Những định hướng lớn nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 83 - 85)

hóa của dân tộc Thái ở Nghệ An hiện nay

3.2.2.1. Định hướng về thị trường khách du lịch

Thị trường ASEAN là thị trường khách trong khu vực đầy tiềm năng do điều kiện đi lại dễ dàng, có các yếu tố văn hoá, lịch sử tương đồng, trong đó trọng tâm là khách Việt kiều ở Lào, Đông Bắc Thái Lan về thăm thân hay kết hợp du lịch; khách các nước khác đi du lịch Lào, Thái Lan (nước thứ 3); khách du lịch từ Singapore, Malaixia đi bằng đường bộ hoặc xe caravan đến Việt Nam qua các cửa khẩu. Nhất là du khách Thái Lan qua tìm hiểu văn hóa dân tộc Thái lâu đời kết hợp du lịch các vùng dân tộc Thái tại Nghệ An. Điều đó thúc đẩy được sự hưởng ứng, giao thoa các luồng văn hóa Thái nhiều nơi trên thế giới giúp đồng bào yêu quý hơn văn hóa dân tộc, nhà quản lý có hướng đi mới cho du lịch dân tộc Thái Việt Nam từ cách tổ chức, duy trì và phát triển văn hóa. Động lực giúp đồng bào dân tộc Thái tự nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa mình mà gìn giữ và phát huy.

Cơ quan phụ trách văn hóa huyện Quỳ Châu - Nghệ An đưa ra quan điểm: Mục tiêu phát triển du lịch của Quỳ Châu đề ra đến năm 2015 (có tính

đến năm 2020) là Quỳ Châu trở thành điểm du lịch hấp dẫn vùng Tây Bắc Nghệ An. Lễ hội hang Bua là điểm nhấn để phát triển du lịch cộng đồng ở Quỳ Châu, do đó, huyện đã đầu tư nâng cấp các hạng mục cơ sở vật chất phục vụ lễ hội, đồng thời, tăng cường quảng bá về Lễ hội hang Bua; quảng bá các tuyến, tour: hang Bua - Thẳm Chàng - Thẳm Ồn -Tôn Thạt; Hang Bua - hang Cỏ Ngạn - leo núi Phá Xăng bằng nhiều hình thức. Nắm bắt được chủ trương này nhiều bà con người Thái ở đây đã tham gia các khâu dịch vụ phục vụ lễ hội. Từ khi địa phương được chọn làm nơi lưu trú của du khách, các hộ gia đình đã đi tham quan, học hỏi ở nhiều nơi điển hình về loại hình du lịch cộng đồng, như: Bản Nưa, xã Yên Khê, huyện Con Cuông; bản Lát, Mai Châu (Hòa Bình). Sau đó, đã tu sửa căn nhà sàn cổ của mình và xây thêm công trình phụ khép kín để phục vụ du khách.

Không chỉ thế, định hướng du lịch còn hướng kết hợp giữa du lịch và văn hóa, lễ hội thu hút khách trong nước, nước ngoài đến tham gia và tìm hiểu, thúc đẩy hướng phát triển kinh tế văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc hội nhập nền kinh tế thị trường.

3.2.2.2. Định hướng về phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

Căn cứ vào các giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch của tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch văn hóa Nghệ An đến năm 2020 đã xác định phát triển một số sản phẩm du lịch chủ yếu sau:

- Tập trung đầu tư khai thác giá trị nổi bật của các di tích văn hoá lịch sử gắn với các lễ hội - tâm linh thành sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn cao để thu hút khách. Trong đó có các lễ hội dân tộc phục vụ cho du lịch mỗi vùng miền thu hút được lượt khách đông đảo tới thăm quan tìm hiểu, lễ hội đền Choong (Quỳ Hợp), lễ hội mường Ham (Quỳ Hợp), lễ hội hang Bua (Quỳ Châu), lễ hội xăng khan...

- Phát triển bền vững sản phẩm du lịch sinh thái làng quê, làng văn hóa dân tộc, thêu thùa may vá, các sản phẩm thổ cẩm, đan lát phục vụ đời sống và lưu trữ nét độc đáo của văn hóa.

- Lựa chọn đầu tư phát triển một số sản phẩm du lịch sinh thái vùng, miền Tây Nghệ An, gắn với mô hình du lịch cộng đồng tại một số bản dân tộc để thu hút khách quốc tế; Lựa chọn các loại hình trò chơi dân gian kết hợp lễ hội như Nhảy sạp, trò chơi đẩy gậy, tò mạc lẻ, trò chơi đánh khăng, cà kheo, chọi gà, đánh cồng chiêng, khắc luống...

- Nhuôn, khắp, xuổi, lăm là điểm nhấn giúp du khách ấn tượng hơn trong các lễ hội hay cuộc sống hàng ngày cuả đồng bào dân tộc Thái.

- Lễ vật cúng tế trong lễ hội độc đáo, đặc trưng tạo nét riêng biệt: Rượu cần, xôi ngũ sắc, chấm chẻo...

Tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các khu du lịch sinh thái thác Xao Va, thác Kèm, hình thành các tua du lịch tham quan, tìm hiểu, đi bộ, leo núi trong Vườn quốc gia Pù Mát.

- Khai thác giá trị văn hóa phi vật thể như dân ca, dân nhạc, dân vũ, lễ hội, làng nghề, văn hóa ẩm thực cũng như các phong tục tập quán, ẩm thực truyền thống để tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn.

- Hiện nay, để phần hội thêm phong phú, đáp ứng nhu cầu của người tham dự, nhất là lớp trẻ, ngoài các trò chơi dân gian xưa, người ta còn tổ chức các trò chơi mới như thi đánh bóng chuyền, bóng bàn, kéo co, chiếu phim, thi nấu nướng các món ăn cổ truyền, dệt thổ cẩm, tham quan các di tích lịch sử - văn hoá trong vùng, thi người đẹp hang Bua v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thái trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)