Văn hoá dân tộc Thái Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 45 - 48)

2.1. Khái quát về văn hóa dân tộc Thái tại Nghệ An

2.1.2 Văn hoá dân tộc Thái Nghệ An

Hôn nhân

Người Thái có nét văn hóa độc đáo và riêng biệt được nhắc đến như văn hóa ở rể, Cô gái thái khi lấy chồng phải búi tóc (tẳng cẩu), gia tộc dòng họ sống chung ba thế hệ trong một nhà.

Người Thái hôn nhân một vợ, một chồng. Vợ luôn cư trú bên nhà chồng, vai trò con trai được trú trọng. Tục này tương đồng với câu ngạn ngữ tiếng Việt: “Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Cùng chung sống trong một gia đình. Theo quan niệm của người Thái: Con trai đầu lòng có trách nhiệm chung sống cùng bố mẹ, còn một số ít nhà có đến 5 thế hệ cùng sinh sống. Qua tìm hiểu 4 gia đình có 5 thế hệ thì cả bốn trường hợp này ba thế hệ đều là ba thế hệ đều là con trai một, nên các thế hệ chỉ cách nhau trên dưới 20 năm

Nuôi trồng sản xuất

Người Thái chăn nuôi gia súc: Trâu, bò, ngựa, dê, lợn, chó và gia cầm để hỗ trợ cho thu nhập, cải thiện đời sống mọi thành viên trong gia đình. Một phần đề phục vụ cho việc cúng lễ. Đáng chú ý chăn nuôi đại gia súc được người dân trú trọng (trâu bò) vì trâu, bò được dùng để cày kéo trong canh tác lúa nước, nên được coi là tài sản quý hàng đầu (con trâu là đầu cơ nghiệp). Ngoài ra, trâu, bò còn làm vật cúng lễ thần linh (chúa trời) và là vật cúng hồn con người khi quá cố. Từ đó người Thái đã tổng kết thành câu ngạn ngữ: “Không nhớ hánh quái - Tái kín ngái quái chẳng tạo mứn phá”. Phỏng dịch: “Sống nhờ vào sức trâu, chết rồi làm thịt trâu rồi về chầu trời”

Tục lệ ma chay

Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời". Tổ chức ma chay lớn, chôn cất người chết tại nghĩa địa theo từng khu vực của từng dòng họ. Thờ cúng tổ tiên, thần núi, thần ruộng…Người Thái có tục trước khi tổ chức những lễ lớn đều xem ngày lành tháng tốt, giờ tiễn người chết cũng phải chọn giờ mới làm lễ chôn cất. Không có tục thắp hương và lau dọn phần mộ nếu thầy cúng không cho phép.

Văn hoá dân gian

Thần thoại, chuyện kể nổi bật như khắp, nhuôn, nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước,

hấp dẫn đông đảo khán giả. Những điệu nhuôn khắp kết hợp đơn thuần với sáo, nhị, hoặc khắp chay thường diễn ra nhiều trong các lễ hội, lễ cưới, đa phần các cụ ông, cụ bà sẽ thi nhau hát đối đáp nhau và đám đông sẽ cổ vũ tạo nên một nét văn hoá đặc sắc không thể thay thế.

Trang phục

Nữ giới thường có trang phục khá kín đáo, cầu kỳ, váy dài thêu chân đủ các màu sắc, có đính gương tráng, áo cóm thắt eo, áo đính cúc bạc, hoặc cúc vải tôn lên dáng đẹp thướt tha của các cô gái Thái. Đầu đội khăn piêu thêu rực rỡ, thắt eo đeo thêm trang sức con lắc bạc óng ánh, vòng tay, hoa tai bằng bạc tô thêm nét đẹp dịu dàng của phụ nữ Thái.

Nam giới thiết kế kiểu quần ống rộng, áo dài tay và có khuy áo bằng hàng cúc vải, thường thêu hoa văn ở hai mảnh áo phía trước và túi áo may phía dưới, nam thường đội mũ thiết kế dạng mũ nồi, tối màu hoặc có thêu một chút hoa văn tinh tế.

Nhà cửa

Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hán là họ xây nhà sàn, nhà người Thái nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Các gian nhà sẽ được ngăn cách bởi các vách nứa hoặc gỗ tạo ra những không gian riêng, như tiếp khách gian ngoài, gian giữa cho phòng ngủ và gian cuối dành cho nhà bếp, khu vệ sinh thường sẽ xây dựng cách xa khu sinh hoạt.

Sinh hoạt cộng đồng

Cộng đồng người Thái là một trong những cộng đồng rất đoàn kết, tình làng nghĩa xóm được đặt lên hàng đầu, mọi người trong thôn bản đều nắm rõ số khẩu trong một hộ, đại đa phần anh em trong họ thường xây dựng nhà sát liền kề nhau. Thường xuyên tổ chức các lễ uống rượu cần nhỏ, ăn tối cùng các khu nhà tạo nên một nét văn hoá đoàn kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)