1.2. Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số
1.2.5. Vai trò của Nhà nước đối với việc quản lý văn hoá dân tộc thiểu số
những văn hoá mới thắt chặt tình đoàn kết dân tộc, đồng thời khơi dậy niềm tự hào về dân tộc để tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp.
1.2.5. Vai trò của Nhà nước đối với việc quản lý văn hoá dân tộc thiểu số thiểu số
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội; là năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người; trụ cột phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại.
Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý văn hóa đóng vai trò rất quan trọng. Trên phương diện vĩ mô, hoạt động quản lý văn hóa sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của văn hóa quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cầm quyền, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Trên phương diện vi mô, hoạt động quản lý văn hóa trong các lĩnh vực, địa bàn, nhóm dân cư cụ thể sẽ giúp kiểm soát sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Những năm qua, quán triệt tinh thần: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” của Đảng, hoạt động quản lý văn hóa ở Việt Nam đã có những kết quả khả quan. Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa ngày càng được kiện toàn theo hướng thiết thực, hiệu quả. Ngành văn hóa đã tập trung xây dựng, ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ, có giá trị pháp lý cao trên lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để hoạt động quản lý ngày càng thuận lợi