Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 44)

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Tính chất của vấn đề chính sách dân tộc

Tính chất của chính sách khi ban hành là nhằm phục vụ chung cho cả nước, chính vì vậy, một số nội dung có thể phù hợp với địa phương này những lại chưa phù hợp với địa phương khác, bởi vì còn nhiều vấn đề còn liên quan đến chính sách mà không thể lường trước được, như các lý do về điều kiện về vùng núi, giao thông đi lại, thời tiết khí hậu vùng miền, kinh phí, phong tục tập quán, điều kiện sống …vì vậy có những vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ cảm thấy khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc. và đây là một trong yếu tố tác động không nhỏ đến các địa phương khi thực hiện chính sách.

1.5.1.2. Môi trường thực hiện chính sách dân tộc

Môi trường là yếu tố tác động rất lớn đến chính sách, nếu có một môi trường tốt thì chính sách sẽ dễ dàng thực hiện và ngược lại nếu có một môi trường lài việc xấu sẽ làm cho việc thực hiện chính sách dân tộc xấu đi. Một số môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách dân tộc hiện nay là: môi trường làm việc của cán bộ, cơ sở vật chất, môi trường địa lý tự nhiên, môi trường khí hậu, điều kiện sống , trình độ nhận thức của người dân tộc thiểu số … tấc cả những môi trường này đều có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến chính sách dân tộc.

1.5.1.3. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách dân tộc Trong các tác nhân gây ảnh hưởng tác động đến chính sách, có một yếu tố tác động rất tích cực mà ít địa phương quan tâm, chú trọng, đó là mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách dân tộc. ở các địa phương hầu như chưa có văn bản nào cụ thể hóa bằng hành động thực tiễn mà chỉ có nói chung chung trong chỉ đạo, quy chế phối hợp, nghị quyết …. đây là sự phối hợp trong thực

hiện chính sách dân tộc giữa các cơ quan ban nghành, nó đuợc thể hiện qua mối quan hệ, trao đổi thông tin cho nhau giữa các cơ quan liên quan, giữa đơn vị thực hiện chính sách và người được thụ hưởng chính sách. nếu mối quan hệ này tốt nó sẽ tạo động lực cho chính sách phát triển và ngược lại nếu mối quan hệ này xấu nó sẽ kìm hãm sự hiệu quả của chính sách dân tộc.

1.5.1.4. Tiềm lực của các nhóm đối tượng thực hiện chính sách dân tộc Tiềm lực là cái sẳn có trong mỗi con người, có sẳn trong cơ quan đơn vị

nó có vai trò ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến quá trình thực hiện chính sách. Chính vì vậy, các nhóm đối tượng thực hiện chính sách cần phải có sự chuẩn bị, sự nghiên cứu, trao dồi kiến thức để dần dần tích luỹ kiến thức, tạo ra cho mình những tiềm lực tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt đuợc hiệu quả của chính sách.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc

Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc là nội dung rất quan trọng để hoàn thành hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc. nếu vì một lý do nào đó mà một trong các bước không được thực hiện sẽ gây ra tác động tiêu cực không nhỏ đến quá trình thực hiện chính sách, làm cho các bước tiếp theo bị dánh đoạn, thực hiện sai lệch, nghiêm trong hơn là gây ra tác hại đến chính sách thực hiện. chính vì vậy cần phải thực hiện

đúng, đầy đủ các bước trong quy trình thực hiện chính sách dân tộc để tránh gây ra tác động không tốt trong quá trình thực hiện chính sách.

1.5.2.2. Tổ chức bộ máy và năng lực thực thi chính sách dân tộc của cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước

Tổ chức bộ máy và năng lực thực thi chính sách dân tộc của cán bộ công chức trong bộ máy quản lý Nhà nước là một nội dung rất quan trọng, tác động tích cực đến quán trình thực hiện chính sách. một bộ máy tốt, có đội ngũ cán bộ giỏi sẽ tác động tích cực vào quá trình thực hiện chính sách rất lớn và ngược lại sẽ làm giảm hiệu quả, thậm chí gây tác động xấu đến chính sách trong quá trình thực hiện.

1.5.2.3. Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực hiện chính sách dân tộc Trong các tác động đến việc thực hiện chính sách thì điều kiện vật chất là một trong những điều kiện cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chính

sách. Nhất là khi thực hiện nhiệm vụ ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện thiếu máy móc, trang thiết bị, giao thông không thuận lợi thì cơ sở vật chất có tác động không hề nhỏ đến quá trình thực hiện chính sách ở địa phương.

1.5.2.4. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân

Đây là vấn đề quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến chính sách. Chính sách có đạt hiệu quả hay không là do đối tượng thụ hưởng quyết định, chính vì vậy khi ban hành chính sách đòi hỏi phải phù hợp với người dân, sự tác động của người dân vào hiệu quả thực hiện chính sách là rất lớn. nếu chính sách không tốt sẽ tạo ra những phản ứng, sự không hài lòng, không mang lại hiệu quả cho chính sách, và ngược lại chính sách tốt sẽ tac động tích cực vào việc thực hiện chính sách ở địa phương.

