Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư và viện trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai với nhiều nguồn lực trong và ngoài nước. Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là một trong những nguồn lực hỗ trợ tích cực góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Dự án của các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tuy quy mô và giá trị không lớn nhưng đã tạo ra hiệu quả trực tiếp cho người dân, tạo ra những khu vực dân cư được nâng cao chất lượng cuộc sống mang tính lâu dài. Trong
các lĩnh vực ưu tiên, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam tập trung hỗ trợ chủ yếu vào y tế và giáo dục vì xác định đây là yếu tố then chốt đảm bảo nền tảng cho phát triển bền vững. Các dự án đã tạo điều kiện cho người dân trong lĩnh vực sức khỏe, khám chữa bệnh, nhất là người dân tộc thiểu số vốn khả năng tiếp cận tới các dịch vụ y tế còn rất hạn chế. Tại huyện Sơn Hà, hàng năm vẫn có nhiều dự án triển khai và số vố được phân bổ hàng năm như sau:
Bảng 2.10: Vốn hỗ trợ của nước ngoài địa bàn huyện Sơn Hà từ năm 2014 – 2016
ĐVT kinh phí: 1000đ
STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Vốn được phân bổ các năm 1.500.000 1.000.000 1.600000
2 Giải ngân 1.500.000 1.000.000 1.600.000
3 Chênh lệch 0 0 0
4 Tỷ lệ phần trăm giải ngân 0,00 0,00 0,00
(Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Sơn Hà) Trong những năm qua, huyện Sơn Hà được các tổ chức phi chính phủ,
các nước như Ailen, Phần Lan hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Đây là những dự án quan trọng, nhằm giúp cho bà con có được đường giao thông, thuỷ lợi, trường học … 2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Ưu điểm
+ Chính sách dân tộc của Chính phủ đã từng bước làm thay đổi cuộc sống trên buôn làng của người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Làm cho kinh tế gia đình nói riêng và kinh tế huyện nhà nói chung từng bước được phát triển, đời sống vật chất tinh thần ngày càng tốt hơn, cơ sở hạ tầng được đảm bảo, hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa … từng bước được xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng.
+ Chính sách dân tộc đã giúp cho người dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức về nhiều mặt, trong đó có cả chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. giúp người dân tộc thiểu số từng bước hiểu được bản chất, mục đích của chính sách dân tộc và ngày càng tin tưởng hơn vào đường lối chủ trương của Đảng. Tránh bị các thế lực thù địch xuyên tạc, lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân tộc để chống phá nhà nước.
+ Chính sách đã giúp cho người dân tộc thiểu số thoát nghèo, người đau ốm có bảo hiểm y tế, có trạm y tế, trẻ em được đến trường đến lớp, được vui chơi sinh hoạt cộng đồng; chính sách giúp người dân tộc thiểu số gần gủi hơn với người dân tộc đa số, giúp kiến thức của người dân tộc đa số, của thế giới từng bước bước vào đời sống sinh hoạt của người dân tộc thiểu số, giúp các dân tộc có điều kiện xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và hiểu biết nhau hơn. đây là cái tinh hoa, cái tốt nhất mà chính sách dân tộc đã mang lại cho người dân tộc thiểu số.
2.4.2. Những hạn chế, bất cập của chính sách dân tộc hiện nay
+ Các chính sách dân tộc đầu tư quá dàng trãi, chính sách đầu tư không tập trung đầu tư vào một lĩnh vực, một thế mạnh của vùng hay một điểm yếu của một tập thể người dân … mà đầu tư hỗ trợ áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam nên chưa thực sự phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các vùng, địa phương khác nhau trên đất nước, trong đó có huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi; Nguồn đầu tư kinh phí thấp nên chưa thực sự tạo tác động mạnh mẽ giúp người dân tộc thiểu số rút ngắn thời gian, rút ngắn nhận thức về phát triển kinh tế, chưa giúp người dân tộc thiểu số sớm bắt kịp với nhịp cầu phát triển kinh tế của cả nước. ví dụ Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, Chương trình 135 …
+ Chính sách dân tộc tập trung vào vấn đề hỗ trợ, chứ chưa gắng kết được tất cả các khâu từ đầu vào đến chính sách hỗ trợ đầu ra của sản phẩm; chưa kết nối, kích cầu được doanh nghiệp đi cùng chính sách.
+ Chính sách dân tộc làm người dân tộc thiểu số trông chờ và ỉ lại chính sách hỗ trợ, gây phản tác dụng và hiệu quả mong đợi chính sách.
