Sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢKINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸOHẢI HÀ-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 51)

kinh doanh

Tùy thuộc vào từng hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh sử dụng các sổ kế toán phù hợp.

Các hình thức kế toán doanh nghiệp: 1.2.3.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký Đặc biệt;

- Sổ Cái

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

1.2.3.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

1.2.3.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi

38

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

1.2.3.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ (NKCT)

Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.

Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).

Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính

Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ;

- Bảng kê; - Sổ Cái;

39 - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

1.2.3.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

1.3 Ke toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ kế toán quản trị

1.3.1 Khái quát về kế toán quản trị

1.3.1.1. Khái niệm kế toán quản trị

Theo luật kế toán Việt Nam kế toán quản trị đuợc định nghĩa là“ việc thu thập,xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” ( Luật kế toán ,khoản 3 điều4)

Nói tóm lại là kế toán quản trị một lĩnh vực kế toán đuợc thiết kế nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác lam việc trong một tổ chức (Edmonds et al 2003)

1.3.1.2. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị.

Căn cứ theo góc độ cung cấp thông tin, kế toán quản trị trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:

- Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh - Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm - Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh

40

- Ke toán quản trị về các hoạt động đầu tu tài chính - Ke toán quản trị các hoạt động khác.

1.3.2. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh.

1.3.2.1. Khái niệm và nội dung kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh là một trong những nội dung chủ yếu của kế toán quản trị. Một doanh nghiệp có thể có nhiều hoạt động tạo ra doanh thu nhu bán hàng, hoạt động đầu tu, hoạt động tài chính... Trong một doanh nghiệp sản xuất thì nguồn doanh thu từ hoạt động bán hàng là bộ phận chủ yếu và quan trọng đối với kết quả hoạt động của toàn doanh nghiệp. Do đó, kế toán quản trị bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là một phần không thể thiếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp.

Nội dung của kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh bao gồm: - Xác định giá bán sản phẩm.

- Kế toán quản trị doanh thu bán hàng và kết quả kinh doanh.

Doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm theo nguyên tắc: Giá bán đủ bù đắp chi phí và đạt đuợc lợi nhuận mong muốn. Doanh nghiệp có thể căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh và từng loại giá bán để lựa chọn căn cứ làm cơ sở xác định giá bán hợp lý.

Doanh nghiệp có thể tổ chức kế toán bán hàng theo nhiều tiêu thức tùy theo yêu cầu quản lý, điều kiện của doanh nghiệp và đáp ứng đuợc yêu cầu xác định kết quả kinh doanh trong từng thời kỳ.

1.3.2.2. Định giá bán sản phẩm.

a. Lý thuyết chung về định giá bán sản phẩm.

Giá bán sản phẩm là giá mà doanh nghiệp đua ra trên thị truờng đuợc nguời tiêu dùng chấp nhận mua sản phẩm hàng hóa lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp.

Định giá bán sản phẩm là việc xây dựng, xác định mức giá của sản phẩm cụ thể để bán ra thị truờng trên cơ sở các dự toán chi phí, kế hoạch giá thành, những yếu tố ảnh huởng của các quy luật kinh tế khách quan và đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(hay còn gọi là giá thành toàn bộ theo biến phí của sản phẩm tiêu thụ). 41

Việc xác định giá bán sản phẩm phải dựa trên các nguyên tắc sau:

- Giá bán sản phẩm mong muốn là giá bán bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận mong muốn.

- Định giá bán sản phẩm phải tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan của kinh tế thị truờng nhu quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. - Định giá bán sản phẩm phải kết hợp hài hòa với sự điều tiết kinh tế vĩ mô của

nhà nuớc và tuân thủ luật pháp nhu luật cạnh tranh. Luật chống độc quyền, chống bán phá giá, luật thuơng mại.

b. Các phuơng pháp định giá bán sản phẩm.