1.6. Những yêu cầu cơ bản trong thực hiện chính sách dân tộc1.6.1. Yêu cầu thực hiện đúng mục tiêu chính sách dân tộc 1.6.1. Yêu cầu thực hiện đúng mục tiêu chính sách dân tộc

Khi chính sách ban hành, việc quan trọng nhất là thực hiện đúng mục tiêu của chính sách, chính sách có đạt hiệu quả hay không? Có đảm bảo đạt theo yêu cầu hay không? … là do việc thực hiện theo mục tiêu của cán bộ thực hiện chính sách. Việc thực hiện theo đúng mục tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện chính sách, giúp chính sách đi theo đúng hướng, đúng theo chủ trương của Nhà nước.

1.6.2. Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong thực hiện chính sách dân tộc Khi thực hiện chính sách, phải có tính hệ thống trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, không thực hiện theo ý chủ quan. Hệ thống này được quy định theo các văn bản, chủ trương của Nhà nước và bắt buộc mọi cán bộ thực hiện chính sách phải tuân theo, nó thể hiện rõ nhất là sự phân cấp thực hiện giữa các cơ quan đơn vị, cấp trên cấp dưới, sự phối hợp trong công tác dân tộc.

1.6.3. Yêu cầu bảo đảm tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong thực hiện chính sách dân tộc

Trong thực hiện chính sách dân tộc việc đầu tiên cần phải đảm bảo đó là tính pháp lý của chính sách. Thực hiện chính sách phải thực hiện theo đúng pháp luật, đúng những nội dung mà văn bản quy định. Và đồng thời phải thực hiện một cách khoa học và hợp lý trong thực hiện chính sách dân tộc. chính sách dân tộc là chính sách đặc thù dành riêng cho người dân tộc thiểu số nghèo, trong quá trình thực hiện sẽ có những nảy sinh mới, những khó khăn mới … mà trong chính sách chưa quy định rõ, hoặc không thể quy định rõ … vì vậy cần phải thực hiện một cách đảm bảo tính pháp lý, khoa học và phải đảm bảo hợp lý trong thực hiện chính sách dân tộc để chính sách phát huy hiệu quả của nó và đem lại lợi ích cho nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

1.6.4. Yêu cầu đảm bảo lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởngchính sách dân tộc chính sách dân tộc

Lợi ích của các đối tượng thụ hưởng chính sách là yếu tố then chốt cần phải quan tâm, chính sách ban hành là vì lợi ích của người dân tộc thiểu số, của các đối tượng được thụ hưởng, chính vì vậy yêu cầu phải đảm bảo được lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng. không nên lợi dụng chính sách dân tộc để cắt xén chính sách, lách luật, làm chứng từ khống …chuộc lợi cá nhân thông qua việc thực hiện chính sách dân tộc.

Nói chung, để chính sách dân tộc đạt được những hiệu quả, yêu cầu đặc ra, người thực hiện chính sách dân tộc cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:

Một là phải nắm chắc cơ bản, cốt lõi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc. đây là một nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân tộc, nó quyết định sự thành công hay thất bại của người thực hiện chính sách dân tộc.

Hai là phải gương mẫu, nghiêm túc và có ý thức cao trong thực hiện các chính sách dân tộc. không thực hiện qua loa, xem nhẹ việc thực hiện chính sách dân tộc, không coi thường khi làm việc tiếp xúc với các tộc người thiểu số, tránh những trường hợp lợi dụng sự kém hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin của người dân tộc thiểu số mà lừa gạc, ăn chặn chế độ, làm sai trái bóp méo chính sách …

Ba là phải đấu tranh, loại bỏ những thành phần cán bộ tham ô, tham nhũng, cơ hội … khi thực hiện chính sách dân tộc, nhất là những lãnh đạo trực tiếp thực hiện những dự án, chương trình chính sách có hành vi sai trái.

Bốn là khi thực hiện chính sách phải đi từ nguyện vọng, nhu cầu của người dân và tình hình thực tế của địa phương. Tránh trường hợp áp đặt mù quán theo nhận định cá nhân hoặc vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm…

Năm là phải sâu xát trong việc kiểm tra, đánh giá, đôn đốc nhắc nhỡ và đặt biệt là phải gần dân để nắm tình hình và lắng nghe những tâm tư, nguyện

vọng của nhân nhân, của đồng bào dân tộc thiểu số mà tham gia xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc.