+ Việc phân bổ nguồn vốn của một số dự án, quyết định của Chính Phủ về các chính sách dân tộc còn quá chậm. Đến thời gian triển khai thì chính sách này không còn phù hợp do điều kiện phát triển, do sự thay đổi trong đời sống, sinh hoạt của người dân …
2.4.3. Nguyên Nhân của các hạn chế, bất cập
- Nguyên nhân của việc đầu tư dàn trãi là do cơ chế chính sách, do quy định và yêu cầu của chính sách. Việc tổ chức thực hiện ở địa phương là làm theo chủ trương của cấp trên, theo các văn bản của cấp trên.
- Việc chưa tạo sự gắn kết giữa sử dụng đồng vốn hỗ trợ của Nhà nước với nhau hay việc chưa lồng ghép trong thực hiện các dự án khác với các nguồn vốn nhà nước là do tránh nhiệm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Do trình độ, năng lực của người đứng đầu.
- Chính sách làm cho người dân trông chờ ỉ lại, nguyên nhân là do công tác tuyên truyền của cán bộ chưa tốt, chưa sâu sát … làm cho người dân có tư tưởng trông chờ ỷ lại, không những không muốn làm ăn, phát triển kinh tế mà ngược lại còn có tác động xấu, gây ảnh hưởng đến chính sách. Và một nguyên nhân khác là do trình độ nhận thức của người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện học tập, điều kiện xã hội, điều kiện sống, trình độ dân trí của vùng đặc biệt khó khăn …
- Việc phân bổ nguồn vốn chính sách chậm, là do việc cân đối nguồn vốn, chính sách của Chính phủ hàng năm. Có những chính sách sớm được khảo sát xây dựng đề án và phân bổ nguồn kinh phí, nhưng cũng có không ít chính sách phải mất 2-3 năm mới có nguồn vốn thực hiện.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương II là chương tập trung vào những thực trạng thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Nội dung nêu ra những thành công và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách trên địa bàn huyện. Giúp cho người đọc thấy rõ về điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách như thế nào, thấy rõ tính ưu việc của những chính sách dân tộc đang thực hiện, thấy rõ những kết quả thành công trong việc thực hiện chính sách dân tộc và qua đó cũng chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế, những vấn đề cần phải tiếp tục khắc phục trong thời gian tới để vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển hơn, chính sách thực hiện có hiệu quả hơn.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộcTạo sao phải yêu cầu nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân Tạo sao phải yêu cầu nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc?. Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện chính sách dân tộc có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành công hay thất bại của một chính sách, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, đến các đối tượng được thụ hưởng, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khóa khăn. Tập trung nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc sẽ là tiền đề, là cơ sở để đưa chính sách đi vào cuộc sống, giúp chính sách đạt được mục đích, hiệu quả mong đợi khi ban hành.
Sơn Hà là một huyện miền núi, thuộc 62 huyện nghèo của cả nước, có 82% người dân tộc thiểu số đang sinh sống, đời sống của bà con người dân tộc còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, bà con đại đa số làm ăn theo tập quán, truyền thống cũ, lạc hậu , kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn… để giúp chính sách dân tộc đi vào đời sống thực tế của bà con, giúp bà con nâng cao nhận thức, thay đổi cách nghỉ, cách làm, giúp địa phương phát triển kinh tế xã hội và giải quyết những khó khăn trên thì cần phải thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc.
Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách luôn được tổ chức một cách thường xuyên, duy trì đảm bảo các nội dung theo yêu cầu của chính sách, nhưng trên thực tế qua thực hiện vẫn còn những tồn tại khuyết điểm như đã trình bày ở chương 2, chính vì vậy, để chính sách được thực hiện tốt hơn, đảm bảo đáp ứng theo các yêu cầu , mục đích của chính sách, thì cần phải tiếp tục đổi mới và nâng cap hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc.
3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả thựchiện chính sách dân tộc hiện chính sách dân tộc
Việc thực hiện chính sách dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không những giúp giải quyết các vấn đề về dân tộc mà còn góp phần thúc đẩy nhu cầu phát triển sản xuất trong nhân dân vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế , ổn định chính trị, bảo đảm an ninh trật tự của đất nước. Chính vì vậy, để thực hiện những mục tiêu đó, cần phải có những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách sách dân tộc, cụ thể như sau:
3.2.1. Đổi mới nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc thựchiện chính sách dân tộc hiện chính sách dân tộc
Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng và hết sức khó khăn, phải có sự vào cuộc của cả một tập thể cơ quan chức năng để tạo ra chuyển biến trong nhận thức, suy nghĩ của cán bộ thực hiện chính sách dân tộc. tránh việc đơn giản hoá , xem nhẹ việc thực hiện chính sách dân tộc.
Một là phải tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức việc thực hiện chính sách dân tộc cho cán bộ và những người thực hiện chính sách, giúp cho mọi người thấy được những tác động tích cực của việc thực hiện chính sách đến đời sống của người dân vùng miền núi, nhằm tạo sự chuyển biến về mặt phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế vùng.
