1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về văn hoá dân tộc Thái tại một số địa
1.3.2 Kinh nghiệm thực tế đối với quản lý văn hoá dân tộc thiểu số tại địa bàn
địa bàn Nghệ An
Trên cơ sở những kinh nghiệm được thấy từ thực tế tại một số địa phương, các tỉnh có dân tộc thiểu số phần đa nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng có thể tiếp thu các phương diện, hình thức tác động đến đồng bào dân tộc thiểu số lòng tự tôn, tự hào dân tộc, tích cực quảng bá hình ảnh và lễ hội, xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển văn hoá kết hợp phát triển kinh tế lâu dài, ổn định chính trị, đầu tư ngân sách vào phát triển văn hoá.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tập huấn cho các hộ dân về bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống và nghiệp vụ đón tiếp, phục vụ quảng bá nhằm hướng đến phát triển du lịch cộng đồng tại các địa bàn dân tộc Thái sinh sống.
Tìm ra những lợi thế về điều kiện địa phương và kết hợp với thế mạnh đặc sắc riêng để đầu tư và phát triển du lịch văn hóa cộng đồng.
Huy động các nguồn lực về tổ chức bộ máy, cán bộ phụ trách văn hoá, tổ chức nhiều cuộc thi lớn có sự kết hợp nhiều dân tộc thiểu số trong tỉnh tham gia, học tập tham gia các lễ hội dân tộc trong cả nước về quốc tế để học tập mô hình hướng tới phát triển văn hoá lâu dài.
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu những vấn đề những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới kinh tế văn hóa hiện nay, trong Chương I của luận văn tập trung giới thiệu khái quát về những cái nhìn tổng quan nhất về văn hóa dân tộc Thái Nghệ An, tổng quan tình hình phân tích và nghiên cứu của các nhà khoa học dân tộc học thế giới và trong nước. Cái nhìn khách quan về tình hình nghiên cứu và tình hình hiện tại, những khó khăn thách thức còn tồn tại thúc đẩy những nhà tổ chức xã hội có định hướng phát triển hơn những gì đã đạt được trong thời gian qua.
Cho dù các vấn đề nêu ra trên thực tế đã được đặt ra ở các tỉnh, địa phương khác trên cả nước, nhưng vấn đề quản lý của nhà nước đối với văn hóa dân tộc còn là một vấn đề khá là nhiều thách thức, vì hình thức văn hóa rộng lớn, nhiều lĩnh vực, nội dung quản lý nhà nước về văn hóa còn nhiều điểm chưa chi tiết cụ thể hóa được khó khăn cần giải quyết. Nên nội dung đã đề cập đến các quyền hạn, phạm vi, các chính sách mà nhà nước can thiệp vào vấn đề văn hóa để có định hướng rõ ràng giải quyết các tình trạng hiện tại còn tồn đọng.
Để xây dựng các chính sách, chiến lược về văn hóa ngoài việc tham khảo các kinh nghiệm được rút ra từ các địa phương, mỗi địa phương còn dựa vào tình hình kinh tế, tình hình xã hội, thực trạng hiện tại có tại địa phương, các nguồn ngân sách và tình hình huy động nguồn lực tham gia vào công tác quản lý văn hóa một cách phù hợp và mang lại hiệu quả nhất.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN