Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái tại Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 54)

2.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đối với việc phát triển văn hóa dân tộc Thái việc phát triển văn hóa dân tộc Thái

Một số chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở Nghệ An. Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái nói riêng, chính quyền uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và uỷ ban nhân dân các huyện đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, để định hướng hướng dẫn và tổ chức quản lí thực hiện công tác nói trên, cụ thể như sau:

- Kế hoạch thực hiện Chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 84/2006/QĐ.UBND ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, năm 2018:

Mục đích:

- Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học, nghệ thuật, các nghệ nhân là người dân tộc thiểu số.

- Tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số;

đẩy mạnh xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thông tin; phát triển các hoạt động văn hóa, nghệ thuật lành mạnh.

- Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; mở rộng mạng lưới thông tin vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí, xóa bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển du lịch, xóa đói, giảm nghèo.

Với các hỗ trợ sưu tầm văn hóa vật thể các dân tộc thiểu số, sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn, phát triển, giới thiệu, trưng bày: Chữ viết dân tộc Thái, Mông; các loại hình văn học, dân ca, dân nhạc của các dân tộc.

Tổ chức mở các lớp phổ biến chữ viết dân tộc Thái, Mông.

Hỗ trợ xây dựng và phát triển các câu lạc bộ dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số.

Tổ chức thực hiện: Giao phòng tuyên truyền và địa bàn, văn phòng Ban, các phòng chính sách dân tộc và Thanh tra Ban, phối hợp với các sở ;Giáo dục và đào tạo, Văn hóa Thể thao, Tài chính.

- Thực hiện Kế hoạch số 150/KH-UBDT ngày 28/02/2019 của Ủy ban Dân tộc về tuyên truyền Công tác dân tộc và thực hiện Chính sách dân tộc năm 2019, Ban Dân tộc xây dựng kế hoạch tuyên truyền công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện Quyết định 1163/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án “ Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục và pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017- 2021” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Chương trình số 03 - CT1/TU của tỉnh uỷ tỉnh Nghệ An về xây dựng, phát triển đời sống văn hoá miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An, trong đó có đồng bào Thái.

- Kế hoạch số 175/KH HD-VH của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An để hướng dẫn triển khai chỉ thị số 39/CT-TTG của thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh công tác văn hoá thông tin miền núi và vùng đồng bào

các dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Người Thái ở Nghệ An là một trong những đối tượng của kế hoạch đó.

- Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài cấp tỉnh như “ Nghiên cứu các giải pháp và xây dựng mô hình văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An ” .

- Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức các cuộc hội thảo thẻ nghiệm giáo dục nhằm duy trì và phát triển tiếng nói và chữ viết cho tộc người Thái.

Vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống trong bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Nghệ An trong đó có đồng bào dân tộc Thái đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư của lãnh đạo, uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân huyện cùng các cơ quan chức năng . Đó vừa là những cơ sở pháp lý đồng thời cũng là những định hướng và bước đi cụ thể để công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái ở Nghệ An nói riêng đạt được đúng chất bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.

2.2.2 Huy động các nguồn lực trong việc bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc Thái dân tộc Thái

Sở phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực từ nhân dân về quản lý, bảo tồn và phát huy tốt giá trị của các di tích trên địa bàn.

Việc tuyên truyền, huy động, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích văn hóa.

Các di tích văn hóa được tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp bằng nguồn xã hội hóa luôn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; bảo quản, giữ gìn tối đa được yếu tố gốc; nâng cao tính bền vững, sự tồn tại lâu dài của di tích.

-Thực hiện Quyết định số 84/QĐ - UBND ngày 24 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ bảo

tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An; Hướng dẫn số 377 ngày 14 tháng 8 năm 2007 của Liên ngành Ban Dân tộc, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An.

Nội dung: Sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn, phát triển, giới thiệu, trưng bày: Chữ viết dân tộc Thái, Mông; các loại hình văn học, dân ca, dân nhạc của các dân tộc.

Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan và địa phương triển khai thực hiện.

- Nghị định 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Cụ thể như: Tuyên truyền về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương, ban tổ chức lễ hội; Tuyên truyền giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội, vận động nhân dân thay đổi những tập tục không còn phù hợp với nếp sống văn minh trong lễ hội; Kiên quyết không để xảy ra các hành vi phản cảm, chen lấn, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, cờ bạc trá hình, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, đốt đồ mã trái quy định… và các hành vi vi phạm pháp luật khác diễn ra trong lễ hội; Không tổ chức phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử, hồ sơ của di tích và lễ hội;

Thực hiện, chỉ đạo thực hiện việc quản lý công đức đúng quy định tại Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 16/2/2016 của UBND tỉnh về quy định tiếp nhận, quản lý, sử dụng công đức tại các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bổ sung, đào tạo bồi dưỡng cán bộ văn hóa địa phương. Khích lệ tinh thần đồng bào các dân tộc chủ động trong việc phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc.

2.2.3 Thanh tra, kiểm tra xử lý các hoạt động về văn hóa dân tộc Thái

Sở văn hóa là đầu mối tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh, tích cực chủ động tham mưu lãnh đạo Sở triển khai tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các văn bản quy

phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn trình tự, thủ tục trong hoạt động tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn toàn tỉnh. Tham mưu xây dựng nội dung và phối hợp tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng về công tác quản lý di sản văn hóa cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý di sản văn hóa tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tham mưu việc kiểm tra, giám sát và biểu dương, khen ngợi kịp thời các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia vận động, đóng góp xã hội hóa tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả công tác xã hội hóa tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích; tham mưu sơ kết, tổng kết việc thực hiện.

- Theo nghị định số 110/2018/NĐ-CP, Nghị định quy định về tổ chức lễ hội ngày 29 tháng 8 năm 2018; Nghị định quy định về quản lý và tổ chức lễ hội trên lãnh thổ Việt Nam; Về thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục đăng ký hoặc thông báo việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật, tín ngưỡng, pháp luật.

- Theo chỉ thị số: 06/CT-TTg ngày 20 tháng 2 năm 2017 về việc chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Kết luận số 51-KL/TW ngày 22 tháng 07 năm 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII); Kết luận số 88-KL/TW ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100 năm, trên 100 năm ngày sinh, xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm, xây dựng, công bố phim tài liệu về thân thế, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu; Chỉ thị số 21-CT/TW

ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các công điện, văn bản liên quan của Thủ tướng Chính phủ. Hành lang pháp lý bảo vệ các giá trị văn hóa được kết nối chặt chẽ với hành lang pháp luật Việt Nam, cơ quan thanh tra tiếp tục phát huy và thắt chặt hơn trong tình hình kinh tế biến động, văn hóa hội nhập mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)