Sự cần thiết trong quản lý về văn hoá dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34 - 36)

1.2. Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số

1.2.4 Sự cần thiết trong quản lý về văn hoá dân tộc thiểu số

Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương, chính sách nhằm ưu tiên, phát triển vùng DTTS và miền núi với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, yêu thương, trân trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng DTTS và miền núi với các khu vực khác đang càng ngày có xu hướng cách biệt, vùng miền núi và DTTS còn có nhiều khó khăn, thách thức lớn về cả kinh tế, đời sống và văn hoá.

Đảng ta luôn coi trọng vấn đề dân tộc và đã đề ra chủ trương, chính sách dân tộc với nguyên tắc nhất quán: các dân tộc “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Chính sách của Đảng được đồng bào các dân tộc ủng hộ, đón nhận và ra sức thực hiện, tạo động lực to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng dân tộc, dân chủ và những thành tựu to lớn của cách mạng XHCN. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước và hội nhập quốc tế với những thời cơ và thách thức đan xen, việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh

Quản lý nhà nước về văn hóa DTTS trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một trong những lĩnh vực có rất nhiều vấn đề đặt ra. Việc xác định vấn đề nào là trọng tâm trong quản lý nhà nước về văn hóa DTTS hiện nay có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả quản lý.

Trong thực tiễn hoạt động nhiều năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, một vấn đề lớn đặt ra là: Phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế dẫn đến nhiều hệ lụi phát triển xã hội, đồng thời làm cho phát triển

kinh tế thiếu bền vững. Nguyên nhân vấn đề đó là : Nhận thức chưa đầy đủ về văn hóa trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa.

Đổi mới kinh tế đồng thời sẽ thúc đẩy sự đồng bộ văn hóa đi đôi với nhau tránh sự thay đổi chênh lệch, tránh hy sinh văn hóa để phát triển kinh tế. Vai trò quản lý nhà nước văn hóa DTTS chưa được nhận thức đúng đắn. Trong xã hội có người cho rằng văn hóa là nhu cầu con người, nó phát sinh, phát triển theo nhu cầu tự nhiên, hãy để nó phát triển theo quy luật vốn có của nó. Quan niệm ấy dẫn đến sự tồn tại những lệch lạc trong nhìn nhận quản lý nhà nước về văn hóa: Quản lý hay không quản lý văn hóa cứ phát triển theo con đường đi của nó.

Đổi mới nhận thức về quản lý nhà nước bất cập so với phát triển văn hóa. Các hoạt động văn hóa ngày càng đa dạng, các dịch vụ văn hóa cũng phát triển khá mạnh, một mặt đáp ứng nhu cầu xã hội, mặt khác cũng gây nhiều hệ lụy với những đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, gây tâm trạng bất an trong xã hội. Quản lý nhà nước không theo kịp sự phát triển, thêm vào đó tồn tại nhưng sai lệch trong nhìn nhận về văn hóa.

Qua nhiều năm thực hiện chính sách văn hoá đối với vùng đồng bào DTTS đã đạt nhiều thành tựu nhất định: Nhận thức cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về văn hoá được nâng lên một bước. Đời sống văn hoá cơ sở đã có bước phát triển, ở vùng núi, hải đảo tuy chậm hơn nhưng có sự phát triển rõ rệt. Công tác giữ gìn văn hoá được phát triển có quy mô hơn, chiều sâu hơn. Nhiều dự án lớn về sưu tầm đã được thực hiện. Xây dựng thiết chế về văn hoá ở các vùng dân tộc thiểu số được tăng cường, cơ sở vật chất có những bước thay đổi mới, hiệu quả quản lý nâng cao hơn.

Tại các vùng miền núi, làng, bản được Nhà nước quan tâm hỗ trợ để xây dựng các Nhà văn hoá làm nơi sinh hoạt, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ và hội họp chung đồng. Công tác đào tạo đội ngũ những người hoạt

động văn hoá, nghệ thuật được chú trọng. Tổ chức các lễ hội văn hoá thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)