Kinh nghiệm quản lý nhà nước về văn hoá dân tộc Thái tại một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 36 - 39)

số địa phương

Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Thái được biết đến tại các địa phương vùng Tây Bắc, đặc biệt là tỉnh Điện Biên, Mai Châu - Hòa Bình,

vùng văn hoá dân tộc Thái có nét đặc sắc độc đáo riêng và cách xây dựng quản tại địa phương cần được triển khai mô hình lưu giữ nét văn hoá rộng khắp các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Tại Điện Biên Phủ, chính quyền triển khai nhiều cách thức để bảo tồn nét đẹp văn hoá đang có nguy cơ bị lai căng, mai một. Phòng văn hoá phối hợp với UBND các xã, phường xây dựng đội văn nghệ bản; hỗ trợ khôi phục, dàn dựng các điệu múa truyền thống dân tộc Thái; bảo tồn và phát huy một số loại hình dân ca, dân vũ và nhạc cụ dân tộc; tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao lồng ghép các trò chơi dân gian, thể thao dân tộc chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn...Vì vậy, hầu hết đội văn nghệ các bản hoạt động thường xuyên, tự chủ được chương trình biểu diễn. Tiêu biểu như đội văn nghệ bản Him Lam II, phường Him Lam. Đội đã thành lập được gần 10 năm, không chỉ phục vụ các hoạt động văn hoá, lễ tết của bản mà còn làm dịch vụ giao lưu văn nghệ, đáp ứng nhu cầu du khách đến tham quan, trải nghiệm tại các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.

Việc khôi phục các lễ hội truyền thống cũng được quan tâm chú trọng. Nhiều lễ hội được bảo tồn, phục dựng như: Lễ hội Xên Pang tại bản Mớ, phường Thanh Trường; Lễ hội Lạn Chượng khai phá Mường Thanh, Lễ hội Hạn Khuống tại bản Him Lam II, phường Him Lam. Đồng thời, Phòng đã đề nghị cấp trên đưa Lễ hội Hạn khuống của dân tộc Thái đen ở TP. Điện Biên Phủ vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh các lễ hội lớn, các nghi thức có phạm vi tổ chức hẹp trong gia đình như lễ mừng cơm mới, cúng tổ tiên cũng vẫn được duy trì. Trên địa bàn thành phố còn nhiều người am hiểu văn hóa dân tộc Thái, đặc biệt có 2 nghệ nhân nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Thái là Mào Ết và Hoàng Thím đã được Nhà nước phong tặng nghệ nhân ưu tú.

Ngoài việc Nhà nước đầu tư khôi phục, gìn giữ, người dân địa phương cũng đã có ý thức bảo vệ, truyền nối nét đẹp của dân tộc cho thế hệ sau.

Mới đây, ngày 7/4, HĐND TP. Điện Biên Phủ ban hành Nghị quyết số 37/NQ-HĐND thông qua kế hoạch tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn thành phố gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó có đề cập việc gìn giữ, phục dựng và tổ chức duy trì thường xuyên một số di sản văn hóa tiêu biểu như: Lễ kin lẩu nó, lễ hội tung còn, xên bản, dân ca, dân vũ, trò chơi truyền thống dân tộc Thái; hỗ trợ phát triển nghề dệt thổ cẩm của phụ nữ Thái. Một số giải pháp được đưa ra là lồng ghép các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian dân tộc Thái vào chương trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa và hoạt động tập thể trong trường học; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tập huấn cho các hộ dân về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và nghiệp vụ đón tiếp, phục vụ khách nhằm hướng đến phát triển du lịch cộng đồng tại các bản văn hóa dân tộc Thái.

Tại huyện Mai Châu- Hòa Bình nhằmbảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Thái, Phòng văn hóa huyện đã tham mưu cho UBND huyện đề án bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Huyện Mai Châu gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa Thái qua hoạt động du lịch. Mai Châu hình thành được nhiều bản du lịch của người Thái như bản Lác, bản Văn, bản Hịch, bản Pom Coọng…Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái được đưa vào quy chế hoạt động của các homestay. Các hộ gia đình làm du lịch homestay phải nghiêm túc thực hiện các quy định như đón tiếp khách phải mặc trang phục dân tộc Thái, homestay phải là nhà sàn, chăn, đệm phải là sản phẩm thổ cẩm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ du khách cũng phải là những làn điệu dân ca, dân vũ của người Thái.

Bản Lác là bản du lịch nổi tiếng của người Thái Mai Châu. Đến với bản Lác, du khách được nghỉ tại những ngôi nhà sàn Thái. Tất cả vẻ đẹp của văn hóa Thái biểu hiện trong ngôi nhà sàn ấy. Du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực Thái, gia đình sẽ phục vụ những món ăn Thái như thịt nướng, cá đồ chua, cơm lam, thịt gà măng chua đậm hương vị hạt cây, rau thơm ở rừng.

Càng về khuya, không khí ở bản càng đông vui tấp nập. Bản có 8 đội văn nghệ, mỗi đội 15 người chủ yếu là các bà, các cô phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các đoàn khách. Du khách còn được thưởng thức hát đối đáp, biểu diễn khèn bè, sáo và một số điệu múa cổ gắn với các lễ hội lớn của người Thái như múa chá chiêng, múa khăn, múa khèn. Uống rượu cần, múa sạp, xòe vòng là những sinh hoạt tập thể rất vui diễn ra trong lòng nhà sàn Thái. Con trai Thái giỏi khèn, con gái Thái giỏi múa, tiếng khèn gọi bạn, bước chân của cô gái Thái gọi bạn, rượu cần say men lá, chếnh choáng nhà sàn, thổ cẩm, bếp lửa, khung cửi, trống chiêng và nụ cười đôn hậu của người Thái hiếu khách níu giữ chân bạn. Bản Lác đã làm mềm lòng du khách, ai đã lên một lần lại muốn lên nữa. Văn hóa truyền thống Thái từ đó được giữ gìn và phát triển.

Cũng như tại xã Chiềng Cọ - thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư, thực hiện mô hình nhà nghỉ du lịch cộng đồng, mỗi năm thu hút hàng ngàn lượt du khách tới tham quan, trải nghiệm. Qua đó, góp phần bảo tồn, quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)