3.3. Một số giải pháp quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn
3.3.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trong quản lý văn hóa dân tộc
phải được chú ý xem xét trong mối quan hệ: truyền thống và hiện đại và đặt nó trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của tộc người.
3.3.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trong quản lý văn hóa dân tộc Thái dân tộc Thái
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Các cấp cần phát huy
vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả trong công tác quản lý văn hóa.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quản lý văn hóa nói chung; sự quản lý của các cấp chính quyền trong công tác quản lý các di sản văn hóa nói riêng của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An hiện nay
Trong điều kiện kinh tế thị trường, người ta thường chú ý đến việc làm kinh tế, làm giàu cho chính mình mà quên đi hay buông lỏng, bỏ mặc các di sản văn hóa bị mai một từng ngày bởi nhiều những nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục hạn chế tình trạng như hiện nay, cần xây dựng những thể chế, chính sách vận hành trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy, phát triển giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái. Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Hoàn thiện và bổ sung các chính sách cần thiết để nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Thái ở Nghệ An nói riêng. Xây dựng thêm những văn bản dưới luật, với những quy chế hoạt động và những bản quy ước, sử dụng trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy những tài sản văn hóa truyền thống ở các xã, bản cho thích hợp với đặc thù từng địa phương. Giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, tuyên truyền phổ biến những điều luật, những quy định pháp luật về hình phạt đối với các tội như: xâm phạm, đánh cắp, phá hoại các di sản văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó chú trọng tăng cường sự quản lý của Nhà nước về văn hóa trên lĩnh vực bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, gắn với việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh; Xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật làm tổn hại đến văn hóa truyền thống. Với tỉnh Nghệ An, bên cạnh những giải pháp trên cần chú trọng quan tâm hơn đến vấn đề giữ gìn, kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào Thái. Cần coi trọng công tác nghiên cứu cơ bản về sự thay đổi văn hóa ở những vùng tái định cư và những tác động của nó. Có rất nhiều vấn đề văn hóa ở những vùng nhân dân di chuyển đi và ở vùng tái định cư, đòi hỏi công tác nghiên cứu phải được tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học, phải được đầu tư xứng đáng cả về kinh phí, phương tiện và nhất là nguồn nhân lực.
Công việc này có ý nghĩa không chỉ bởi nó là một phần văn hóa truyền thống của các dân tộc Nghệ An trong đó có dân tộc Thái, mà còn là công việc có tầm quan trọng quốc gia. Đổi mới công tác quy hoạch vùng tái định cư theo hướng thúc đẩy giao lưu văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa trong quá trình tái định cư và ở các bản mường tái định cư. Cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa, xây dựng những nòng cốt hoạt động văn hóa ở cơ sở nhằm đáp ứng những yêu cầu của các cộng đồng dân cư mới trong vùng tái định cư. Cần sử dụng ngay người địa phương làm công việc này bởi không ai có thể làm thay, làm hiệu quả hơn chính người Thái trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của họ. Đặc biệt coi trọng, tranh thủ lớp người già và những thanh niên có học thức vào công tác này.
Trong những năm gần đây, lãnh đạo và Thanh tra bộ VHTTDL đã tăng cường công tác quản lý thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này từ trung ương đến các tỉnh, thành phố với sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VHTTDL cùng sự ủng hộ, hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần nâng cao vai trò quản lý nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động ngành.
Trên các lĩnh vực hoạt động khác trong phạm vi của ngành, Thanh tra cơ quan quản lý VHTTDL cần triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính trên lĩnh vực quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý sử dụng tài chính ngân sách; chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đối với các dự án xã hội hóa. Qua đó, phát hiện các đơn vị vi phạm về kinh tế, yêu cầu giảm trừ quyết toán và thu hồi. Cùng với việc tiến hành các cuộc thanh tra chuyên ngành đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan chức năng Bộ cũng đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm, thu nộp ngân sách.
Công tác thanh tra của ngành nên tập trung việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, điện ảnh, triển lãm mỹ thuật, quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật, công tác gia đình, phòng, chống tệ nạn xã hội; hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú và hoạt động bảo vệ môi trường du lịch; kiểm tra hoạt động dịch vụ thể dục, thể thao, tổ chức giải thi đấu. Tại các địa phương, thanh tra chuyên ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, phát hiện cơ sở vi phạm, ra quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh cơ sở ; tháo dỡ và buộc tháo dỡ các bảng, biển, băng-rôn quảng cáo, xử phạt vi phạm hành chính.
Bên cạnh đấy việc tiếp thu thông tin, bám sát thực tế, cơ quan quản lý duy trì tốt công tác thường trực trụ sở tiếp công dân, các đoàn đại diện cộng đồng phản ánh về vấn đề xâm phạm khuôn viên bảo vệ di tích lịch sử, các tranh chấp đối với di tích, đất đai, nhà ở. Thanh tra cơ quan quản lý nhà nước về VHTTDL tỉnh cũng thường xuyên tổ chức họp, xử lý nhiều đơn thư khiếu nại liên quan hoạt động của ngành, xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật, không để tồn đọng kéo dài.