Trên thực tế, các doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá thành toàn bộ để xác định giá bán. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, do sự biến động của thị truờng nên doanh

nghiệp thuờng có sự điều chỉnh giá cho phù hợp với quy luật cung cầu, điều đó làm cho giá ngắn hạn thuờng dựa trên chi phí tăng thêm. Nhung xét về dài hạn, giá có xu huớng bằng với giá dựa trên giá thành sản xuất toàn bộ với một mức cộng thêm theo quy định của doanh nghiệp.

Do đó, ta có cách định giá bán sản phẩm thông thuờng dựa trên giá thành và các cách xác định giá bán khác mà doanh nghiệp có thể áp dụng để bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra ngoài hoặc trong nội bộ doanh nghiệp.

• Định giá bán sản phẩm thông thuờng

Phuơng pháp định giá bán sản phẩm thông thuờng là phuơng pháp dựa trên chi phí gốc và phần tiền cộng thêm đuợc tính theo chi phí gốc nhân với tỷ lệ phần cộng thêm. Căn cứ vào giá thành kế hoạch, các dự toán chi phí và các tài liệu liên quan để tính giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, giá bán sản phẩm đuợc xác định theo công thức sau:

Giá bán sản phẩm = Chi phí gốc + Phần tiền cộng thêm

Chi phí gốc có thể đuợc xác định là giá thành sản xuất kế hoạch của sản phẩm hoặc có thể là biến phí trong giá thành toàn bộ của kế hoạch của sản phẩm tiêu thụ

Phần tiền cộng thêm = Chi phí gốc thực tế Tỉ lệ phần cộng * thêm Tỉ lệ phần cộng thêm = Chi phí bán + hàng Chi phí Mức hoàn vốn QLDN mong muốn —

Chi phí gốc theo kế hoạch

Mức hoàn vốn

Vốn hoạt

động * Tỉ lệ hoàn vốn

• Định giá bán theo chi phí nguyên liệu và chi phí nhân công

Trong một số truờng hợp nhất định, doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm, hàng hóa lao vụ dịch vụ chỉ bao gồm giá về nguyên vật liệu và giá về nhân công.

Giá bán sản Giá nguyên vật Giá nhân công phẩm liệu trong giá bán trong giá bán

Phuơng pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sửa chữa, tu vấn, sản xuất theo đơn đặt hàng, khối luợng sản phẩm ít nhung mặt hàng nhiều.

• Định giá bán sản phẩm mới

Sản phẩm mới hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những sản phầm chua có trên thị truờng hoặc những sản phẩm tuơng tự nhu sản phẩm đã có trên thị truờng nhung khác nhau về mẫu mã, thay đổi về chất lượng...

Do không có đủ thông tin tin cậy về sở thích, thị hiếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm mới và thay thế sản phẩm cũ, do đó doanh nghiệp cần xây dựng một chính sách giá bán hợp lý để có thể chiếm lĩnh thị truờng mới, giành độc quyền và mở rộng quy mô.

Việc định giá sản phẩm mới phải dựa trên cơ sở tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu thị truờng. Doanh nghiệp phải tiến hành tiếp thị, quảng cáo

43

sản phẩm ở những địa điểm xác định, lựa chọn những nơi có khả năng tiêu thụ nhiều nhất và phải ở các vùng khác nhau. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp tiến hành phân tích, đánh giá để đua ra một mức giá hợp lý cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mới trong các kỳ tiếp theo.

Giá bán sản phẩm mới có thể đuợc xác định theo 1 trong 2 cách sau đây:

- Định giá bán sản phẩm mới cao rồi giảm dần: Việc xác định giá bán theo cách này giúp doanh nghiệp đạt đuợc lợi nhuận cao trong một thời gian nhất định cho đến khi giá bán giảm thì doanh nghiệp đã thu đuợc số lợi nhuận mong muốn. hơn nữa việc giảm giá bán sẽ phù hợp với tâm lý nguời tiêu dùng và dễ đuợc họ chấp nhận.

