Cơ chế tài chính tại Trung tâm

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TÓAN TẠI TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN HÀNG HẢI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 58 - 64)

2.2.2.1. Nguồn tài chính:

- Nguồn NSNN cấp chi thuờng xuyên trên cơ sở số luợng nguời làm việc, định mức phân bổ dự toán và chế độ đặc thù của Trung tâm đuợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Quyết định số 2347/QĐ-BGTVT ngày 09/8/2017 về việc giao quyền tự chủ theo quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ cho Trung tâm;

- Nguồn thu khác: chủ yếu từ việc sử dụng tàu chuyên dụng ký kết hợp đồng cứu hộ nhu lai kéo tàu bị sự cố hoặc chở khách từ các tàu lớn đậu ngoài khơi xa vào bờ, bán hồ sơ mời thầu, các khoản biếu tặng của các tổ chức.

- Nguồn NSNN cấp cho các nhiệm vụ không thuờng xuyên nhu mua sắm tài sản, sửa chữa các phuơng tiện tìm kiếm cứu nạn, nạo vét cầu cảng tại các Trung tâm khu vực, kinh phí dự phòng tìm kiếm cứu nạn đột xuất, nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông.

- Nguồn viện trợ: từ lực luợng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (US Coast Guard) viện trợ cho Trung tâm phần mềm SAROPs (SAROPs có thể căn cứ vào dữ liệu luồng nuớc, điều kiện thời tiết, đặc tính từng loại vật thể trôi).

2.2.2.2. Các khoản chi tại Trung tâm:

Trung tâm quy định cụ thể về mức chi, đối tuợng, điều kiện đuợc chi và các chứng từ, cũng nhu quy trình thực hiện thanh toán.

Chi thường xuyên:

Nhóm 1: Chi cho con người

+ Tiền lương:

Trung tâm được áp dụng việc chi trả lương theo cơ chế đặc thù quy định tại quyết

định 141/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009. Theo đó Trung tâm áp dụng hệ số

điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung đối với công chức, viên chức và

lao động làm việc tại Trung tâm và Trung tâm các khu vực.

+ Tiền công: Được trả theo hợp đồng lao động thời vụ, theo hình thức hợp đồng

trọn gói. Hiện nay Trung tâm thực hiện ký hợp đồng thời vụ với các công việc như: Thuê

bảo vệ, thuê tạp vụ...

+ Đối với khoản chi tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ: Trung tâm chi

trả theo quy định hiện hành. - Thu nhập tăng thêm:

Để thực hiện việc chi trả thu nhập tăng thêm với mục tiêu người nào có hiệu suất

công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn, Trung tâm đã xây dựng quy chế chi thu nhập tăng thêm trên cơ sở nguồn chênh lệch thu-

chi và việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm hoạt động thường xuyên được xây dựng hàng

tháng, hàng quý, hàng năm. - Chi khen thưởng:

+ Khen thưởng thường xuyên;

+ Khen thưởng đột xuất: Căn cứ vào thành tích cụ thể mà bộ phận được giao nhiệm vụ đạt được và quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm.

Nhóm 2: Chi phí quản lý hành chính

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng: + Tiền điện, nước:

Tiền điện, nước của khối quản lý: Thanh toán theo mức chi thực tế sử dụng. Tiền nước của khối tàu, ca nô:

• Nước sinh hoạt: 0,2 m3/ngày/người.

• Nước rửa tàu SAR: 15 m3/tàu/tháng.

Đơn giá theo công bố của chính quyền địa phương hoặc công ty cấp nước tại địa phương nơi tàu, ca nô thực hiện mua nước.

+ Chi phí nhiên liệu:

Đối với ô tô: Ban hành quy chế sử dụng và quản lý xe ô tô. Căn cứ kỹ thuật, thời gian sử dụng từng loại ô tô, Trung tâm ban hành định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng loại xe ô tô.

Đối với các ca nô, tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn (tàu Sar): Thực hiện thanh toán theo thực tế nhưng không vượt quá định mức theo Thông tư số 93/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc “Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu cho phương tiện thủy tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải”.

