3.3. Một số giải pháp quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn
3.3.5 .Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa
Toàn cầu hoá kinh tế tất yếu xuất hiện các yếu tố của toàn cầu hoá văn hoá. Càng hội nhập sâu rộngvề kinh tế càng phải chú ý trước sự xâm lăng văn hoá của nước ngoài, trước sự ảnh hưởng của các luồng tư tưởng làm biến đổi đạo đức, lối sống và suy giảm lý tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, nhân dân.
Muốn bình đẳng trong một sân chơi chung, cần phát huy nội lực, nâng cao khả năng thích ứng và trí tuệ. Cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá cần học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ trong hợp tác làm ăn với nước ngoài trên lĩnh vực văn hoá. Để chủ động cần xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá liên quan đến văn hoá đối ngoại, liên quan đến ngoại
giao văn hoá, luật sư giỏi, những nhà sản xuất, kinh doanh, những nghệ sĩ ở tầm quốc tế trên lĩnh vực văn hoá...
Các cấp quản lý tại địa phương mở rộng giao lưu, liên hoan văn nghệ hữu tình đoàn kết giữ các tỉnh có nền văn hóa tương đồng. Mở rộng các cuộc thi, có phương hướng nghiên cứu chuyên sâu. Thành lập các đoàn thể giao lưu, hợp tác văn hóa cùng nhau phát triển.
Tiểu kết chương 3
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Chiến lược phát triển văn hóa cũng đã chỉ rõ các nội dung liên quan đến các lĩnh vực hoạt động văn hóa: nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh; mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm; xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm; thư viện; bảo tàng, di tích và văn hóa phi vật thể; văn hóa cơ sở; nghiên cứu khoa học về văn hóa nghệ thuật; quyền tác giả và quyền liên quan.
Bên cạnh đấy, các giải pháp giải quyết khắc phục các tình trạng đang tồn đọng hiện tại bằng nhiều chiến lược, chính sách, kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cho sự phát triển hòa nhập của văn hóa du lịch tỉnh Nghệ An. Ngoài ra hành lang pháp lý về quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa được quan tâm và chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý.
Có thể thấy rằng, quan điểm mới của Đảng về vai trò của văn hóa là “sức mạnh nội sinh của phát triển”. Sức mạnh nội sinh ấy từ mọi nguồn lực của đất nước trong đó nguồn lực văn hóa là vô cùng quan trọng, là nền tảng bền vững cho sự phát triển của văn hóa.
KẾT LUẬN
Văn hóa là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa và tính bền vững, nó luôn tồn tại trong dòng chảy của sự vận động, phát triển của lịch sử - xã hội. Mỗi dân tộc với điều kiện và lịch sử của mình đều có một nền văn hóa với những nét riêng, lâu đời và bền chặt, đó là bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa là một tiêu chí để khẳng định sự tồn tại của một dân tộc; giữ gìn bản sắc là cách thức cơ bản để các dân tộc không tự đánh mất mình. Chính vì vậy, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu đời sống văn hóa của các dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo và phát minh của các dân tộc trong lịch sử xã hội. Qua đó để tìm ra những đặc sắc, tinh túy trong hệ thống giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, để tôn vinh, phát huy lên tầm cao mới để không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau. Bối cảnh hội nhập toàn cầu và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay đã đem đến cho chúng ta những cơ hội lớn. Mặt khác, nó cũng mang trong mình khả năng làm xóa nhòa bản sắc từng dân tộc riêng biệt, làm băng hoại các giá trị truyền thống, làm cho dân tộc này có thể trở thành cái bóng hay bản sao của một dân tộc khác. Chính vì vậy, để giữ gìn bản sắc của riêng mình, mỗi dân tộc cần có những giải pháp thích hợp cho việc kế thừa và phát huy một cách có hiệu quả nhất các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Đối với dân tộc Thái ở Nghệ An nói chung , một dân tộc đã có một nền văn hóa phong phú, lâu đời, độc đáo và hết sức đặc sắc, thì việc quản lý, giữ gìn và kế thừa các giá trị văn hóa của dân tộc này ngày càng trở nên đặc biệt cần thiết trong điều kiện hiện nay. Nếu làm tốt được điều này thì không những chúng ta có thể giữ gìn những nét văn hóa riêng đáng tự hào của dân tộc, mà còn phát huy được sức mạnh tiềm tàng vốn có của nó từ bao đời nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, chúng ta không thể kế thừa tất cả những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Thái, bởi có những nét
văn hóa đã tỏ ra không còn phù hợp hoặc không còn giá trị thậm chí còn gây cản trở cho sự phát triển của dân tộc. Vì vậy, chúng ta chỉ nên và cần thiết kế thừa những nét văn hóa nào thực sự có giá trị, đã và đang chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của những nguyên nhân khác nhau dẫn tới nguy cơ mai một bản sắc như văn hóa thung lũng; các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần như: văn hóa nông nghiệp, một số thành tố trong bộ công cụ lao động, nhà ở, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ và văn tự, nghệ thuật, âm nhạc...; các giá trị văn hóa với tư cách là thiết chế xã hội: gia đình- bản mường... Việc quản lý, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An nói chung cần phải triển khai nhiều giải pháp tích cực. Các giải pháp này có ý nghĩa phương pháp luận nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An hiện nay. Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra hiện nay là cần đẩy mạnh phát triển KT- XH, cơ sở và nền tảng của văn hóa nhằm từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, trong đó có đồng bào dân tộc Thái. Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng dân tộc Thái ở Nghệ An. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao dân trí cũng như để nâng cao hiểu biết, kiến thức về mọi mặt trong đó có kiến thức về văn hóa các dân tộc cho bà con các dân tộc trong toàn khu vực. Để thực hiện tốt quá trình này, Đảng- Chính quyền các tỉnh thuộc khu vực, trong đó có tỉnh Nghệ An cần phải có những chính sách kinh tế, chính trị, xã hội đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương nhằm hướng dẫn, động viên nhân dân, khơi dậy trong nhân dân lòng tự hào dân tộc để họ tự giác bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, có thể đổi mới cách nhận thức, cũng như nâng cao ý thức của bà con về vấn đề gìn giữ và kế thừa những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, cũng như các dân tộc khác. Tiến tới xây dựng phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’’.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần văn Bính (2006), Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
2. Bộ văn hoá thông tin(1999), xây dựng và phát triển nền văn hoá dân
tộc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Thực tiễn và giải pháp, Báo văn hoá -Tạp chí Văn hoá nghệ thuật xuất bản, Hà Nội.