- Định giá bán sản phẩm mới thấp rồi tăng dần: Sử dụng cách này giúp doanh nghiệp bù đắp đuợc các chi phí, chờ đến khi sản phẩm thông dụng, chiếm lĩnh đuợc

thị truờng thì doanh nghiệp sẽ tăng giá để thu đuợc lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên,

cách này thuờng không phù hợp với tâm lý nguời tiêu dùng do đó doanh nghiệp cần

tiến hành điều tra, nghiên cứu cẩn thận.

• Định giá bán sản phẩm trong một số truờng hợp đặc biệt

Trong các truờng hợp đặc biệt nhu nhận đơn đặt hàng ngoài kế hoạch, nhận đơn đặt hàng với khối luợng tiêu thụ lớn, bán hàng cho khách hàng quen... khách hàng thuờng yêu cầu giá thấp hơn giá bán bình thuờng của doanh nghiệp. Đây là thời cơ của doanh nghiệp đồng thời cũng là cơ hội của khách hàng. Để chủ động và đảm bảo lợi ích của mình, thu hồi đủ chi phí gốc, doanh nghiệp phải sử dụng lợi nhuận linh hoạt để đạt lợi nhuận mong muốn.

Trong truờng hợp doanh nghiệp tiêu thụ thêm sản phẩm sau khi đã vuợt điểm hòa vốn, giá bán sản phẩm đuợc xác định theo công thức:

Giá bán Biến Lợi nhuận sản phẩm phí mong muốn

44

Giá bán đơn vị sản ' Định phí Lợi nhuận

.« . ..A.' Biến phí ... . ...

phẩm của khối lượng = + tăng thêm + mục tiêu

... ... đơn vị . .L . tiêu thụ tăng thêm mỗi đơn vị mỗi đơn vị Tuy nhiên việc xác định giá bán trong trường hợp khối lượng tiêu thụ tăng thêm trên mức tiêu thụ bình thường còn phải xem xét cá yếu tố định tính khác nữa như năng lực sản xuất của doanh nghiệp, máy móc, nhà xưởng, thiết bị, nguồn cung cấp nguyên vạt liệu...

Tác dụng của phương pháp tính giá bán này là:

- Doanh nghiệp chủ động trong khâu đàm phán hợp đồng tiêu thụ.

- Doanh nghiệp có căn cứ để xây dựng chính sách bán hàng, hậu mãi, chiết khấu thương mại khi khách hàng mua khối lượng lớn sản phẩm, hàng hóa.

- Đảm bảo lợi nhuận tưng thêm một cách chắc chắn cho doanh nghiệp khi khách hàng có nhu cầu mua thêm vượt trên mức hợp đồng đã ký kết vì giá bán đã bù đắp đủ chi phí gốc và có cả lợi nhuận mục tiêu trong đó.

1.3.3. Nội dung kế toán quản trị doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh. doanh.

1.3.3.1. Kế toán quản trị doanh thu bán hàng.

Hoạt động của doanh nghiệp thường được chia thành hoạt động SXKD thông thường và hoạt động khác. Trong đó, hoạt động khác là những hoạt động thuộc các nghiệp vụ được quan niệm là phát sinh một cách không thường xuyên phổ biến của doanh nghiệp.

Tương ứng với các hoạt động của doanh nghiệp là các loại doanh thu và thu nhập

gồm:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. - Doanh thu kinh doanh bất động sản.

45

Ke toán quản trị doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp đuợc tổ chức nhằm phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp nhu sau:

- Chi tiết theo phuơng thức bán hàng và thanh toán: doanh thu bán hàng thu tiền ngay, doanh thu bán hàng qua đại lý, doanh thu bán hàng trả góp, doanh thu chua thực hiện, doanh thu bán hàng đổi hang...

- Chi tiết theo yêu cầu quản trị: doanh thu bán ra ngoài, doanh thu tiêu thụ nội bộ, doanh thu xuất khẩu và doanh thu nội địa.

- Chi tiết theo từng nhóm sản phẩm.

- Chi tiết theo khu vực kinh doanh: khu vực 1, khu vực 2.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢKINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸOHẢI HÀ-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 51)