2.1. Khái quát về văn hóa dân tộc Thái tại Nghệ An
2.1.3 Những thách thức trong điều kiện hiện nay
Văn hóa dân tộc Thái được biết đến nổi bật và đậm đà bản sắc riêng, tuy nhiên vẫn còn chứa nhiều khó khăn và thách thức trong chính sách xây dựng văn hóa, giữ gìn nét độc đáo vốn có của nó. Từ điều kiện kinh tế vùng dân tộc Thái sinh sống chủ yếu là vùng núi, điều kiện kinh tế chưa phát triển, nguy cơ hội nhập luồng văn hóa còn chưa có sự chọn lọc do nhận thức và bộ máy tổ chức, xây dựng chính sách văn hóa chưa đi sâu vào giải quyết vấn đề được đặt ra.
Tình trạng mai một, lai căng văn hoá giữa các nền văn hoá với nhau tạo nên nhiều biến đổi, bên cạnh đó là xu hướng các luồng văn hoá hội nhập ảnh hưởng không nhỏ tới nền văn hoá truyền thống dân tộc
Sự biến tấu trong văn hoá hiện nay cũng là một vấn đề nhức nhối, những giá trị tốt đẹp bị lợi dụng và biến tấu hình thức như mê tín dị đoan, cúng bái, ốm đau không đến bệnh viện khám chữa mà mời thầy mo về cúng, hay tục trộm vợ, ở rể…
Bên cạnh đấy, thành phần lao động trẻ hoá, lớp trẻ không phát triển kinh tế tại quê hương, mà di chuyển tới các vùng thành thị, khu công nghiệp lập nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ sự mai một dần về văn hoá ngay từ giọng nói, tiếng nói, lối sống hay cách thức giải trí thay đổi.
Những thách thức xuất phát từ nhận thức phiến diện, lệch lạc về vùng dân tộc - miền núi. Nhiều người, trong đó có cả những người trong cơ quan tham mưu chiến lược vẫn cho rằng vùng dân tộc - miền núi không phải là vùng động lực phát triển, vì vậy, chủ yếu vẫn là xoá đói, giảm nghèo, giúp đồng bào điều kiện sống, chăm sóc sức khoẻ, mở mang trường học, cứu giúp khi thiên tai, bão lũ. Do dân cư sống rải rác, suất đầu tư lớn, hiệu quả kinh tế thấp, nên chủ yếu trong chính sách vẫn chỉ là hỗ trợ chứ chưa phải là đầu tư phát triển. Vì vậy, quy mô hỗ trợ thấp, cào bằng, không đồng bộ. Các công trình làm được một thời gian là hư hỏng, trở về số mo ban đầu.
Quá trình hỗ trợ chủ yếu mới quan tâm phương diện kinh tế, chưa khơi dậy sức mạnh văn hoá để phát huy ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Thậm chí còn làm người dân xuất hiện tính ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ của nhà nước.
Những nhận thức phiến diện, lệch lạc trên đây mới chỉ là một phần của tảng băng nổi trong dòng chảy nhận thức về miền núi dân tộc. Nhưng nó cũng đã cho thấy đó chính là những thách thức lớn nhất mà không dễ khắc phục một sớm một chiều.