Thể chế chính sách của Nhà nước về dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 38)

1.2. Quan điểm của Đảng và thể chế chính sách của Nhà nước về dân tộc

1.2.2. Thể chế chính sách của Nhà nước về dân tộc

nước trong lĩnh vực dân tộc. Công tác dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị, bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị, tuỳ theo địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà có phương thức khác nhau để thực hiện công tác dân tộc. Bộ máy nhà nước, từ trung ương đến địa phương, quản lý nhà nước về dân tộc bằng những biện pháp, công cụ khác nhau, trong đó pháp luật là công cụ quan trọng.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về dân tộc có phạm vi rất rộng lớn, bao gồm toàn bộ những quan hệ pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội liên quan đến các dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài những văn bản pháp luật điều chỉnh riêng đối với các dân tộc thiếu số, các vấn đề pháp luật về dân tộc còn được lồng ghép trong nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế,...

Trong nhiều năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ta thường xuyên ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật nhằm thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, đặc biệt là những chính sách ưu tiên và đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở các vùng dân tộc thiếu số và miền núi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, Dự án Luật Dân tộc cũng đang được khẩn trương xây dựng với tính chất là khung pháp lý cơ bản điều chỉnh các vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc.

Hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước ta về dân tộc có các đặc điểm sau:

- Số lượng văn bản rất lớn, bao gồm những văn bản chỉ điều chỉnh và áp dụng riêng đối với các dân tộc thiểu số và cả những văn bản áp dụng chung đối với mọi đối tượng, trong đó có quy định riêng về việc áp dụng đối với dân tộc thiểu số.

- Hệ thống văn bản pháp luật về dân tộc gồm nhiều loại văn bản có giá trị pháp lý khác nhau, trong đó, các nguyên tắc cơ bản xác định quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được quy định trong Hiến pháp và các vấn đề cụ thể về thực hiện chính sách dân tộc được quy định trong nhiều luật, bộ luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tư... của các cơ quan có thẩm quyền.

- Một số văn bản pháp luật về dân tộc được sửa đổi, bổ sung thường xuyên nhằm phù họp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tình hình thực hiện chính sách dân tộc đối với các vùng, miền hoặc đối tượng cụ thế. Đây chủ yếu là các văn bản dưới luật, có nội dung quy định cụ thể các chế độ, chính sách áp dụng đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở thể chế về chính sách dân tộc, Chính phủ, các bộ ngành trung ương ban hành các chính sách dân tộc cụ thể trên các lĩnh vực.

1.2.2.1. Chính sách đầu tư phát triển bền vững

- Nhà nước đầu tư vốn ngân sách đế xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các xã có đông đồng bào dân tộc thiêu số; có chính sách khuyến khích tín dụng và đơn giản hoá thủ tục vay vốn để đông bào dân tộc thiểu số vay vốn thuận tiện, sử dụng vốn hiệu quả và trả được nợ.

- Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số bằng cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, hỗ trợ đào tạo... và thủ tục đầu tư thuận lợi.

- Trợ cước, trợ giá đối với việc cung ứng hàng hoá thiết yếu cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Những quy định thuộc nhóm này chủ yếu tập trung trong các văn bản sau đây:

- Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.

- Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

- Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

- Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT-BTM-UBDTMN-BTC- BKHĐT ngày 12 tháng 8 năm 2002 của Bộ Thương mại, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/2002/NĐCP ngày 03 tháng 01 năm 2002 và Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

- Chỉ thị số 16/2003/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135).

- Quyết định số 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 8 năm 2005

của Uỷ ban Dân tộc về việc ban hành quy định Tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.

- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Quyết định số 122/2003/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc.

- Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi - Giai đoạn 2006- 2010.

- Quyết định số 15/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa.

- Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triên kinh tê - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.

