3.3. Một số giải pháp quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn
3.3.3. Huy động nguồn lực xã hội trong quản lý văn hóa dân tôc Thái
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động nào nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, vấn đề được sự hỗ trợ từ các nguồn đầu tư, chính sách, chiến lược, sự ủng hộ từ các nguồn lực xã hội thực sự cần thiết để đem lại sự hiểu quả trong quản lý.
Mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hiểu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư Nhà nước, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng miền núi, biên giói, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát huy.
Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người.
Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm. Các địa phương, các cơ quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư…có thiết chế văn hóa phù hợp( thư viện, nhà văn hóa, công trình thể thao…).
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng còn khó khăn. Khuyến khích hunhf thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản…
Trên thực tế nguồn lực kinh phí đầu tư cho tất cả các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đặc biệt là văn hóa, đều hết sức hạn hẹp, có thể nói là thiếu nghiêm trọng. Để tăng nguồn đầu tư cho các hoạt động trên, ngoài nguồn ngân sách khá lớn hàng năm từ trung ương đầu tư cho các tỉnh miền núi. Các địa phương, trong đó có tỉnh Nghệ An cần phải phát huy các tiềm năng vốn có của khu vực, như tài nguyên đất, rừng, khoáng sản, tiềm năng du lịch, dịch vụ...để tăng cường nguồn ngân sách cho các hoạt động nhằm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Ví dụ như, tỉnh Nghệ An có tiềm năng về các loại cây công nghiệp mũi nhọn chè, cam, mía, khoáng sản, quẳng thiếc, đá vôi, đá trắng, keo.., Các ngành chế biến lâm sản, nông sản với chất lượng cao. Ngoài ra các khu du lịch sinh thái, các bản văn hóa dân tộc... Để phát triển các ngành trên, cần phải huy động tổng hợp các nguồn vốn một cách tích cực.
Bên cạnh đấy có thể tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài như kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài theo phương thức liên doanh bằng cách các địa phương góp vốn bằng tài nguyên đất, rừng. Thực hiện chính sách khuyến khích tài chính, thu thuế thấp hơn các khu vực khác để thu hút đầu tư; vay vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Huy động các nguồn vốn tự thân bằng cách cần kiệm để tạo tích lũy, sử dụng tiền nhàn rỗi trong nhân dân, tài sản và tiềm năng của các thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh có lãi. Phát huy nội lực để phát triển kinh tế, tăng cường nguồn thu của địa phương là con đường thiết thực để tạo vốn, từ đó mở rộng đầu tư cho các hoạt động văn hóa.
Nâng cao dân trí cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay (trong đó có dân tộc Thái), là một trong những vấn đề được các tỉnh có dân tộc thiểu số quan tâm hàng đầu. Bên cạnh trình độ kinh tế còn thấp kém, trình độ dân trí còn rất nhiều hạn chế càng làm cho người dân ít nhận thức được ý nghĩa của các giá trị văn hóa, do đó bản thân họ cũng chưa có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Nâng cao trình độ dân trí nghĩa là mở mang trí óc của mỗi cộng đồng, dân tộc, là hoạt động khai trí cho nhân dân. Nâng cao trình độ dân trí không chỉ dừng lại ở trình độ học vấn mà còn là sự phổ biến kiến thức phổ thông về khoa học kỹ thuật; về toàn bộ thể chế chính trị- xã hội; về hiến pháp và pháp luật; về các chuẩn mực đạo đức và luân lý; về các quan điểm thẩm mỹ tiến bộ trong thưởng thức nghệ thuật và trong sinh hoạt giao tiếp; về dân số và kế hoạch hóa gia đình; về ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại. Muốn nâng cao dân trí cần xây dựng một xã hội học tập tạo chuyển mới trong thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, coi trọng cả ba mặt; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả.