3. Ban chấp hành trung ương (2014), Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) (2014)- số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển.
4.Ban chấp hành trung ương (2014), Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII-Chiến lược văn hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới
5. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc
Gia, Hà Nội.
6. Trần Tất Chủng (1995), Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn - Nghệ An của tác giả , NXB Chính trị quốc gia.
7.Vi Ngọc Chân (1998), Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam - Một
số nét khái quát về dân tộc Thái Quỳ Châu - Nghệ An, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
8. Chính phủ (2008), Nghị định số 13/2008 / NĐ - CP quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngày 04/02/2008.
9. Chính phủ (2001), Nghị Định 05/2011/NĐ - CP về công tác dân tộc. 10. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2004), Xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb. Khoa học xã hội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam(1998), Văn kiện Hội nghị Ban châp hành
12. Đảng cộng sản Việt Nam khoá XI (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
13. Lê Sỹ Giáo (2006), Dân tộc học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 14. Vi Hoàng (2008), Nét đẹp văn hoá các dân tộc thiểu số, Nxb. Văn
hoá dân tộc nghệ thuật, Hà Nội.
15. Nguyễn Hữu Hải (2008), Giáo trình Hành chính công, Nxb. Khoa
học và kỹ thuật.
16. Nguyễn Thị Hường (2010), Giáo trình Quản lý nhà nước về dân tộc
và tôn giáo, Nxb. Khoa học kỹ thuật.
17. Nguyễn Đình Lộc (2009) Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, Nxb Nghệ An.
18. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam (2002), Nxb Văn học.
19. Hoàng Trần Nghịch (2012), Nghi lễ dân gian một số dân tộc thiểu số
Việt Nam, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
20. Lò Giàng Páo,(1997), Tìm hiểu các văn hóa vùng các dân tộc thiểu số , Nxb. Văn hóa dân tộc,Hà Nội.
21. Lê Thị Vĩnh Phúc (chủ biên) (2013), Bài giảng đại cương văn hoá việt nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
22. Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Nghệ An (2009), hướng dẫn số
390/HD - SVHTTDL ban hành ngay 08 tháng 01 năm 2009 của sở, qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn UBND huyện quản lý nhà nước về công tác Văn hoá - Thể thao - Du lịch ở địa phương.
23.Sở văn hoá và thể thao Nghệ An (2014), Công tác bảo tồn, phát huy
văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An.
24. Cầm Trọng, Phan Hữu Dật (1995), Văn hóa Thái Việt Nam , Nxb
25. Vương Xuân Tình (2017), Các dân tộc ở Việt Nam. Tập 3. Nhóm
ngôn ngữ Môn-Khơ-me của, Học Viện Hành Chính Quốc Gia.
26. Nguyễn Anh Tuấn (2013), Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc Thái vùng Tây Bắc-Nghệ An, Học viện Hành Chính,
Hà Nội.
27. Nguyễn Lâm Thành, (2015), Vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Tạp chí cộng sản, Hà Nội.
28. Hà Mạnh Thắng (2014), Quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hệ thống trung tâm văn hoá, thể thao, du lịch trong giai đoạn hiện nay, Học
viện Hành Chính, Hà Nội.
29. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2001), Nxb TP Hồ Chí Minh.
30. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 31.Vương Xuân Tình (chủ biên) (2016), Các dân tộc ở Việt Nam.Tập
2.Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái kađai , Học Viện Hành Chính Quốc Gia.
32. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt
Nam, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
33. UBND tỉnh Nghệ An (2011), Quy hoạch phát triển văn hoá tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An.
34. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm,
Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
35. Viện Dân tộc học, khoa học xã hội (2017), Những vấn đề cơ bản, cấp
bách về dân tộc, tộc người ở nước ta hiện nay:Lý luận và thực tiễn (Kỷ yếu hội nghị khoa học Quốc gia năm 2016).
36. Nguyễn Như Ý (1998) Đại từ điển tiếng việt, trung tâm ngôn ngữ và VHVN-Bộ GD & ĐT .
37. http://lichsuvanhoathai.com/lich-su-thai/mot-so-net-khai-quat-ve- dan-toc-thai-quy-chau-nghe-an-vi-ngoc-chan/.
38. http://lichsuvanhoathai.com/tai-lieu/lich-su-van-hoa-toc-nguoi-thai- viet-nam/. 39.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu- Traodoi/2015/35133/Van-de-dan-toc-o-Viet-Nam-trong-boi-canh-toan- cau.aspx. 40. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a 41. https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n_l%C3%BD. 42.https://baomoi.com/bao-dong-ve-nguy-co-bien-mat-ban-sac-van-hoa- mien-tay-xu-nghe/c/25064018.epi. 43. https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n_l%C3%BD.
PHỤ LỤC
Hình ảnh
\
Trò đánh đu-lễ hội Hang Bua, Quỳ Châu