1.3. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản
1.3.3. Nội dung kế toán quản trị doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh
cấp nguyên vạt liệu...
Tác dụng của phương pháp tính giá bán này là:
- Doanh nghiệp chủ động trong khâu đàm phán hợp đồng tiêu thụ.
- Doanh nghiệp có căn cứ để xây dựng chính sách bán hàng, hậu mãi, chiết khấu thương mại khi khách hàng mua khối lượng lớn sản phẩm, hàng hóa.
- Đảm bảo lợi nhuận tưng thêm một cách chắc chắn cho doanh nghiệp khi khách hàng có nhu cầu mua thêm vượt trên mức hợp đồng đã ký kết vì giá bán đã bù đắp đủ chi phí gốc và có cả lợi nhuận mục tiêu trong đó.
1.3.3. Nội dung kế toán quản trị doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh. doanh.
1.3.3.1. Kế toán quản trị doanh thu bán hàng.
Hoạt động của doanh nghiệp thường được chia thành hoạt động SXKD thông thường và hoạt động khác. Trong đó, hoạt động khác là những hoạt động thuộc các nghiệp vụ được quan niệm là phát sinh một cách không thường xuyên phổ biến của doanh nghiệp.
Tương ứng với các hoạt động của doanh nghiệp là các loại doanh thu và thu nhập
gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. - Doanh thu kinh doanh bất động sản.
45
Ke toán quản trị doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp đuợc tổ chức nhằm phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp nhu sau:
- Chi tiết theo phuơng thức bán hàng và thanh toán: doanh thu bán hàng thu tiền ngay, doanh thu bán hàng qua đại lý, doanh thu bán hàng trả góp, doanh thu chua thực hiện, doanh thu bán hàng đổi hang...
- Chi tiết theo yêu cầu quản trị: doanh thu bán ra ngoài, doanh thu tiêu thụ nội bộ, doanh thu xuất khẩu và doanh thu nội địa.
- Chi tiết theo từng nhóm sản phẩm.
- Chi tiết theo khu vực kinh doanh: khu vực 1, khu vực 2. 1.3.3.2. Kế toán quản trị kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bao gồm kết quả của các hoạt động thông thuờng và hoạt động khác. Kết quả hoạt động SXKD thông thuờng bao gồm kết quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính.
Với các nhà quản trị doanh nghiệp thì ngoài kết quả kinh doanh chung cần có các số liệu, thông tin kế toán về kết quả từng loại hoạt động, trong từng loại hoạt động cần có chi tiết theo từng ngành nghề, từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. do đó cần thiết phải tổ chức kế toán quản trị kết quả kinh doanh.
1.3.4. Tổ chức kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh.
Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh thu, các doanh nghiệp cần phải tổ chức kế toán chi tiết từng khoản doanh thu đã nêu ở trên. Việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: - Tổ chức kế toán quản trị theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
- Tổ chức kế toán quản trị theo từng nội dung, yêu tố cấu thành để xác định kết quả về doanh thu, các khoản giảm trừ giá vốn, các chi phí phân bổ.
- Tổ chức tốt hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán một cách chi tiết để có đuợc thông tin cần thiết cho việc xác định kết quả.
I T l Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Doanh thu Các khoản giảm trừ Giá vốn hàn CPBH CP QLDN Lãi lỗ Số Ngày SL )G TT Chi ếl khấ Giả m giá 46
- Thực hiện phân bổ các chi phí theo các tiêu thức phân bổ hợp lý tức là phải đảm bảo được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa số chi phí cần phân bổ với tổng các tiêu chuẩn phân bổ.
1.3.4.1. Chứng từ, tài khoản và sổ kế toán sử dụng.
Ke toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh sử dụng hệ thống chứng từ ban đầu của kế toán theo mẫu của Bộ tài chính tương tự như các chứng từ sử dụng trong kế toán tài chính.
Việc tổ chức kế toán quản trị doanh thu cần được tiến hành trên các sổ chi tiết và các tài khoản kế toán quản trị.
Sổ chi tiết doanh thu được mở riêng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, từng nghiệp vụ đầu tư tài chính. Tùy theo yêu cầu quản trị doanh thu của từng doanh nghiệp mà sổ chi tiết có thể mở theo kết cấu không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, các sổ chi tiết doanh thu phải đảm bảo được các nội dung chính sau:
- Ngày tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày lập chứng từ;
- Tóm tắt nội dung chứng từ (nghiệp vụ kinh tế phát sinh); - Tài khoản đối ứng;
- Số lượng, đơn giá, thành tiền của sản phẩm tiêu thụ; - Các khoản giảm trừ doanh thu.
về việc xác định chi tiết từng nội dung, yếu tố cấu thành để xác định kết quả lãi (lỗ) các doanh nghiệp có thể sử dụng sổ chi tiết kết quả theo mẫu sau (trên cơ sở kết hợp sổ chi tiết doanh thu và sổ chi tiết kết quả kinh doanh).
47
Bảng 1.1. Mầu sổ chi tiết tiêu thụ kết quả SỔ CHI TIẾT TIÊU THỤ, KẾT QUẢ
Các tài khoản kế toán quản trị doanh thu có thể được mở để ghi chép, theo dõi chi tiết doanh thu là:
Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hóa. Tài khoản 5112 - Doanh thu bán sản phẩm. Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản. Tài khoản 5151 - Doanh thu tiền lãi.
Tài khoản 5152 - Doanh thu tiền bản quyền. Tài khoản 5153 - Doanh thu cổ tức.
Tài khoản 5154- Lợi nhuận được chia.
Với cá tài khoản quản trị nêu trên, tùy theo từng yêu cầu quản lý cụ thể, doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản chi tiết. Ví dụ:
Tài khoản 5111 mở thành: 5111.1 - Doanh thu hàng hóa A
5111.2 - Doanh thu hàng hóa B
Tài khoản 5151 mở thành: 5151.1 - Lãi cho vay 5151.2 - Lãi tiền gửi
48
1.3.4.2. Báo cáo kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh.
Báo cáo kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh có tính linh hoạt theo yêu cầu của nhà quản trị và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhung vẫn phải đáp ứng yêu cầu chung về thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp, đó là:
- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải đuợc xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.
- Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh đuợc của các thông tin phục vụ yêu càu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải đuợc thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhung có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.
Báo cáo kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm:
- Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Báo cáo khối luợng hàng hóa bán ra trong kỳ theo đối tuợng khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;
- Báo cáo chi tiết sản phẩm (dịch vụ) hình thành, tiêu thụ;
- Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ; - Báo cáo bán hàng theo phuơng thức bán hàng và phuơng thức thanh toán.
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành trong từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và lập các báo cáo kế toán quản trị khác.
49
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI HÀ •