1.2.2.2. Chính sách phát triển giáo dục đào tạo

Đây là quy định nhằm cụ thể hoá chính sách phát triển giáo dục, nâng cao dân trí đối với đòng bào dân tộc thiểu số, với những nội dung chủ yếu: - Miễn đóng góp xây dựng trường, học phí, hỗ trợ sách giáo khoa và giấy vở học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số; đầu tư cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường dân tộc nội trú, cải thiện mức học bổng cấp cho học sinh là người dân tộc thiểu số.

- Thực hiện việc dạy, học tiếng dân tộc thiểu số ở các cấp học phù hợp với đặc thù của vùng. Tiến hành dạy chữ, tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên, cán bộ y tế, công chức Nhà nước, cán bộ đoàn thể làm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thực hiện chính sách cử tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số đi đào tạo nghề, học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, ưu tiên các đôi tượng tự nguyện đi học đê trở vê quê hương công tác.

- Hỗ trợ giải quyết nhà ở cho giáo viên đến công tác ở xã đặc biệt khó khăn.

Những quy định pháp luật thuộc nhóm này chủ yếu tập trung trong các văn bản pháp luật sau đây:

- Luật Giáo dục năm 2005.

- Thông tư số 01/1997/TT-GD-ĐT ngày 03 tháng 02 năm 1997 của Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn việc dạy học tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 82/2Ọ06/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phả thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học quy định tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.

- Quyết định số 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết).

1.2.2.3. Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số

- Hỗ trợ thêm ngoài lương và các đãi ngộ khác đối với cán bộ tăng cường xuống huyện, xã, buôn, làng, đối với giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ đến công tác tại các vùng đồng bào dân tộc.

- Ưu tiên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ quản lý, lãnh đạo, đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ cơ sở.

- Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bôi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.

- Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ.

- Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010.

- Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

1.2.2.4. Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số

- Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 03 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 7 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Uỷ ban dân tộc và Bộ Tài Chính về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào người dân tộc thiểu số.

1.2.2.5. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hoá

- Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cấp miễn phí một số loại báo, tạp chí cho khu vực xã dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng chương trình và tăng thời lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng tiếng các dân tộc thiểu số. Tăng cường hỗ trợ các đoàn nghệ thuật, các đội thông tin lưu động, chiếu bóng lưu động đến phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đây mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miên núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 1637/2001/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.

- Quyết định số 275/2005/QĐ-ƯBDT ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Dân tộc ban hành Quy định về ký hợp đồng đặt hàng và quản lý, sử dụng một số loại báo, tạp chí cấp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

1.2.2.6. Chính sách phát triển thể dục thể thao vùng dân tộc thiểu số

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, trong đó có thể dục thể thao.

Điều 4 chương I của luật Thể dục thể thao năm 2006 quy định chính sách của nhà nước phát triển Thể dục thể thao trong các vùng kinh tế cả nước là “… Tăng dần đầu tư ngân sách, dành quỹ đất và có chính sách phát huy nguồn nhân lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, phát triển và bồi dưỡng năng khiếu thể thao, để đào tạo thành tài năng thể thao… Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao… ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc” .

Điều 2 khoản 4 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thể dục, thể thao quy định “Ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát trển Thể dục thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao

dân tộc. Nội dung ưu tiên đầu tư là : tổ chức hoạt động Thể dục thể thao quần chúng, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, tuyên truyền, hướng dẫn tập luyện các môn thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm Thể dục thể thao vùng, khu vực, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc”.

Tháng 5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển Thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010 (Quyết định 100/2005/QĐ-TTg) với mục tiêu “Mở rộng và nâng cao hiệu quả phong trào TDTT quần cúng tại các xã, phường trong cả nước, huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục thể chất cho nhân dân”, làm cho mỗi người dân ở xã, phường được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao nhằm tăng cường sức khoẻ góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển cả trí tuệ và thể chất, phục vụ lao động sản xuất, công tác, học tập; góp phần ổn định, giữ gìn an ninh chính trị và đẩy lùi các tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)