Nội dung các bước tổ chức thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 39 - 44)

1.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách dân tộc

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước có vai trò quan trong nhất trong các bước tổ chức thực hiện chính sách, việc xây dựng kế hoạch tốt sẽ giúp cho công tác triển khai tổ chức thực hiện chính sách được hiệu quả và suông sẽ.

Kế hoạch triển khai phải đúng và sát thực tế, đảm bảo theo các yêu cầu của các văn bản chỉ đạo của cấp trên; kế hoạch phải rõ ràng, đảm bảo đầy đủ nội dung.

Việc xây dựng kế hoạch cần tập trung nghiên cứu địa bàn thực hiện, nghiên cứu những kế hoạch trước đây, những kế hoạch của các chính sách tương tự để rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch cho tốt.

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách nên trong quá trình thực hiện xây dựng kế hoạch cần phải xác định cho đúng mục đích, yêu cầu cần đạt được trong kế hoạch để xây dựng kế hoạch cho xác thực tế, không xây dựng kế hoạch có cách hiểu chung chung.

1.4.2. Phổ biến, tuyên truyền, thực hiện về chính sách dân tộc

Phổ biến, tuyên truyền, thực hiện chính sách dân tộc là khâu đặc biệt quan trọng, thực tế trong những năm qua, nhờ có công tác tuyên truyền mà các chính sách của Đảng và nhà nước đã được thực hiện, đồng bào dân tộc chăm lo làm ăn phát triển kinh tế, an ninh chính trị được giữ vững, bà con người dân tộc biết tự cảnh giác với bọn đội lốt tôn giáo đến lừa gạc phá hoại chính trị, an ninh trên địa bàn, dần dần đã từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, không phù hợp …

Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

- Tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc hiểu rõ và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện; trong đó chú trọng vùng dân tộc thiểu số ở miền núi, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Tây Bắc và đồng bào Chăm.

- Cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp cơ sở, phải thường xuyên đi sâu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc; vận động đồng bào đấu tranh chống lại những luận điệu của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Tổ chức các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, trong cùng dân tộc, trong cộng đồng làng, bản,... Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương nhằm tương trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống.

1.4.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách dân tộc

- Tổ chức phân công phối hợp thực hiện chính sách dân tộc, nội dung phải sát thực tế với nhiệm vụ mà người được phân công đảm nhận. tránh những trường hợp không có người nên cán bộ xây dựng kế hoạch đưa vào cho đầy đủ số lượng mà bỏ qua chất lượng công việc.

- Việc phân công phân nhiệm phải rõ ràng, minh bạch và phối hợp thực hiện theo nhiệm vụ đã phân công. Trong những năm gần đây việc phân công phối hợp thực hiện luôn được xây dựng kế hoạch nhưng khi thực hiện, thường thì chỉ có đơn vị chủ trì thực hiện chính sách, những đơn vị còn lại chỉ mang tính chất tham gia nhưng còn rất hạn chế.

1.4.4. Duy trì thực hiện chính sách dân tộc

Để chính sách thực hiện tốt và duy trì được thường xuyên, cần phải tổ chức duy trì thực hiện chính sách dân tộc. đây là nhiệm vụ chính của cơ quan chuyên môn tại địa phương mà cụ thể là Phòng dân tộc huyện, UBND các xã và cùng toàn thể các cơ quan đơn vị làm công tác liên quan đến đồng bào dân tộc .

Việc duy trì thực hiện chính sách dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc. giúp chính sách không bị ngắn quảng, được thực hiện thường xuyên, qua duy trì chính sách sẽ giúp chính sách dần dần đi vào đời sống của bà con, đem lại hiệu quả thiết thực.

Thông qua việc duy trì chính sách dân tộc sẽ giúp chúng ta nhận biết những vấn đề đúng sai, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách để có hướng điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, sát với nội dung công việc, sát với điều kiện thực tế của người dân địa phương.

1.4.5. Điều chỉnh chính sách dân tộc

Đây là bước hết sức quan trọng trong quá trình thựuc hiện chính sách dân tộc. Quá trình duy trì thực hiện chính sách sẽ xảy ra rất nhiều nảy sinh, phát sinh, sự bất cập … cần phải có sự điều chỉnh trong thực hiện chính sách dân tộc.

Hầu như các chính sách khi ban hành luôn cần có sự điều chỉnh. Đây là việc thật sự không tốt đối với người xây dựng chính sách, nhưng nó là một việc không thể thiếu trong quá trình thực hiện chính sách.

Việc điều chỉnh chính sách sẽ giúp cho chính sách hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn, sát với thực tế hơn…

1.4.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách

Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách dân tộc là khâu rất quan trọng, nó thể hiện năng lực quản lý, giám sát và trách nhiệm của cán bộ quản lý về chính sách dân tộc và đây cũng là khâu giúp cho chính sách được sát với thực tế, sát với nội dung công việc, qua đó rút ra những kinh nghiệm trong những đợt thực hiện tiếp theo.

Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách dân tộc, cán bộ thực hiện chính sách dân tộc cần phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đồng thời kết hợp kiểm tra bất thường để đánh giá nhập xét cho sát, đúng, giúp công việc đạt hiệu quả cao hơn.

1.4.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách dân tộc Côngtác sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách dân tộc phải nêu lên tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách dân tộc phải nêu lên

được kết quả toàn diện về triển khai công việc trong kỳ, kể cả mặt được và mặt chưa được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng;

nguyên nhân sâu xa dẫn tới những mặt đạt được và chưa đạt được của kết quả đã nêu; phải rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc triển khai công việc, nhất là những bài học kinh nghiệm tổng kết ý kiến phản hồi của người dân được thụ hưởng chính sách và chính quyền địa phương; phải đề xuất được các kiến nghị và giải pháp phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, yếu kém hoặc phải đưa ra được những giải pháp khắc phục những hậu quả do việc triển khai công việc không thành công.

Thông thường, công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách dân tộc được thực hiện theo quy trình sau:

Nột là. Xác định mục đích và yêu cầu của việc sơ kết, tổng kết:

Mục đích của việc sơ kết, tổng kết là nhằm đánh giá đúng thực trạng kết quả, hiệu quả của nội dung chính sách, quá trình tổ chức triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp, kiến nghị bổ sung, sửa đổi nội dung của chính sách cũng như việc tổ chức thực hiện hiệu quả của chính sách phù hợp với điều kiện thực tế.

Muốn việc sơ kết, tổng kết đạt kết quả thì cần phải thực hiện bước xác định mục đích và yêu cầu của việc sơ kết, tổng kết. Bởi đây là bước định hướng cho công tác sơ, tổng kết; là bước đặt ra mục tiêu chủ yếu của công tác sơ, tổng kết cần hướng tới hay cần đạt được.

Hai là, Xây dựng đề cương kế hoạch triển khai thực hiện việc sơ kết, tổng kết:

- Căn cứ vào nội dung chính sách cần được sơ kết, tổng kết để xây dựng đề cương;

- Tổ chức các đoàn kiểm tra thực tế tại địa phương, thường là các địa bàn trọng điểm, các địa phương tổ chức triển khai tốt và yếu kém trong việc thực hiện chính sách’

- Xây dựng hệ thống các biểu mẫu thống kê, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chính sách và công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách; ; tuỳ từng loại, từng đặc điểm của chính sách mà xây dựng các biểu thống kê thu thập

thông tin phù hợp. Các biểu mẫu thống kê phải đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện, tính cấn đối, tính cập nhật thông tin và đặc biệt là có thể so sánh được. Có 4 nhóm bảng biểu chính liên quan đến chính sách dân tộc, gồm:nhóm các bảng biểu phản ánh khái quát phạm vi của chương trình/dự án, nhóm các bảng biểu phản ánh nguồn lực tập trung cho chương trình/dự án, nhóm các bảng biểu phản ánh kết quả thực hiện các chương trình/dự án, nhóm các bảng biểu đánh giá tác động của chương trình/dự án.

- Hướng dẫn các địa phương bằng văn bản nội dung kiểm tra sơ kết, tổng kết, gửi báo cáo kết quả để tổng hợp;

- Tập hợp các tài liệu có liên quan đến nội dung chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện để làm cơ sở so sánh kết quả thực hiện so với mục tiêu và nội dung chính sách;

- Lựa chọn các phương pháp sử dụng trong báo cáo: Sử dụng các phương pháp như: mô tả, so sánh, phân tích nguyên nhân, …để từ đó xác định mức độ tác động của từng nguyên nhân đến tổng thể nghiên cứu.

Ba là, Xây dựng báo cáo tổng hợp:

Tập trung phân tích, đánh giá các nội dung sau:

- Đối tượng thụ hưởng chính sách;

- Nguồn lực đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chính sách; - Đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chính sách (khâu quản lý, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra);

- Hiệu quả của chính sách (nhấn mạnh hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội);

- Mặt hạn chế (chưa phù hợp, thiếu tính khả thi) của chính sách đối với các địa phương qua thời gian tổ chức thực hiện;

- Đề xuất, kiến nghị bổ sung hoàn chỉnh chính sách (cả về nội dung chính sách, tổ chức thực hiện, nguồn lực đảm bảo và đối tượng thụ hưởng);

- Xin ý kiến đóng góp vào dự thảo và hoàn chỉnh báo cáo và trình cấp có thẩm quyền (có thể tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách nấu thấy cần thiết).

Mỗi vấn đề đưa ra trong báo cáo phải có nhận định, có dẫn chứng, phân tích nguyên nhân; bố trí các phần trong báo cáo hài hoà cân đối nhau theo một quan hệ tỷ lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)