Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 67 - 71)

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa

2.3.4. Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết

Trước tình hình và thực trạng đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số vấn đề được đặt ra như sau:

Một là, công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương một cách khoa học và có hệ thống thông qua việc tư liệu hóa, vật thể hóa hệ thống di sản văn hóa nhằm nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trị và sức sống của từng loại di sản văn hóa trong cộng đồng trên cơ sở đó đề xuất phương án bảo tồn, phát huy một cách hiệu quả. Đối với văn hóa vật thể, chọn những di sản tiêu biểu, có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử để lập hồ sơ công nhận cấp tỉnh, cấp quốc gia. Lập dự án bảo vệ, chống xuống cấp, tôn tạo, bảo quản lâu dài. Sưu tầm hiện vật quý để lưu giữ, trưng bày các bảo tàng, nhà truyền thống.

Hai là, vai trò quản lý, định hướng của nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa dân tộc trong công tác, xây dựng đời sống văn hóa. Trong đó cần chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống” tức là bảo tồn các loại hình văn

hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng. Có chính sách, chế độ thích đáng cho các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có công sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc. Tiếp tục xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ ở vùng dân tộc thiểu số trên cơ sở đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cơ mà trọng tâm là xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa.

Ba là, vấn đề tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi, nâng cao di sản dân ca, dân nhạc, dân vũ của đồng bào các dân tộc để đáp ứng nhu cầu thực

tế; xây dựng các tổ, đội văn nghệ truyền thống, nhân rộng các mô hình điểm và tiến tới hướng dẫn con em người dân tộc biết sử dụng các nhạc cụ cổ truyền dân tộc. Phát động việc sáng tác các bài hát, điệu múa cho đồng bào sử dụng trong các buổi lễ, ngày hội, mừng được mùa nhằm từng bước thay thế những phong tục tập quán lạc hậu.

Bốn là, vấn đề tổ chức các hoạt động lớn như ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa dân tộc, hội thi giọng hát của người dân tộc thiểu số. Cần có biện pháp giúp đồng bào bảo tồn các di sản văn hóa, bảo tồn phát huy nghề và làng nghề truyền thống, các loại hình ngữ văn dân gian và văn học nghệ thuật truyền thống giữ gìn sắc phục của dân tộc, khuyến khích mặc trang phục dân tộc mình vào các ngày lễ, tết... Lựa chọn một số làng, xã tiêu biểu có giao thông thuận lợi, kết hợp phong cảnh thiên nhiên và ngành nghề thủ công truyền thống tiêu biểu để lập dự án bảo tồn, phát huy gắn với hoạt động du lịch, văn hóa sinh thái làng.

Năm là, những định hướng trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, hạn chế, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Nghiên cứu phát huy các giá trị tiến bộ của luật tục trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu để có thể tổ chức định kỳ hàng năm.

Sáu là, vấn đề hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở địa

phương, có kế hoạch sử dụng các học sinh, sinh viên dân tộc được đào tạo cơ bản ở các trường chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trường để họ được về phục địa phương và dân tộc mình.

Bảy là, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu, hợp

tác với các địa phương trong và ngoài nước trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Tóm lại, hiện nay xu hướng hội nhập toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng về mọi mặt, đã lôi kéo tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới vào vòng xoáy của nó. Đất nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần chủ động để từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của cả nước, Nghệ An được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trước bối cảnh đó, bên cạnh tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc ở Nghệ An là một nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đa dạng, thống nhất, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tiểu kết chương 2

Dân tộc Thái với những bản sắc văn hóa đặc sắc, độc đáo đã tô vẽ thêm cho bức tranh dân tộc Việt Nam thêm rực rỡ muôn màu, với lòng tin yêu Đảng, chính phủ đã làm tăng thêm sự gắn kết cho cả dân tộc Việt Nam. Xây dựng cho dân tộc mình những nét văn hóa phong phú và đa dạng, biết bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, bài trừ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan để làm cho cuộc sống của người Thái ngày một tốt đẹp hơn.

Trong xu thế hội nhập, chúng ta đã phần nào đánh mất đi những nét đẹp dân tộc cần được duy trì và phát huy. Mỗi dân tộc đều có những nét phong tục truyền thống đặc trưng và độc đáo riêng của mình. Dân tộc Thái ở Nghệ An vẫn còn lưu giữ được những nét riêng đó, góp phần tạo nên một bức tranh tổng thể, đa sắc màu cho Đại gia đình 54 dân tộc anh em trên toàn đất nước Việt Nam.

Chúng ta, những người con dân tộc Thái nói riêng và người con dân tộc Việt Nam nói chung cần phải phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc. “Hòa nhập nhưng không hòa tan, không đánh mất đi những bản sắc văn hóa quý báu của dân tộc”.

Vườn hoa đầy sắc hương về văn hoá của các dân tộc ở miền núi Nghệ An đang toả trên phố rộng. Giữ gìn, bảo lưu, kế thừa có chọn lọc đối với di sản văn hoá dân tộc của đồng bào đang là vấn đề cấp bách, cần thiết, không chỉ đối với ngành Dân tộc học.

Chương 3

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)