2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
- Nâng cao vị trí, vai trò của Trung tâm trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn trên biển, khẳng định vị thế của mình trở thành một đơn vị chuyên trách tìm kiếm cứu nạn trên biển.
- Chủ động triển khai công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị trung uơng, địa phuơng và các nuớc trong ASEAN trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển theo Quy chế phối hợp, Công uớc quốc tế SAR 79.
- Xây dựng mạng luới hệ thống các Trung tâm khu vực đóng tại nhiều vị trí để kịp thời ứng phó và có mặt tại nơi hiện truờng tìm kiếm cứu nạn trên toàn bộ lãnh hải Việt Nam một cách nhanh nhất, cơ động nhất.
- Từng buớc đầu tu cơ sở vật chất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho Trung tâm, khang trang, hiện đại.
- Trang bị các loại thiết bị kỹ thuật chuyên dụng hiện đại tăng cuờng hiệu quả công việc nhu: Tàu tìm kiếm cứu nạn đa năng, chuyên dụng có tốc độ cao, tầm hoạt động xa bờ, chịu đuợc gió bão đến cấp 8; tàu đa năng, chuyên dụng ứng phó sự cố tràn dầu, tầm hoạt động xa bờ; thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu; các trang thiết bị chuyên dụng khác.
- Xây dựng, đào tạo, huấn luyện đội ngũ làm công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển chuyên nghiệp, có kỹ năng, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.
3.2. YÊU CẦU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠITRUNG TÂM TRUNG TÂM
Tổ chức công tác kế toán tại ĐVSNCL là việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tu, tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nuớc ở đơn vị HCSN.
Do sử dụng ngân sách nhà nước và được xem là công cụ sắc bén trong việc quản lý NSNN, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả cao, công tác kế toán tại các ĐVSNCL không chỉ quan trọng đối với chính các đơn vị này mà còn quan trọng đối với điều hành NSNN, cho nên xu hướng phát triển TCCTKT phải đảm bảo:
Thứ nhất, phải tuân thủ các quy định của Luật Kế toán, chế độ kế toán hiện hành và các quy định của Nhà nước đồng thời phải phù hợp với các thông lệ, Chuẩn mực kế toán quốc tế. Có nghĩa là bất kỳ một kế toán ở quốc gia nào cũng có thể đọc hiểu được báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của Trung tâm.
Thứ hai, tổ chức công tác kế toán phải đi đôi với các cơ chế quản lý tài chính và nâng cao nhận thức phát huy vai trò quan trọng của kế toán và tổ chức kế toán.
Thứ ba, tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm hoạt động cụ thể, phải xây dựng hệ thống kế toán cho phù hợp, thống nhất giữa kế toán và quản lý.
Thứ tư, phải đảm bảo thực hiện thống nhất về nội dung và phương pháp hạch toán, kỳ kế toán và niên độ kế toán giúp cho số liệu tổng hợp dễ dàng so sánh giữa các kỳ.
Thứ năm, làm tốt công tác kiểm tra trong công tác kế toán tại Trung tâm. Theo đó, thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.
Thứ sáu, tổ chức công tác kế toán phải dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Các phần mềm quản lý liên kết với nhau tạo thành một chuỗi dữ liệu đảm bảo tính đúng đắn, không tự ý sửa chữa dữ liệu được.
Hoàn thiện tổ chức hợp lý công tác kế toán, đảm bảo cung cấp thông tin nguồn tài chính một các kịp thời, trung thực, hợp lý để giúp các lãnh đạo Trung tâm có những định hướng kịp thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Bên cạnh
đó, cơ quan chủ quản cũng có cơ sở để đánh giá năng lực của Trung tâm để từ đó có những chính sách phù hợp.
Việc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trung tâm phải đáp ứng đuợc các yêu cầu sau đây:
Một là, phù hợp với cơ chế quản lý tài chính hiện hành và có khả năng thích ứng trong tương lai. Việc hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi ở Trung tâm là một yêu cầu tất yếu khách quan; song việc hoàn thiện này phải đảm bảo phù hợp với các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nuớc. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập đa phuơng hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, các chính sách, chế độ Nhà nuớc thuờng xuyên đuợc cập nhật, sửa đổi cải tiến cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Do đó, ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi cũng đuợc đặt ra cấp bách và đòi hỏi phải tính đến những thay đổi chính sách, chế độ
trong tuơng lai.
Hai là, phù hợp với thực trạng của Trung tâm. Hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ĐVSN đuợc xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính của Bộ Tài chính, tôn trọng và vận dụng có chọn lọc các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế, phù hợp với chế độ kế toán hành chính sự nghiệp nói chung. Do đó, hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi phải phù hợp với quy mô nội dung hoạt động của Trung tâm.
Ba là, trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả việc hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi tại Trung tâm phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là những giải pháp hoàn thiện phải thực hiện đuợc. Đồng thời, việc thực hiện các giải pháp đó phải tính đến hai yêu cầu là hiệu quả và tiết kiệm, cụ thể nhu sau: Việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phải đảm bảo tính khoa học và phù hợp với đơn vị, nghĩa là thực hiện đơn giản và hiệu quả cao.
Bốn là, phải đảm bảo tính kế thừa, tính khách quan, không đuợc làm xáo trộn hoạt động của đơn vị. Các nội dung, giải pháp hoàn thiện phải khắc phục đuợc các mặt tồn tại hạn chế hiện nay tại đơn vị.