Sáu là công tác triển khai thực hiện các chính sách phải nhanh chóng, kịp thời. cần hạn chế các quy trình thủ tục hành chính, các văn bản giấy tờ liên quan không cần thiết, các cuộc họp liên quan không cần thiết … để tránh kéo dài thời gian thực hiện chính sách, gây chậm trễ trong công việc như: thực hiện trồng trọt, chăn nuôi sai vụ mùa, tiền chậm không được giải ngân, xây dựng công trình vào mùa mưa, lũ … 1.7. Các phương pháp tổ chức thực hiện chính sách dân tộc

Thực hiện chính sách dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng, chính vì vậy cần phải có phương pháp thực hiện chính sách hợp lý để chính sách dân tộc đạt được hiệu quả cao:

1.7.1. Phương pháp kinh tế -tài chính

Mọi chính sách khi ban hành cần phải có phương pháp kinh tế - tài chính. Điều này giúp cho người thực hiện chính sách dễ dàng triển khai và thuyết phục người dân thực hiện tốt các chính sách dân tộc. một chính sách chỉ nói xuông mà không có tài chính, không đem lại lợi ích kinh tế cho người dân thì chính sách đó không khả thi.

Dùng phương pháp kinh tế - tài chính để thực hiện chính sách dân tộc trong những năm qua đã tạo ra những tác động lớn làm thay đổi đời sống bà con người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn, người dân đã có những công trình tưới tiêu, có đường giao thông thuận lợi để lưu thông hàng hóa, có điện nước sinh hoạt, có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình , con em hộ đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện đến trường học, đau ốm có thuốc chữa bệnh, có bảo hiểm y tế …

1.7.2. Phương pháp tuyên truyền thuyết phục

sách dân tộc ở vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn … thì đây không những là trách nhiệm của Nhà nước giao mà còn là phương pháp hữu ích nhất, hiệu quả nhất khi tham gia thực hiện chính sách dân tộc.

Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác tuyên truyền thuyết phục mà các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên không còn xảy ra nữa, người dân đã ý thức được cơ bản bọn người đội lốt tôn giao đến chống phá Đảng, nhà nước ta thông qua việc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con dân tộc thiểu số; nhờ có truyên truyền mà ngày nay bà con người dân tộc thiểu số ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam đã từng bước làm ăn, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, biết đau ốm đến bệnh viện, biết đến trường để học hành, biết chăm lo đời sống của mình tốt hơn, có trình độ nhận thức ngày một tiến bộ hơn …

Một chính sách dân tộc tốt, nếu không có sự tuyên truyền thuyết phục của cán bộ làm công tác dân tộc, không được triển khai đúng cách thì chính sách đó sẽ bị phản tác dụng, không hiệu quả, thậm chí còn gây tác động xấu đến đời sống người dân.

Hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện rất nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc, để chính sách đi vào đời sống của bà con người dân tộc thiểu số thì việc đầu tiên đó là công tác tuyên truyền, thuyết phục để nâng cao nhận thức cho bà con, từ đó mới mở đường cho các chính sách, chương trình dự án … vào thực hiện tại địa phương.

1.7.3. Phương pháp hành chính

Đây là phương pháp mà người thực hiện chính sách dân tộc cần phải biết, hiểu và dùng đến một cách hợp lý.

Mọi văn bản, thủ tục, và quy định của Nhà nước, người thực hiện chính sách phải nghiêm chỉnh hướng dẫn và thực hiện theo đúng quy định. Trong những trường hợp khi thực hiện chính sách bị vướn mắc mà người dân cố tình cản trở, chây lì không chịu thực hiện, chúng ta phải thực hiện phương pháp hành

chính để thi hành nhiệm vụ, trên cơ sở vì mục tiêu chung của chính sách và sự phát triển của đại đa số người dân.

1.7.4. Phương pháp kết hợp

Phương pháp kết hợp, nghĩa là chúng ta sẽ tổ chức triển khai thực hiện chính sách bao gồm 03 phương pháp trên.

Khi thực hiện chính sách chúng ta phải khéo léo lồng ghép 03 phương pháp trên để nhằm đạt được mục tiêu, hiệu quả của chính sách.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Qua nội dung chương I, cho chúng ta thấy được toàn diện và cơ bản nhất những vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn huyện Sơn Hà nói riêng. Qua đó thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân tộc, những hoạt động thực tế trong thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua. Giúp chúng ta có cái nhìn sơ bộ về vấn đề thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN SƠN HÀ TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của huyện Sơn Hà, tỉnhQuảng Ngãi ảnh hưởng đến thực hiện chính sách dân tộc Quảng Ngãi ảnh hưởng đến thực hiện chính sách dân tộc

2.1.1. Sơ lược về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội củahuyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách dân tộc

Sơn Hà là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Quảng Ngãi. Phía đông giáp các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Minh Long; phía tây giáp huyện Sơn Tây; phía nam giáp huyện Ba Tơ và tỉnh Kon Tum; phía bắc giáp các huyện Trà Bồng và Tây Trà. Diện tích 750,31km2. Dân số 65.937 người (năm 2005). Mật độ dân số

khoảng 88 người/km2(1). Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 13 xã, đều lấy chữ Sơn làm đầu (Sơn Trung, Sơn Thượng, Sơn Bao, Sơn Thành, Sơn Hạ, Sơn Nham, Sơn Giang, Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Hải, Sơn Thuỷ, Sơn Kỳ, Sơn Ba), 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)