- Chi vật tư văn phòng: Vật tư, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ được thực hiện theo hình thức khoán bằng tiền hàng tháng cho từng bộ phận căn cứ trên đặc thù công việc, số lượng người ở bộ phận đó.

- Thông tin, liên lạc: Thực hiện quy định mức chi giới hạn tối đa cho từng phòng, từng đối tượng sử dụng căn cứ vào nhiệm vụ được giao.

Nhóm 3: Chi hoạt động

- Chi hội nghị: Chi theo mức chi quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn

việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước. - Công tác phí: Thực hiện theo các nội dung quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

- Chi thuê mướn: Từ khi thành lập Trung tâm cứu nạn khu vực IV đến hết năm 2017, Trung tâm vẫn thực hiện thuê trụ sở làm việc cho đơn vị trực thuộc tại Nha Trang.

- Chi đoàn ra, đoàn vào: Cục Hàng hải Việt Nam là đơn vị ra quyết định duyệt dự toán chi đoàn ra, các chế độ chi được thực hiện theo quy định hiện hành. Chi phí này của Trung tâm phát sinh ít.

- Đối với chi mua sắm tài sản: Thực hiện theo Quyết định số 2147/QĐ- BGTVT ngày 29 tháng 09 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản Nhà nuớc tại cơ quan Nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải; Tổng giám đốc Trung tâm đuợc quyết định mua sắm các tài sản có giá trị duới 01 tỷ đồng trên một đơn vị tài sản.

Xác định kinh phí tiết kiệm chi năm:

Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nuớc khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thuờng xuyên (nếu có), đơn vị đuợc sử dụng theo trình tự nhu sau:

- Trích tối thiểu 5% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền luơng ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp luơng do Nhà nuớc quy định;

- Trích lập Quỹ khen thuởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 01 tháng tiền luơng, tiền công bình quân thực hiện trong năm của đơn vị.

Chi không thường xuyên:

Căn cứ dự toán đuợc duyệt, Trung tâm thực hiện việc chi nguồn không thuờng xuyên nhu sau:

* Chi công tác tìm kiếm cứu nạn đột xuất:

- Căn cứ thực hiện là thông tu 92/2009/TT-BTC ngày 12/05/2009 của Bộ tài chính về việc huớng dẫn thanh toán kinh phí nguồn ngân sách Nhà nuớc cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm hoạ, Quyết định số 103/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2007 ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển, quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 08 năm 2008 của Thủ tuớng Chính phủ quy định về quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai thảm hoạ và các quy định khác liên quan...

Trong mục chi chuyên môn nghiệp vụ chi phí cho công tác tìm kiếm cứu nạn đột xuất chiếm tỷ lệ lớn bởi vì đây là nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm. Khoản chi này đuợc hạch toán mục “các nhiệm vụ đột xuất” trong mục lục NSNN.

- Chi phí sửa chữa phương tiện: trường hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà làm phương tiện bị hư hỏng, thì Trung tâm có trách nhiệm sửa chữa phương tiện hoặc thanh toán chi phí sửa chữa phương tiện nhằm khôi phục tình trạng ban đầu cho các tổ chức, cá nhân. Căn cứ để xác định mức thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ thanh toán cho hợp đồng sửa chữa phương tiện phát sinh trực tiếp, hợp lý, hợp lệ sau khi trừ đi số tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm chi trả (nếu có).

- Chi phí đền bù phương tiện: trường hợp Trung tâm sau khi sử dụng phương tiện của các tổ chức, cá nhân để phục vụ các nhiệm vụ đột xuất tìm kiếm cứu nạn mà làm mất hoặc hư hỏng phương tiện (không có thể sửa chữa được), thì Trung tâm căn cứ tình hình thực tế thực hiện việc đền bù phương tiện cho chủ phương tiện theo thoả thuận nhưng tối đa không được vượt quá giá thị trường của phương tiện mua mới (hoặc phương tiện mua mới tương đương) tại thời điểm thanh toán.

- Chi tiền ăn thêm cho các lực lượng trực tiếp được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất tìm kiếm cứu nạn: mức chi tối đa là 50.000 đồng/ngày/người.

- Chi tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ cho các lực lượng trực tiếp được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất tìm kiếm cứu nạn: mức chi tối đa cho một người trong một ngày bằng 2 lần mức chi một ngày công lao động trung bình tính trên cơ sở mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

Chi thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn có yếu tố người nước ngoài:

- Chi cho các lực lượng của Việt Nam ra ngoài nước làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn theo sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền: ngoài việc được hưởng chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ở nước ngoài do NSNN bảo đảm kinh phí, các thành viên đoàn công tác còn được thanh toán tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ.

Chi cho các đối tượng được cứu nạn:

- Chi cấp nhiên liệu cho phương tiện được cứu nạn để vận hành từ nơi có tình huống tìm kiếm cứu nạn đến nơi an toàn.

- Chi cho cá nhân được cứu nạn (bao gồm người mang quốc tịch Việt Nam và người nước ngoài):

+ Chi tiền ăn bằng định mức ăn cơ bản của lực lượng tìm kiếm cứu nạn. + Chi tiền ở: Trường hợp Trung tâm không bố trí được nơi ở cho đối tượng thì thực hiện thuê phòng nghỉ cho đối tượng, mức chi áp dụng bằng mức thanh toán phòng nghỉ theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm.

+ Chi phí khác liên quan: chi mua các vật dụng cá nhân cần thiết (quần, áo, nhu yếu phẩm), chi chăm sóc y tế, chi bàn giao đối tượng và các chi phí hợp lý khác. Căn cứ thanh toán dựa vào hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp lý, hợp lệ.

Chi phí cấp cứu người bị nạn, đảm bảo y tế cho các lực lượng tham gia nhiệm vụ đột xuất tìm kiếm cứu nạn:

- Người tham gia nhiệm vụ đột xuất tìm kiếm cứu nạn nếu bị tai nạn được chăm sóc y tế và được thanh toán tiền khám, chữa bệnh theo chế độ hiện hành. Căn cứ để xác định mức thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ thanh toán tiền khám, chữa bệnh sau khi trừ đi số tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm chi trả (nếu có).

- Đối với những người không thuộc đối tượng hưởng lương từ NSNN, trong thời gian điều trị tại bệnh viện, ngoài số tiền hỗ trợ khám chữa bệnh, còn được hỗ trợ số tiền bằng 2 lần mức chi một ngày công lao động trung bình.

Hiện nay, Cục Hàng hải Việt Nam là đơn vị phê duyệt toàn bộ chi phí tìm kiếm cứu nạn, sau đó tổng hợp và trình Bộ Giao thông vận tải cấp kinh phí.

- Đối với khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chủ yếu là chi phí nạo vét cầu tàu, sửa chữa đệm va, sửa chữa các tàu tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn (tàu Sar), hiện nay Trung tâm sử dụng 07 tàu, 04 canô. Các vụ việc cứu nạn thường xảy ra đột xuất, mức độ phức tạp không lường trước được, có những vụ việc kéo dài nhiều ngày trên biển, do vậy để đáp ứng được yêu cầu công việc, tính chủ động cao, các tàu Sar phải luôn trong tình trạng an toàn. Do vậy song song với công tác tìm kiếm cứu nạn, công tác sửa chữa tàu, canô, nạo vét luồng cho tàu ra vào cầu cảng và sửa chữa đệm va luôn được chú trọng. Việc sửa chữa được thực hiện định kỳ (sửa chữa thường xuyên) hoặc đột xuất nếu có hư hỏng xảy ra, nguồn kinh phí này được bố trí trong dự toán giao hàng năm. Việc sửa chữa phải tuân thủ các quy định về

thông số kỹ thuật, đảm bảo tàu Sar vận hành an toàn đáp ứng yêu cầu chủ động trong công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Theo phân cấp về quản lý tài chính, Tổng giám đốc Trung tâm đuợc quyền quyết định việc gói sửa chữa tài sản duới 1tỷ đồng/1 lần.

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TÓAN TẠI TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN HÀNG HẢI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 58 - 64)