Hai là để đổi mới nhận thức, để mọi người thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách, không có cách nào khác là phải tạo ra những con người thực hiện chính sách dân tộc tâm huyết, phải có những mô hình, gương điên hình về thực hiện chính sách dân tộc thực tế để từng bước làm thay đổi về tư duy nhận thức của mọi người, bằng những công việc và con người thực tế.
Ba là nhận thức không thể một sớm một chiều mà có được, chính vì vậy, cần phải có sự duy trì, kiên trì và sự đổi mới phù hợp với thực tế, với nhu cầu
phát triển chung của thời đại để từ đó dần dần thay đổi nhận thức vào nhiệm vụ thực hiện chính sách dân tộc của đất nước.
3.2.2. Đổi mới cách thức, phương pháp tổ chức thực hiện chính sáchCách thức và phương pháp tổ chức thực hiện chính sách dân tộc góp Cách thức và phương pháp tổ chức thực hiện chính sách dân tộc góp phần thực hiện thành công các chính sách ở địa phương, nơi trực tiếp thực hiện chính sách. Một chính sách không có phương pháp, không có cách tổ chức tốt sẽ không bao giờ thực hiện được tốt, vì vậy không chỉ riêng huyện Sơn Hà mà còn các địa phương khác trong cả nước cần phải có sự đổi mới về cách thực hiện, phương pháp tổ chức thực hiện sao cho đảm bảo, hợp lý. Cụ thể huyện Sơn Hà cần phải thực hiện các nội dung sau:
Một là phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một cách rõ ràng, có phân công phân nhiệm cụ thể, từng nội dung, từng công việc trong thực hiện chính sách dân tộc, không để thực hiện một cách chồng chéo, gặp ai thì giao người nấy, hoặc cái có lợi về kinh tế thì làm mà cái không có lợi ích thì giao việc cho người khác … thì như thế là không được.
Hai là phải học tập những phương pháp tổ chức thực hiện chính sách của các cơ quan đơn vị bạn, những người thực hiện tốt các chương trình chính sách; không thực hiện chính sách theo ý chủ quan, cảm tính …
Ba là tránh lợi dụng những sơ hở của chính sách, những điều kiện chung để tổ chức thực hiện chính sách dân tộc theo ý kiến, nhận định cá nhân của riêng mình; cần nhận thức đúng, đổi mới đúng và phù hợp với thực tế khi thực hiện chính sách dân tộc.
3.2.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách dân tộc
Đối với công tác tuyên truyền vấn đề cốt lõi cần nhất ở đây là hiệu quả, chất luợng công việc tuyên truyền. trong những năm qua vấn đề tuyên truyền , vận động luôn đuợc thực hiện ở địa phuơng nhưng hiệu quả, chất luợng của nó luôn là vấn đề cần phải nói.
Để giải quyết tốt vấn đề này cần phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, mà quan trọng và trực tiếp là chính quyền địa phương ở cấp xã, cấp huyện. chính sách dân tộc không thể thực hiện được nếu chỉ có Phòng dân tộc huyện, hoặc UBND các xã thực hiện, mà nó cần phải có các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc, thực hiện sự phối hợp tuyên truyền của cơ quan các cấp. phải có sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cấp huyện, xã và đôi khi cần phải có sự quyết liệt, quyết đoán của chính quyền địa phương.
Để có chất lượng và hiệu quả trong công tác tuyên truyền cần phải có kế hoạch, có sự chuẩn bị rõ ràng, công khai, minh bạch và đuợc tập thể đồng tình nhất trí đồng loạt thực hiện. công tác vận động tuyên truyền thực hiện chính sách dân tộc càng có sự chuẩn bị tốt tới đâu thì hiệu quả công việc càng tốt tới đó, tránh sự chồng chéo, thiếu tự tin trong công tác tuyên truyền chính sách dân tộc.
Nội dung của công việc thực hiện chính sách phải rõ ràng; cán bộ thực hiện tuyên truyền phải có tâm huyết với nghề; tránh ngại khó khăn, gian khổ khi thực hiện chính sách ở vùng miền núi, phải chấp nhận đi tuyên truyền vận động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính, phải vuợt rừng,vuợt núi đến tận thôn bản để truyên truyền vận động giải thích cho bà con biết và hiểu đuợc các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Muốn làm tốt công tác tuyên truyền, người tham gia tuyên truyền phải là người có tính guơng mẫu, đã thực hiện tốt chính sách; đối với việc thực hiện tuyên truyền về các mô hình dự án, thì người thực hiện tuyên truyền phải là người đã thực hiện thành công dự án đó, hoặc phải có mô hình thành công, hoặc con người thành công khác thì tuyên truyền người dân mới nghe và làm theo. Tránh truờng hợp chỉ có cán bộ đến nói suông như những gì cán bộ địa phuơng chúng ta đang thực hiện hầu hết trên các vùng miền núi hiện nay.