Đặc điểm sản phẩm, dịchvụ viễn thông

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI VIỄN THÔNG NAM ĐỊNHTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Xem nội dung đầy đủ tại10550260 (Trang 56 - 58)

Dich vụ Viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông. Dịch vụ Viễn thông có những đặc điểm riêng không giống đặc điểm sản phẩm khác: khách hàng không thể cảm nhận được chất lượng dịch vụ trước khi sử dụng bằng các giác quan thông thường mà chỉ có thể cảm nhận được sau khi dịch vụ đã được cung cấp một cách hoàn chỉnh. Sản phẩm dịch vụ Viễn thông không phải là vật thể cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức.

- Ngoài các sản phẩm hữu hình được cung cấp tại các kênh phân phối: sim điện thoại, thẻ cào..., VNPT Nam Định còn cung cấp các loại dịch vụ di động và internet. Sản phẩm dịch vụ viễn thông di động, internet chính là sóng điện thoại, đường truyền internet. Hai lo ại này thuộc dòng sản phẩm dịch vụ tiêu dùng, có các đặc điểm như: tính đồng thời, tính không thể tách rời, tính chất không đồng nhất, tính vô hình và không lưu trữ được. goài ra c n có tính chất s n sàng, tức là sản phẩm có thể cung cấp bất cứ lúc nào về thời gian và bất cứ khi nào về không gian.

Dịch vụ viễn thông không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hoá cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ ngư ời gửi đến ngư ời nhận, sản phẩm viễn thông thể hiện dưới dạng dịch vụ. Dịch vụ là một ho ạt động hay lợi ích cung ứng nhằm mục đích trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền s ở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản xuất vật chất. Để tạo ra dịch vụ viễn thông c ần có sự tham gia của các yếu tố sản xuất viễn thông: lao động, tư liệu lao động (phương tiện, thiết bị thông tin) và đối tượng lao động. Dịch vụ viễn thông không thể đưa vào kho, không thể thay thế được, do vậy có những yêu c u rất cao đối với chất lượng d ch vụ. Do đặc điểm d ch vụ viễn thông không phải là vật chất cụ thể nên để

tạo ra dịch vụ các doanh nghiệp viễn thông không c ần đến những nguyên vật liệu chính như các ngành khác mà chỉ c ần sử dụng các vật liệu phụ. Điều này ảnh hưởng đến c ơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh: chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí lao động sống chiếm tỷ trọng lớn... Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần áp dụng những biện pháp phù hợp.

2.1. 2 Đặ C đ iể m sả n xuất ki n h d oa n h ả n h hưởn g đ ến tổ chức kế toán Quá trình sản xuất mang tính dây chuyền, nhiều đơn vị tham gia nên xuất hiện rất nhiều mối quan hệ thanh toán qua lại lẫn nhau giữa các trung tâm Viễn thông với Viễn thông Tỉnh (thành phố) và giữa Viễn thông tỉnh (thành phố) với Tổng công ty.

Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm nên không thể đưa sản phẩm vào kho tích lũy, không có sản phẩm dở dang.

Đối tượng lao động của đơn vị Viễn thông chủ yếu là tin tức, thông tin do khách hàng mang đến không đồng đều theo thời gian; giờ trong ngày, ngày trong tuần, tuần trong tháng và tháng trong năm, dẫn đến khối lượng nghiệp vụ phát sinh không đồng đều.

Muốn kinh doanh, đơn vị Viễn thông phải tiếp cận với khách hàng, phải có mạng lưới rộng khắp, các trung tâm Viễn thông triển khai đến từng xã, từng cụm dân cư.

Trong quá trình khai thác dịch vụ, doanh thu thường chỉ xuất hiện ở công đo ạn đầu hoặc công đo ạn cuối trong khi chi phí phát sinh tại tất cà các công đo ạn tham gia vào quá trình khai thác, sản xuất.

2.1. 3 Đặ C đ iểm phân cấp tổ chức, quản lý viễn thông

Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được tổ chức dưới 5 hình thức sau: các đơn vị hạch toán độc lập; các đơn vị hạch toán phụ thuộc; các sự nghiệp có thể như bệnh viện, viện nghiên cứu...; các đơn vị liên doanh với nước ngoài; các đ n v cổ ph n.

về việc thành lập công ty Mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên c ơ s ở

sắp xếp, tổ chức lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là cấp quản lý cao nhất trong toàn bộ hệ thống. Quan hệ giữa Viễn thông tỉnh, thành phố với Tập đoàn là quan hệ trong nội bộ ngành. Quan hệ giữa Viễn thông tỉnh, thành phố với các Trung tâm Viễn thông Huyện là quan hệ nội bộ doanh nghiệp.

Tham gia vào việc cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam còn có các công ty dọc như Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), Công ty thông tin và truyền dữ liệu (VDC), Cục tần số... các đơn vị này thực hiện việc kết nối các dịch vụ viễn thông giữa các tỉnh, thành phố với nhau và thực hiện các công đo ạn kết nối với các đường truyền quốc tế. Về c ơ cấu, các công ty viễn thông được tổ chức theo 3 cấp: cấp công ty, cấp đài trực thuộc công ty, cấp tr m trực thuộc đài.

Tóm l i, iễn Thông là ngành kinh doanh đa d ch vụ, nhiều lo i chi phí phát sinh, có những đặc điểm riêng về quản lý cũng như về hạch toán kế toán, vì vậy công tác kế toán nói chung trong lĩnh vực viễn thông có những đặc thù nhất định. Việc ứng dụng KTQT chi phí chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy vấn đề hoàn thiện h n nữa hệ thống kế toán quản tr chi phí để phục vụ cho việc quản lý các ho t động kinh doanh iễn thông là điều hết sức c n thiết.

2.2 Tổng quan về viễn thô n g Nam Định

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI VIỄN THÔNG NAM ĐỊNHTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Xem nội dung đầy đủ tại10550260 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w