3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
3.2.1. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính truớc vào giá vốn hàng bán phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá ghi sổ của thành phẩm trong kho.
Do hình thức kinh doanh của công ty thực tế hiện nay nhiều khi phải sản xuất sẵn để phục vụ nhu cầu bán tiếp theo. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng bắt nhịp với nhu cầu hiện tại do đó có một số sản phẩm bị tồn kho và không tránh khỏi sự giảm giá thuờng xuyên liên tục của thành phẩm trong kho. Vì vậy cuối năm công ty nên tính toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối kỳ, công ty kiểm kê thành phẩm nếu nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá của thành phẩm so với giá thị truờng thì cần thiết phải lập dự phòng.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp công ty bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hóa tồn kho giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh giá trị thực tế thuần túy hàng tồn kho của công ty nhằm đua ra một hình ảnh trung thực về tài sản của công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.
Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ truớc, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch
106
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294).
Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch,
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294) Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
CóTK 155