Tỉnh Nghệ An cần thực hiện song song, kết hợp giữa phát triển giáo dục phổ thông và bổ túc văn hóa xóa mù chữ. Đối với công tác bổ túc văn hóa ở vùng sâu vùng xa cần có quan niệm coi trọng chất lượng hơn là số lượng. Đối với giáo dục phổ thông: phổ cập tiểu học là một dấu hiệu đáng mừng, song vấn đề duy trì được tỉ lệ học sinh ra lớp thường xuyên và đảm bảo chất lượng đào tạo vẫn là một thử thách đối với ngành giáo dục các vùng núi. Cần phải được tạo điều kiện hơn nữa về mọi mặt để con em các gia đình trong diện chính sách, con em là người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo được học tập. Đặc biệt là con em ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và núi cao. Cần phải thực hiện tốt hơn chương trình xã hội hóa giáo dục, mở rộng nhiều loại hình trường bán công, dân lập, tư thục. Củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên về trình độ lý luận chuyên môn nghiệp vụ. Mô hình trường dân tộc nội trú và mô hình bán trú liên xã rất phù hợp với việc phát triển giáo dục ở vùng sâu vùng xa, do đó cần tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ giáo viên để phát triển mạnh hơn nữa loại hình này. Cần chú trọng đến công tác đào tạo giáo viên người địa phương (giáo viên tại chỗ: bao gồm người dân tộc và người Kinh định cư trong khu vực) để ổn định lâu dài, tránh tình trạng lấy vùng sâu vùng xa làm nơi thử việc mới cho giáo viên mới ra trường. Có chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những giáo viên có trình độ từ xa tình nguyện đến công tác tại các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa.
Trong thời kỳ CNH, HĐH hiện nay, cần triển khai thực hiện tốt mục tiêu phổ cập chương trình tin học cơ sở, không chỉ cho các trường trung tâm thị xã, thị trấn mà cần ưu tiên tới các trường con em các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong khu vực để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới. Tạo điều kiện cho các em tiếp cận dần với KH- CN để từng bước giúp các em nâng cao trình độ, hiểu biết, theo kịp với xu thế chung của thời đại. Nghị quyết hội nghị BCH trung ương 5 khóa IX đã nhấn mạnh việc tăng cường xây dựng và củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường dân tộc nội trú và bán trú, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc, kể cả đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và lãnh đạo, nhất là cấp cơ sở. Việc xây dựng trường đại học Vinh, trường cao đẳng sư phạm Nghệ An, trường văn hóa nghệ thuật Nghệ An có vị trí to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực của Nghệ An. Các trường Chính trị của các tỉnh cần tham gia tích cực hơn nữa vào việc đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở và phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia, Học viện Hành chính quốc gia đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội ở cấp tỉnh và huyện nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ văn hóa, dân trí chung cho khu vực Nghệ An.
Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng dân tộc Thái ở Nghệ An
Công tác giữ gìn kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Nghệ An cần phải trên cơ sở đánh giá đúng nhu cầu và nhận thức của đồng bào về văn hóa của chính dân tộc họ.
Việc bảo tồn kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trước hết phải xuất phát từ yêu cầu này. Vì văn hóa dân tộc Thái trước hết là của người Thái, họ là người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời cũng là người trực tiếp thừa hưởng, kế tục, bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong đời sống xã hội hiện tại và cả trong tương lai. Chỉ khi nào người dân hiểu được vị trí, vai trò của họ trong hoạt động này thì họ mới tích cực tự giác thực hiện có hiệu quả. Nếu bản thân họ không có ý thức giữ gìn, kế thừa thì sự đổ vỡ và mai một các giá trị văn hóa là điều không tránh khỏi. Cho nên, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bản thân đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của công tác này. Cuộc vận động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Nghệ An trong đó có dân tộc Thái không chỉ dừng lại ở đồng bào, mà cần phải được mở rộng khắp cư dân trong khu vực và cả nước. Những tác động cùng chiều hỗ trợ từ bên ngoài sẽ là lợi thế cho hiệu quả công tác đó. Phát triển ý thức cộng đồng, từ ý thức tộc người đến ý thức quốc gia thông qua văn hóa truyền thống. Có như vậy, đồng bào mới có ý thức gìn giữ, nâng niu các loại hình văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác. Từ đó hiệu quả công tác giữ gìn và kế thừa mới được nâng cao và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội. Con đường chủ yếu để thực hiện việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An là thông qua tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục. Do đó trước mắt ngành văn hóa thông tin Nghệ An cần tập trung chỉ đạo thường xuyên, liên tục mở các đợt tuyên truyền, vận động bằng mọi hình thức nhằm
nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Thái nói riêng. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa việc giữ gìn các giá trị văn hóa tốt đẹp của người Thái, cần phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản. Họ là những người lưu giữ được nhiều nhất những giá trị văn hóa truyền thống, có kinh nghiệm và uy tín tổ chức các hoạt động văn hóa, là trụ cột trong các hoạt động văn hóa, tiếng nói có giá trị cao và được nể trọng trong cộng đồng. Đây là lớp người có vai trò không thể thay thế trong thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Về đối tượng, cần đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ. Đây là đối tượng nhạy cảm nhất với mọi sự thay đổi; trong họ luôn có sự lựa chọn giữa yếu tố truyền thống hay hiện đại. Bằng nhiều hình thức tạo điều kiện cho thế hệ trẻ, nhất là thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số bản địa được tìm hiểu, tiếp xúc với các di sản văn hóa truyền thống. Qua đó hình thành niềm tự hào, xóa bỏ những mặc cảm tự ti, xem việc giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình là nhiệm vụ thiêng liêng và vinh dự của thế hệ mình. Cần triển khai thực hiện sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa, trong đó có nội dung bảo tồn, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Sử dụng và phát huy triệt để thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng (các đài phát thanh - truyền hình, các loại áo chí, xuất bản phẩm…) hệ thống các thiết chế thông tin của ngành văn hóa... Để công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái ở Nghệ An thực sự mang lại hiệu quả, vấn đề quan trọng hiện nay là phải kiện toàn và triển khai nhân rộng các mô hình thiết chế văn hóa đã có ở một số địa phương, như mô hình bản văn hóa ở bản Hoa Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An.
Lập kế hoạch cụ thể, toàn diện và lâu dài cho công tác gìn giữ, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Nghệ An
Để có được một cách nhất quán công tác này, cần phải có sự thảo luận phối hợp giữa các ban, ngành để đưa ra một kế hoạch cụ thể, toàn diện, thống nhất làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa trên thực tiễn về mọi phương diện kinh phí, đối tượng giữ gìn, hình thức giữ gìn, thời gian thực hiện... Trước hết, cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện văn hóa truyền thống của người Thái ở Nghệ An. Trên cơ sở đó đánh giá lại toàn bộ các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái, để lựa chọn phương thức, biện pháp bảo tồn, kế thừa và phát huy phù hợp đối với từng loại hình. Do vậy, việc nghiên cứu văn hóa của người Thái ở Nghệ An cần phải được tiến hành theo hướng sau: Những giá trị vĩnh cửu, tiến bộ thì bảo tồn, tạo mọi điều kiện để phát triển và phát huy tác dụng như: Nếp nhà sàn, các lễ hội truyền thống, ...các làn điệu dân ca Thái, múa xòe, chữ viết, các tác phẩm văn học nói về lịch sử xã hội, các tác phẩm mang tính sử thi như “Quăm Tô Mương”, “Táy Pú Xớc” “Xống Chụ Xon Sao"; các bản gia phả, tộc phả của các dòng họ Thái, các loại sách viết bằng chữ Thái cổ... Những giá trị cũ, có thể cải biến, chắt lọc những yếu tố tích cực để phục vụ cho sự phát triển. Chẳng hạn như phong tục thờ cúng tổ tiên, tục làm vía (cho người ốm, người già, trẻ mới sinh...) nhưng phải cải biến tránh tốn kém, lãng phí về thời gian và tiền bạc. Cần phải giữ lại những yếu tố tích cực như lòng biết ơn tổ tiên, tính cố kết cộng đồng, nhưng tính cố kết cộng đồng ấy không được dẫn đến cục bộ địa phương, cục bộ dân tộc. Các phẩm chất đạo đức cá nhân như trung thực, thật thà, trọng chữ tín, cần cù lao động...cũng là những giá trị cần phải giữ gìn và kế thừa. Những yếu tố văn hóa tuy cũ, nhưng không gây cản trở cho sự phát triển, thậm chí còn đáp ứng được một phần nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân thì không nên vận động xóa bỏ. Chẳng hạn, như y phục giàu màu sắc, hoa văn phong phú và cả đồ trang sức của người Thái ở Nghệ An là nét đẹp truyền thống, vừa nói lên tính cách tâm lý vừa thể hiện trình độ thẩm mỹ của tộc người; những hoa văn mặt chăn, gối, áo cỏm, khăn Piêu là những di sản văn hóa nổi tiếng không chỉ riêng Việt Nam mà còn cả thế giới. Cần
động viên, phát huy vai trò của tiến bộ của tổ chức dòng họ, trưởng họ, trưởng bản nhất là những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và địa phương để