Thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cán bộ làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 75)

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.4. Thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cán bộ làm

làm công tác thực hiện chính sách dân tộc ở cấp huyện, cấp xã

Năng lực quản lý lãnh đạo, điều hành, quản lý là những nội dung luôn được đề cập quan tâm nhiều nhất, bởi một lãnh đạo của một địa phương khi thực hiện chính sách dân tộc hay bất kỳ chính sách khác, nếu không có năng lực lãnh đạo, không có năng lực quản lý và điều hành tốt thì sẽ làm giảm đi tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách, thâm chí tệ hơn có thể làm hại chính sách công. Nói về năng lực nó thể hiện thông qua việc họp hành, điều hành, quyết định, quản lý nhân viên … một cán bộ có năng lức tốt sẽ biết xử lý như thế nào cho đúng, hợp lý và hợp tình, không để việc sai trái xảy ra mà không biết. có thể nói hiện nay, vấn đề năng lực cán bộ luôn được đề cập và nhắc tới, nó vừa là mặt để đánh giá cán bộ vừa là cơ sở để khi xảy ra vụ việc cán bộ có thể đỗ lỗi do trình độ năng lực yếu kém.

Đối với huyện Sơn Hà, là một huyện miền núi, thuộc 62 huyện nghèo nhất cả nước, cán bộ cấp xã đa số là người dân tộc thiểu số, trình độ mặt bằng chung của cán bộ huyện và xã, theo nhận định cá nhân có thể nói ở mức trung bình khá (tức là có thể nhận định và xử lý các chính sách theo yêu cầu nhưng chưa có thể tận dụng chính sách để phối hợp phát triển kinh tế- xã hội một cách triệt để). Một chính sách của Chính phủ ban hành có yêu cầu hiệu quả mong đợi rất cao và có cái hình tổng quát nhằm gắn kết đẩy mạnh phát triển cả những khu vực thông qua những việc làm nhỏ ở chính sách cụ thể. Nếu một cán bộ có năng lực lãnh đạo, biết quản lý và điều hành tốt thì sẽ tận dụng những chính sách này, biến nó thành cái chính sách của mình nhằm phát triển chung cả vùng thì cái này cán bộ lãnh đạo huyện chưa làm tốt. cụ thể:

Hàng năm huyện Sơn Hà có các chính sách 30a, Chương trình 135, chương trình 167, các nguồn vốn vay, vốn hộ trợ của các tổ chức trong và ngoài

nước, từ nguồn thu ngân sách … tấc cả những nguồn vốn đó thường được tập trung đầu tư vào các cơ sở hạ tầng như điện, đường , trường trạm, thủy lợi và phát triển nông , lâm nghiệp … đây là những công việc cần thiết không thể thiếu, nhưng thiết nghĩ vẫn chưa đủ, nếu lãnh đạo cơ năng lực tốt, có khả năng quản lý điều hành sẽ biết kết hợp từ các nguồn lực sẵn có từ các chính sách của Chính phủ ban hành, tạo cơ chế mở, thông tin lên đại chúng để mở cửa cho doanh nghiệp vào phối hợp với huyện, với các chính sách để tạo ra con đường lưu thông hàng hóa. Hiện nay, các chính sách, đặc biệt chính sách hỗ trợ về nông nghiệp, các hợp đồng mua cây cây con giống không có đầu ra, đầu tư cái gì cũng chờ vào sự may rủi, suy tính cá nhân, dự báo cá nhân … chứ chưa tính toán một cách lô rít khoa khọc, chưa kết nối được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm để tạo đầu ra ổn định. Cái này nếu trách thì chỉ có thể nghĩ tới năng lực lãnh đạo quản lý điều hành của chúng ta.

Người dân huyện Sơn Hà phát triển đến ngày hôm nay đó là nhờ công rất lớn đối với các lãnh đạo qua các thời kỳ đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tập trung chỉ đạo sản xuất để người dân có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chính nhờ các nhà máy keo, nhà máy mỳ của các địa phương khác mà cây keo, cây mỳ được người dân trồng lên, đã góp phần không nhỏ giúp người dân huyện Sơn Hà thay da đổi thịt, người dân đã từng bước ổn định đời sống, có nhà cửa, ti vi, xe máy, cuộc sống đầy đủ sung túc hơn so với trước đây, chứ không phải nhờ vào sự quy hoạch chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện.

Dự báo trong thời gian tới, Việt Nam gia nhập WTO, TPP là một cơ hội lớn cho các nhà lãnh đạo, quản lý tìm kiếm các doanh nghiệp, kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư. Đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý, điều hành thể hiện năng lực của mình trong thực hiện chính sách, đặc biệt đối với huyện Miền núi như huyện Sơn Hà về phát triển ngành nghề, dịch vụ nông nghiệp.

Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành không chỉ thể hiện qua việc lãnh đạo cầm tờ giấy đọc những gì của người tham mưu viết, không chỉ thể hiện tác phong đi lại phát biểu, không chỉ dừng lại ở những lời hứa mơ hồ … mà nó thể hiện ở cái chúng ta làm được gì? Làm ra cái gì? Và làm như thế nào? Thiết nghĩ đó mới là năng lực lãnh đạo thực sự của những người biết lãnh đạo, điều hành, quản lý.

2.2.5. Thực trạng công tác ngăn ngừa, đấu tranh chống tham ô, tham nhũng Đây là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp nhất trên địa bàn huyện. hàng năm Đảng ủy - UBND huyện và các đơn vị có liên quan điều ra sức thực hiện nội dung này bằng các khẩu hiệu tuyên tuyền, bằng các văn bản cụ thể như Nghị quyết, chỉ thị, đăng ký thi đua … nhìn chung trên địa bàn chưa có trường hợp nào phải đưa ra và xử lý trước công chúng, cơ quan đơn vị.

Nhưng phải nhìn nhận một thực tế rằng, việc tham ô, tham nhũng không phải không có, mà nó đã và đang diễn ra đâu đó trong đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã. Vấn đề này không khó khăn gì để nhận biết và phát hiện. chúng ta hãy giả danh là một chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp và thử làm một cuộc khảo sát vào các doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư hỏi các doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án đầu tư xây dựng, các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp … họ phải chi phí như thế nào? Có phải chi không? bao nhiêu phần trăm? … chúng ta sẽ có câu trả lời ngay, hiện nay có tham ô, tham nhũng hay không? đây là vấn đề đáng lo ngại không chỉ xảy ra trên địa bàn huyện Sơn Hà, mà đây còn là vấn nạn chung của cả nước. ai cũng biết, ai cũng hiểu những có thực sự muốn làm hay không? làm như thế nào? muốn làm thì ai sẽ đứng ra làm? giám làm hay không? làm thì ai bảo vệ? bảo vệ như thế nào?… câu trả lời đó không quá khó để trả lời nhưng có thực hiện trên thực tế hay không đó là một vấn đề khác.

Huyện Sơn Hà là một huyện miền núi nghèo, thuộc 62 huyện nghèo cả nước, có diện tích nhỏ hẹp. hàng năm, huyện được Nhà nước phân bổ kinh phí về để thực hiện rất nhiều các chương trình dự án, như: chương trình 135, chương

trình 30a, Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, vốn ngân sách, vốn nước ngoài … nên các hợp đồng luôn được thực hiện trong năm với các nội dung và dự án khác nhau. Việc có hay không chuyện tham ô tham nhũng trong các dự án, chương trình này không khó trả lời, ai cũng biết, ai cũng hiểu, nhưng có một thực tế có thể khẳng định rằng, huyện Sơn Hà chưa có vụ việc tham ô, tham nhũng nào bị đưa ra trước công luận. đến nay có thể gọi cán bộ huyện Sơn Hà trong sạch.

2.3. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi Trong những 5 năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban dân tộc tỉnh, sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Huyện ủy, HĐND,UBND huyện, sự vận động của Mặt trận và các tổ chức thành viên, công tác phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện của các cấp, các ngành và nỗ lực của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nên tốc độ phát triển kinh tế ổn định; sản xuất nông lâm nghiệp có bước phát triển; quản lý điều hành của chỉnh quyền các cấp có tiến bộ; khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được chú trọng chỉ đạo, nguồn vốn được đầu tư có trọng điểm nên công trình đưa vào sử dụng phục vụ tốt

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh.

Lĩnh vực kinh tế: các hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Hà đã từng bước biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình, trong những năm qua, nhờ có sự đầu tư của nhà nước về cơ sở hạ tầng (giao thông, điện và hệ thống thủy lợi …) nên bà con có điều kiện trồng mỳ, trồng keo, giao thương buôn bán … rất thuận lợi.

Lĩnh vực văn hóa – xã hội đã có những bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, cụ thể: tỷ lệ hộ có Ti vi để xem truyền hình khoảng 80%, tỷ lệ hộ có phương tiện xe gắn máy để di chuyển, giao lưu văn hóa 90%, các chính sách hỗ trợ cho người đồng bào được thực hiện đúng và đảm bảo 100% kinh phí được giao, các chính sách đối với người có công,

kịp thời. Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên và đảm bảo có chất lượng nên đã từng bước đẩy lùi các tệ nạn mê tín di đoan, nghi kỵ cầm đồ thuốc độc… trong địa bàn huyện.

Phong trào đoàn kết, bảo vệ an ninh đã được đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện hưởng ứng mạnh mẽ. Nhờ đó tình hình An ninh, chính trị và trật tự xã hội trong thời gian qua luôn duy trì và ổn định, công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Kết quả thực hiện các chính sách, cụ thể như sau: 2.3.1. Chương trình 135 (từ năm 2014-2016)

Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010). Hiện nay Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách 2.275 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm giai đoạn 2016-2020.

