Nội dung quản lý tài chính tại Trung tâm

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TÓAN TẠI TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN HÀNG HẢI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 53 - 58)

Theo quyết định 2727/QĐ-BGTVT ngày 30/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp hoạt động nhân đạo. Do vậy nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của Trung tâm thấp, theo phân loại các đơn vị sự nghiệp (Nghị định 141), Trung tâm là đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.

Đơn vị cấp trên chủ quản trực tiếp là Cục Hàng hải Việt Nam.

Hiện nay, Cục Hàng hải Việt Nam là đơn vị được Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền thẩm định dự toán ngân sách hàng năm, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định giao dự toán.

* Công tác lập dự toán của Trung tâm như sau:

- Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu chi tài chính của năm trước liền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên), Trung tâm lập dự toán chi năm kế hoạch; số kinh phí đề nghị NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên và không thường xuyên cụ thể:

+ Dự toán chi thường xuyên: Đơn vị lập dự toán chi tiết cho từng loại nhiệm vụ như: chi thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao; chi hoạt động dịch vụ theo các quy định hiện hành;

+ Dự toán chi không thường xuyên đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Dự toán của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo từng nội dung chi gửi Cục Hàng hải Việt Nam để xem xét tổng hợp gửi Bộ Giao thông vận tải.

- Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định:

+ Đối với dự toán chi hoạt động thường xuyên: Căn cứ quy định của nhà nước Trung tâm lập dự toán chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Trong đó kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên theo mức kinh phí NSNN bảo

T Triệu đồng) Triệu đồng) trước (%) Triệu đồng) trước (%)

đảm hoạt động thường xuyên của năm trước liền kề, nhân tỉ lệ trượt giá, cộng (+) hoặc trừ (-) kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Cơ sở để lập dự toán là các chi phí, định mức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm như: Số biên chế viên chức, lao động; Nhiên liệu hoạt động thường xuyên chi phí sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng, bảo trì, chi phí mua bảo hiểm của các phương tiện như các tàu kiếm cứu nạn (tàu Sar), xuồng cứu nạn, cano cứu nạn, ô tô; chi phí huấn luyện thường xuyên các thuyền viên, vật tư văn phòng, hội nghị,...

Trung tâm xây dựng dự toán chi tiết, trình Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định. Tuy nhiên để nâng cao tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của Tổng giám đốc Trung tâm theo Nghị định 141, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định giao dự toán kinh phí chi thường xuyên không theo chi tiết các hạng mục mà chỉ phân tổng kinh phí dành cho chi thường xuyên.

+ Đối với dự toán chi không thường xuyên: Trung tâm lập dự toán chi tiết các chi phí theo từng nhiệm vụ dự kiến thực hiện trong năm dự toán, khác với dự toán chi thường xuyên, kinh phí được giao thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên được giao chi tiết theo từng nhiệm vụ, nguồn kinh phí có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào các nhiệm vụ được duyệt. Riêng đối với chi phí tìm kiếm cứu nạn (kinh phí dành cho các nhiệm vụ đột xuất) luôn được giao kinh phí dự phòng từ đầu năm theo Quyết định số 118/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/8/2008 về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa.

Sau khi lập dự toán, Trung tâm trình Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 30 tháng 10 năm trước của năm kế hoạch. Trung tâm có trách nhiệm giải trình và bảo vệ dự toán với Cục Hàng hải Việt Nam;

Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự toán.

Sau khi dự toán được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải sẽ quyết định giao dự toán cho Trung tâm.

Việc cấp kinh phí hoạt động được thực hiện như sau:

Căn cứ vào quyết định giao dự toán, Kho bạc Đống Đa, nơi Trung tâm mở tài khoản nhập số kinh phí được giao vào tài khoản của Trung tâm. Từ năm 2012, áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (viết tắt là Tabmis), Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện nhập dự toán chi ngân sách của Trung tâm vào hệ thống TABMIS.

