Hoàn thiện chính sách, pháp luật về văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 85 - 88)

3.3. Một số giải pháp quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn

3.3.1 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về văn hóa

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề định hướng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về văn hóa là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và toàn bộ nhân dân tỉnh Nghệ An nói chung, nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển.

Để đẩy nhanh việc củng cố, hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý văn hóa, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần kịp thời triển khai, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI), làm cơ sở để xây dựng và ban hành những chính sách mới về văn hóa; tích cực hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, quyền tác giả và các quyền liên quan phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, đẩy mạnh điều chỉnh hệ thống chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật; bổ sung các chính sách “kinh tế trong văn hóa” và “văn hóa trong kinh tế”, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách về xã hội hóa văn hóa; xây dựng các chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính sách về văn hóa có ý nghĩa rất to lớn, giúp định hướng, hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa trong nền kinh tế thị trường. Chính sách về văn hóa là sự thể chế hóa các quan điểm, đường lối phát triển văn hóa, nhằm tác động lên các nhóm cộng đồng chính trị và cộng đồng dân cư để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển văn hóa. Các chính sách văn hóa đòi hỏi phải đáp ứng được mối quan tâm của cả các nhóm cộng đồng dân cư, phân định rõ các mục tiêu và điều chỉnh các hướng ưu tiên. Chính sách văn hóa cần tới sự tăng cường hợp tác với các cơ quan công quyền ở mọi cấp, đặc biệt là với các cơ quan địa phương. Các tổ chức tư nhân và xã hội để vạch kế hoạch hành động thực hiện các chương trình, dự án văn hóa, tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân Mục tiêu của chính sách văn hóa nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc Tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh.

Một số nội dung chủ yếu trong chiến lược chính sách phát triển văn hóa đến năm 2020:

- Xây dựng con người toàn diện, có đủ phẩm chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách văn hóa đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa: là một nhiệm vụ quan trọng, có quan hệ khăng khít với việc xây dựng con người phát triển toàn diện.

- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số:

- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật :

- Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

- Tăng cường công tác thông tin đại chúng. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của các hoạt động thông tin đối ngoại.

Theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đưa ra định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực văn hóa - xã hội như sau:

- Thể chế hoá chủ trương xã hội hoá trong các lĩnh vực văn hoá - xã hội (giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể thao...); đồng thời bảo đảm sự quản lý, điều tiết và đầu tư thích đáng của Nhà nước phù hợp với mục tiêu trong từng lĩnh vực; có chính sách hỗ trợ cần thiết đối với người nghèo và các đối tượng khó khăn.

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân tộc, tôn giáo theo hướng

tăng cường đoàn kết đồng bào các dân tộc, tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết toàn dân tộc. Thể chế hoá toàn diện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, cùng phát triển của cộng đồng các dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc; bảo đảm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, phát huy những mặt tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn

giáo. Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm tổn hại an ninh quốc gia.

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo quan điểm văn hoá là

nền tảng tinh thần và là động lực của sự phát triển đất nước, hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Tạo lập đồng bộ cơ sở pháp lý, bảo đảm tự do, dân chủ cho hoạt động sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá, văn học nghệ thuật; huy động sự tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn của xã hội vào việc bảo vệ, phát huy di sản văn hoá dân tộc; ngăn chặn việc lưu hành các sản phẩm văn hoá thông tin độc hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)