra, giám sát việc quản trị rủi ro của TCTD để bảo đảm các TCTD luôn hoạt động lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc.

thể nói, rủi ro trong hoạt động ngân hàng đang dần được nhận thức đầy đủ hơn. Các NHTM đã biết chấp nhận rủi ro và từng bước có biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro để thu lợi nhuận tối đa trong các hoạt động có nhiều rủi ro nhất.

Để triển khai thực hiện được phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, một điều kiện quan trọng là Thanh tra viên cần hiểu rõ những rủi ro mà TCTD thường xuyên phải đối mặt và biện pháp để kiểm soát rủi ro. Những rủi ro chính mà TCTD thường gặp là: rủi ro tín dụng; rủi ro lãi suất; rủi ro tỷ giá; rủi thanh khoản...

Vì khuôn khổ luận văn không cho phép nên tác giả chỉ đi sâu phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng như nội dung thanh tra, giám sát rủi ro tín dụng của NHTM.

Rủi ro tín dụng là khả năng tổn thất của một ngân hàng khi một đối tác của ngân hàng đó không thanh toán được toàn bộ hoặc một phần các khoản nợ đã vay của ngân hàng theo quy định trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay thông thường, mà còn mở rộng ở nhiều hoạt động khác của ngân hàng như tài trợ thương mại, các cam kết bảo lãnh, cho vay ở thị trường liên ngân hàng.

Chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của ngân hàng và môi trường bên ngoài. Khuynh hướng của nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá thay đổi cũng tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Quản lý rủi ro tín dụng là phải xây dựng quy trình tín dụng đầy đủ từ khâu tiếp nhận hồ sơ, khâu thẩm định khách hàng, quyết định cho vay, giám sát quá trình vay vốn và thu hồi nợ vay. Trong đó , phải xác định cụ thể các tiêu chí như:

+ Thẩm quyền cấp tín dụng, hạn mức đối với từng cá nhân và đơn vị. + Hạn mức tín dụng theo ngành nghề, theo khu vực địa lý.

+ Các tiêu chuẩn về thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. + Xác định giá tài sản đảm bảo vốn vay.

+ Quy trình theo dõi nợ vay.

+ Xử lý tài sản đảm bảo khi khách hàng không trả được nợ...

+ Cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro: đảm bảo tất cả các rủi ro phải được nhận biết, đo lường và có cơ chế dự phòng rủi ro hợp lý đẩm bảo cho Ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn.

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chú trọng các khâu có tính trọng yếu: xây dựng khung về quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế (7 nguyên tắc của Basel), xây dựng hệ thống báo cáo rủi ro.

Những giải pháp phòng ngừa rủi ro:

+ Ban lãnh đạo NHTM phải là người am hiểu, có kiến thức về quản trị rủi ro, phải biết các rủi ro mà NHTM có thể gặp phải trong tương lai; xây dựng quy trình nhận biết, đo lường, đánh giá được rủi ro, từ đó có chính sách, biện pháp quản trị, kiểm soát rủi ro hữu hiệu vừa đảm bảo có lợi nhuận, nhưng vẫn an toàn;

+ Một công cụ rất quan trọng trong chính sách quản trị rủi ro của NHTM là quy định được các hạn mức trong hoạt động kinh doanh. Mỗi NHTM căn cứ vào đặc điểm hoạt động của riêng ngân hàng mình đề ra các hạn mức phù hợp như hạn mức về cho vay một khách hàng, nhóm khách hàng, hạn mức về bảo lãnh, hạn mức kinh doanh ngoại tệ, hạn mức phê duyệt của từng cá nhân, đơn vị.

+ Chú trọng xây dựng, phát triển bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ để giám sát việc tuân thủ các chính sách và quy trình về quản trị rủi ro đã đề ra.

Đồng thời, phát hiện các sơ hở mất an toàn trong hoạt động để có các kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung kịp thời.

+ Cần có một hệ thống thông tin báo cáo về trạng thái rủi ro của từng loại, việc chấp hành các hạn mức quy định nội bộ. Người điều hành có thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về trạng thái rủi ro của ngân hàng nói chung và từng rủi ro nói riêng để theo dõi kiểm soát rủi ro.

+ Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro hiệu quả để phục vụ đắc lực cho ban lãnh đạo điều hành thông suốt và kịp thời mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm phát hiện và kiểm soát các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động.

Từ những vấn đề được trình bày trên, có thể rút ra nội dung thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tín dụng, bao gồm:

+ Đánh giá rủi ro của các TCTD, nhất là rủi ro tín dụng.

+ Đánh giá hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro của NHTM nhất là hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.

+ Đánh giá việc tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật cũng như những quy định nội bộ của TCTD, nhất là những quy định về tín dụng của NHTM.

+ Đánh giá thực trạng tài chính và những đóng góp của tín dụng vào nâng cao năng lực tài chính cũng như những tổn thất của tín dụng làm phương hại đến tài chính của NHTM.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA,GIÁMSÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w