Bộ Giao thông vận tải thực hiện cấp tạm một phần kinh phí để chi những nhiệm vụ thiết yếu và tiếp tục cấp dự toán trong năm ngân sách đó.

Bảng dự toán kinh phí được cấp của Trung tâm giai đoạn 2015-2017 được thể hiện qua Bảng 2.1.

%

- Nguồn khác________ 268 101 38% 3695 3658

%

2 Kinh phí chi không

thường xuyên 58,354 70,208 120% 86,162 123 % - NSNN cấp 58,354 70,208 120% 86,162 123 % - Nguồn khác 0 0 0% 0 0% 3 Tổng kinh phí được sử dụng____________ 188,154 214,655 114% 241,965 113 % - NSNN cấp_________ 187,886 214,554 114% 238,270 111 % - Nguồn khác 268 101 38% 3695 3658 %

* Tỷ lệ tăng của tổng kinh phí được sử dụng theo dự toán năm 2016 so với năm 2015 là 14%, năm 2017 so với năm 2016 là 11%.

* Tỷ lệ các nguồn thu so với tổng kính phí được sử dụng:

- Nguồn kinh phí do NSNN cấp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kinh phí được sử dụng của Trung tâm, trong cả giai đoạn 2015 đến 2017 đều chiếm xấp xỉ 99%.

- Chi không thường xuyên do NSNN cấp 100%.

Điều này cho thấy NSNN cấp gần như toàn bộ chi phí hoạt động của Trung tâm, bao gồm cả chi phí thường xuyên và không thường xuyên, Do vậy việc phân loại Trung tâm thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp do ngân sách bảo đảm toàn bộ là phù hợp.

- Nguồn thu dịch vụ chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu kinh phí được sử dụng của Trung tâm, năm 2015 là 0,14%, năm 2016 là 0,05%, năm 2017 là 1,55%. Nguồn thu này không ổn định vì chủ yếu là sử dụng tàu chuyên dụng ký kết hợp đồng cứu hộ như lai kéo tàu bị sự cố hoặc chở khách từ các tàu lớn đậu ngoài khơi xa vào bờ, năm 2017 có sự tăng đột biến do trong năm Trung tâm được Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cấp tặng cho một số tài sản như xuồng công tác tìm kiếm cứu nạn, máy phát điện là 3.363 triệu đồng.

Từ những phân tích trên thấy rằng việc phân loại Trung tâm là đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ theo Nghị định 141 là phù hợp.

* Công tác thực hiện dự toán:

Căn cứ tổng dự toán được duyệt, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện nhập dự toán chi ngân sách của Trung tâm vào hệ thống TABMIS qua tài khoản của Trung tâm qua hệ thống cấp NSNN tại Kho bạc Nhà nước Quận Đống Đa. Kho bạc Nhà nước Quận Đống Đa thực hiện kiểm soát các khoản chi do Trung tâm thực hiện theo dự toán và nguồn kinh phí được cấp.

Trung tâm đã sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ theo Quyết định số 1542/QĐ- TKCN ngày 03/8/2017 sau khi Nghị định 141 có hiệu lực. Theo đó, Trung tâm quy định cụ thể về mức chi, đối tượng, điều kiện được chi và các chứng từ, cũng như quy trình thực hiện thanh toán.

* Công tác quyết toán ngân sách:

Cuối năm sau khi triển khai dự toán xong một năm ngân sách, các đơn vị trực thuộc cấp duới lập báo cáo quyết toán gửi lên Trung tâm và sẽ đuợc Trung tâm tổ chức kiểm tra và duyệt quyết toán. Cuối cùng Trung tâm sẽ tổng hợp báo cáo quyết toán của đơn vị trực thuộc và của Trung tâm để lập báo cáo quyết toán toàn Trung tâm gửi cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý là Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam sẽ kiểm tra và ra thông báo xét duyệt quyết toán.

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TÓAN TẠI TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN HÀNG HẢI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w