Bảng 2.1: Vốn phân bổ theo chương trình 135 trên địa bàn huyện Sơn Hà từ năm 2014 - 2016

ĐVT Kinh phí: 1.000 đồng

STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Vốn được phân bổ các 13.421 12.293 11.391

năm

2 Giải ngân 12.362 11.569 9.632

3 Chênh lệch 1.059 724 1.759

4 Tỷ lệ % so với Vốn cấp 7,89 5,89 15,44

(Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Sơn Hà) - Kết quả thực hiện: qua các năm UBND huyện đã chủ động thường xuyên phân bổ nguồn vốn đúng, đủ và kịp thời cho UBND các xã làm chủ đầu tư. Kết quả, đã xây dựng 47 công trình, di tu bảo dưỡng 6 công trình, hỗ trợ sản xuất cho bà con: 197 con heo móng cái sinh sản, 4.300 con gà, 225 con vịt, 12 con trâu, 2 con bò, 1.163.147 cây keo giống, 15.000 giống cây xà cừ, 2.500 kg phân Ure .

Việc đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, nhà sinh họat cộng đồng, công trình điện đã góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện; tạo điều kiện cho việc đi lại và lưu thông hàng hoá; chủ động nước tưới; có nơi sinh họat, họp hành; đầu tư kinh phí hỗ trợ sản xuất, tạo cho bà con từng bước biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao nhằm ổn định, góp phần từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

- Những mặt còn hạn chế của chương trình:

+ Hàng năm vốn hợ trợ sản xuất phân bổ về địa phương để hỗ trợ cho bà con để bà con có nhiều cơ hội sản xuất, chăn nuôi vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đánh,

chính sách hỗ trợ không chịu làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

+ Việc giao kinh phí về cho các chủ đầu tư là các cơ quan Nhà nước sẽ gây ra tình trạng tham ô, tham nhũng, chạy dự án …

+ Một số nội dung đào tạo chưa thật sự gắng với việc làm của người dân, chưa ứng dụng nội dung đào tạo trong công việc.

2.3.2. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/QĐ-TTg

Sau 6 năm thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc diện hộ nghèo ở vùng khó khăn, hàng vạn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Sơn Hà nói riêng đã được nhận hỗ trợ, góp phần không nhỏ vào công tác giảm nghèo tại các địa phương. Song việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn cũng bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc.

Tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ bằng hiện vật, cây giống, phân bón và muối iốt cho hơn 1 triệu lượt hộ nghèo, với tổng kinh phí trên 120 tỷ đồng. Theo quyết định của Thủ tướng, những hộ nghèo của 10 huyện, thị và thành phố trên địa bàn tỉnh đều được hỗ trợ. Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở các xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn được hỗ trợ 80.000 đồng/người/năm. Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là 100.000 đồng/người/năm, để các đối tượng thụ hưởng chính sách chủ động mua sắm nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống phù hợp với thực tế của từng hộ. Bên cạnh đó, các hộ nghèo có thể lựa chọn hình thức hỗ trợ bằng giống cây trồng, vật nuôi; phân bón hóa học hoặc muối iốt.

Đến nay, sau 6 năm triển khai chương trình hỗ trợ theo Quyết định 102 đời sống người dân, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số đã đổi thay rõ nét. Nhận thức của người dân có chuyển biến tích cực, nhiều mô hình

trồng, vật nuôi, đưa các giống cây, con có năng suất cao vào áp dụng. Thay vì lối sống du canh du cư, nay bà con đã biết an cư lạc nghiệp, đời sống ngày một nâng lên. Nhiều gia đình có của ăn, của để, mua sắm được tiện nghi sinh hoạt.

Bảng 2.2: Vốn hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo trên địa bàn

huyện Sơn Hà từ năm 2014 - 2016

ĐVT kinh phí: 1000đ

STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Số hộ hỗ trợ 2.471 2.014 1.513

2 Số khẩu hỗ trợ 8.456 6.913 4.998

3 Vốn được phân bổ các năm 722.396 646.566 477.400

4 Giải ngân 693.542 563.256 465.633

5 Chênh lệch 28.854 83.310 11.767

6 Tỷ lệ phần trăm giải ngân 3,99 12,88 2,46

(Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Sơn Hà)

- Kết quả đạt được: trong những năm qua, chính sách này đã

đóng góp một phần không nhỏ trong việc hỗ trợ vốn cho nguời dân nghèo trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, giúp bà con có được giống để đưa vào sản xuất, chăn nuôi.

- Những mặt còn hạn chế:

+ Quyết định này nguồn vốn quy định hỗ trợ quá thấp, chỉ có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)