3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả thực hiện
3.2.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách dân tộc
Đối với công tác tuyên truyền vấn đề cốt lõi cần nhất ở đây là hiệu quả, chất luợng công việc tuyên truyền. trong những năm qua vấn đề tuyên truyền , vận động luôn đuợc thực hiện ở địa phuơng nhưng hiệu quả, chất luợng của nó luôn là vấn đề cần phải nói.
Để giải quyết tốt vấn đề này cần phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, mà quan trọng và trực tiếp là chính quyền địa phương ở cấp xã, cấp huyện. chính sách dân tộc không thể thực hiện được nếu chỉ có Phòng dân tộc huyện, hoặc UBND các xã thực hiện, mà nó cần phải có các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc, thực hiện sự phối hợp tuyên truyền của cơ quan các cấp. phải có sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cấp huyện, xã và đôi khi cần phải có sự quyết liệt, quyết đoán của chính quyền địa phương.
Để có chất lượng và hiệu quả trong công tác tuyên truyền cần phải có kế hoạch, có sự chuẩn bị rõ ràng, công khai, minh bạch và đuợc tập thể đồng tình nhất trí đồng loạt thực hiện. công tác vận động tuyên truyền thực hiện chính sách dân tộc càng có sự chuẩn bị tốt tới đâu thì hiệu quả công việc càng tốt tới đó, tránh sự chồng chéo, thiếu tự tin trong công tác tuyên truyền chính sách dân tộc.
Nội dung của công việc thực hiện chính sách phải rõ ràng; cán bộ thực hiện tuyên truyền phải có tâm huyết với nghề; tránh ngại khó khăn, gian khổ khi thực hiện chính sách ở vùng miền núi, phải chấp nhận đi tuyên truyền vận động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính, phải vuợt rừng,vuợt núi đến tận thôn bản để truyên truyền vận động giải thích cho bà con biết và hiểu đuợc các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Muốn làm tốt công tác tuyên truyền, người tham gia tuyên truyền phải là người có tính guơng mẫu, đã thực hiện tốt chính sách; đối với việc thực hiện tuyên truyền về các mô hình dự án, thì người thực hiện tuyên truyền phải là người đã thực hiện thành công dự án đó, hoặc phải có mô hình thành công, hoặc con người thành công khác thì tuyên truyền người dân mới nghe và làm theo. Tránh truờng hợp chỉ có cán bộ đến nói suông như những gì cán bộ địa phuơng chúng ta đang thực hiện hầu hết trên các vùng miền núi hiện nay.
Tuyên truyền là phải tâm huyết, phải hiểu chính sách dân tộc, phải nắm rõ từng nội dung chủ truơng của Đảng, Nhà nước. tránh truờng hợp người đi tuyên truyền không giải thích được cho dân, đi cho đủ số lượng cán bộ phân công, đi
để chơi …; không được phân biệt giữa dân tộc kinh với dân tộc thiểu số khác, phải sống chan hoà với bà con, phải ăn chung, ngũ chung, sinh hoạt chung lành mạnh với bà con buôn làng để hiểu được phong tục, tập quán canh tác, rồi từng bước thay chuyển tư tuởng mới trong sinh hoạt, canh tác và các hoạt động khác trong đời sống xã hội mà Đảng , Chính phủ đã có chủ trương chính sách, quyết định ban hành… thực hiện.
Công tác tuyên truyền là khâu hết sức quan trọng, nó đưa chính sách dân tộc vào cuộc sống của người dân tộc vùng miền núi, trực tiếp giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế … của đời sống bà con, người dân tộc thiểu số nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy người làm công tác tuyên truyền phải hết sức tâm huyết, phải có kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch đặc ra, không ngại khó, ngại khổ, không lùi bước trước những khó khăn về địa lý, ngôn ngữ, điều kiện sống… nhất là khi thực hiện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách dân tộc
Hàng năm Nhà nước thực hiện rất nhiều các công trình, dự án, các chương trình… nhằm xoá đói, giảm nghèo ở địa phương. để các chương trình dự án của Chính phủ đi vào thực tế đời sống của bà con, không bị thất thoát kinh phí, lảng phí … thì cần phải có công tác kiểm tra giám sát.
Trong thời gian qua công tác giám sát, kiểm tra trên địa bàn huyện luôn được quan tâm và duy trì, nhưng trên thực tế chất lượng chưa tốt, người tham gia giám sát chưa mạnh dạng chỉ ra những việc sai trái, một số dự án chỉ đến có mặt nghiệm thu, khi phát hiện sai trái chỉ mang tính nhắc nhỡ cho khăc phục, sau đó ký biên bản nghiệp thu rồi về và hàng hoá tiếp tục cấp, công trình tiếp tục được hoàn chỉnh thủ tục , quyết toán và đưa vào sử dụng. để khắc phục tình trạng này, đối với nội dung giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách cần làm tốt các nội dung sau:
Một là người tham gia kiểm tra, giám sát phải có 1/3 là cấp trên, và 2/3 trong đoàn giám sát không liên quan đến chủ đầu tư.
Hai là người thực hiện giám sát, kiểm tra phải là người có kiến thức, năng lực về nội dung kiểm tra đó. Khi đến kiểm tra phải có ít nhất 3 người có trình độ chuyên môn chuyên sâu, để họ có thể đánh giá một cách khách quan, trung thực và có sự am hiểu. đừng để như hiện nay, mỗi cơ quan liên quan được mời, cử đi một người tham gia kiểm tra để nghiệm thu nhưng khi đến chỉ biết nhìn về hình thức bên ngoài, đánh giá bên ngoài của công trình chứ không nhận xét gì về bên trong.
Ba là việc kiểm tra của cấp trên phải thực sự sâu sát, không thực hiện qua loa, không kiểm tra theo yêu cầu của chủ đầu tư. Đoàn công tác đến kiểm tra phải tự xác định ngẫu nhiên các chuơng trình dự án mà mình muốn kiểm tra, đừng bao giờ nói trước hay gợi ý chủ đầu tư muốn kiểm tra chổ nào? Thời gian nào?. Khi đến kiểm tra phải đến tận nơi, đừng ngại vùng miền núi khó đi, địa hình xa xôi mà “thôi, ta kiếm chổ nào ngần đây để về chiều còn đi họp”. như thế là không được, chưa sâu sát với bà con, chưa hết trách nhiệm với Đảng, Nhà nước.
Bốn là để tránh nạn khai khống, làm chứng từ để thanh quyết toán rồi thực hiện sau. Việc này lãnh đạo các cấp phải sâu sát, kiểm tra đột xuất và kiên quyết chấn chỉnh. Tránh để xảy ra như vụ Ban Quản lý dự án rừng phòng hộ huyện cho thanh toán tiền mua cây giống nhưng trong 2 năm chưa thực hiện, sau đó kiểm điểm kỷ luật rồi thu hồi, như vậy là quá chậm trể.