Sơn Hà có cư dân chủ yếu là dân tộc Hrê, dân tộc Kinh, dân tộc Ca Dong, một ít người dân tộc Cor và các dân tộc khác. Diễn tiến dân số phát triển khá mạnh, trong vòng 30 năm từ 1975 đến 2005, dân số Sơn Hà tăng gấp đôi (từ 32.737 lên 65.937 người - chưa kể huyện Sơn Tây tách lập từ năm 1994). Mật độ dân số
Trong tổng số dân 65.937 người có đến 54.434 người dân tộc Hrê. Đến 31.12.2005, ở Sơn Hà, tính theo dân tộc có: 1) dân tộc Hrê 54.434 người, cư trú ở khắp các địa phương trong huyện, nhưng đông nhất là ở xã Sơn Hạ (6.447 người), kế đến là Sơn Kỳ (5.474 người), thị trấn Di Lăng (4.607 người), Sơn Thành (4.930 người), Sơn Cao (4.126 người), xã ít nhất là Sơn Hải cũng có đến 2.343 người; 2)dân tộc Kinh 11.331 người, cư trú ở khắp các xã, đông nhất là ở thị trấn Di Lăng (3.777 người), xã Sơn Thành (1.840 người), xã Sơn Hạ (1.472 người), xã ít nhất là Sơn Ba (182 người); 3) Dân tộc Ca Dong 327 người, cư trú chủ yếu ở thị trấn Di Lăng (218 người); 4) Dân tộc Cor 161 người, chủ yếu ở Di Lăng (141 người). Ngoài ra, còn có các dân tộc khác và khách vãng lai.
Đồng bào dân tộc Hrê ở Sơn Hà chủ yếu làm ruộng nước, nương rẫy, còn lưu giữ được những di sản văn hóa dân tộc quý báu. dân tộc Kinh cư trú chủ yếu
ở huyện lỵ và các xã phía đông huyện, có đặc điểm chung của người Kinh và có sự giao lưu, giao thoa văn hóa với các dân tộc anh em trong huyện. Dân tộc Ca Dong có đặc điểm chung với người Ca Dong ở huyện Sơn Tây. Các dân tộc anh em ở Sơn Hà sống đoàn kết, tương trợ nhau, có lúc đã vượt qua thử thách lớn lao đối phó với chính sách chia rẽ dân tộc của bọn thực dân để cùng thắt chặt tình nghĩa anh em
Cộng đồng người dân tộc H’rê tương đối thuần nhất. Người H’rê coi các huyện Minh Long, Sơn Hà, Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và huyện An Lão, tỉnh Bình Định là vùng đất mà tổ tiên họ đã khai phá từ xa xưa với những truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc gắn bó với núi Mum, núi Cao Muôn …
Tiếng nói của người H’rê thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me. Nhiều kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tính gần gũi giữa tiếng nói của người H’rê với tiếng nói của người Xơ đăng, Ba Na … trong khu vực Bắc Tây nguyên với tỷ lệ có từ giống nhau khá cao. Trong kháng chiến chống Mỹ vào năm 1962-1963, bộ vần H’rê ra đời trên cơ sở chữ cái la tinh, nhưng do chiến tranh kéo dài, nên đã bị mai một.
Người H’rê biết làm lúa nước từ khá sớm, ở vùng cao trước đây đồng bào sinh sống chủ yếu bằng nghề phát nương, làm rẫy, săn bắn thú rừng, tính cách thật thà chất phát. Đồng bào có phong tục “ gác chòi để chứa thóc gạo, để của ở ven khe, không lấy trộm của nhau. Dẫu nghèo cực vẫn không ăn xin. Ngòa việc săn bắn, không cơ bạc chơi bời, tính rất thuần phác. Trai gái không hòa gian”, có tinh thần thượng võ, có ý chí và trình độ chiến đấu cao, trọng danh dự, tự tôn tự lập. Nhiều đồng bào không biết chữ, không biết mùa , năm, không biết mình đã sống bao nhiêu tuổi, nhưng trong ứng xử quan hệ với nhau và với các tộc người khác thì nói như “thắt gút”, “như rựa chém vào cột”. Để ghi nhớ mỗi lời hứa, mỗi mùa rẫy họ thường thắt gút trên sợi mây, hoặc khắc một nhát rựa vào cột nhà để nhớ. Đồng bào đã tin là theo, đã ưng cái bụng là làm, đã không ưng là chống đến cùng.
Trong quá trình mở mang bờ cõi về phương Nam của các triều đại phong kiến, dân tộc kinh đến vùng đất Quảng Ngãi từ thế kỷ XV, XVI, sau đó một số chuyển cư dần lên Sơn Hà. Đến đầu thế kỷ XX hình thành các làng người dân tộc kinh dầu tiên ở huyện Sơn Hà, đặc tên là làng Di Lăng (huyện lỵ ngày nay). Dân tộc Kinh ở Sơn Hà cũng rất chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại, kiệm ước, hiếu học, thông minh, kiên cường, bất khuất. Trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa, hai cộng đồng cư dân H’rê và Kinh ở huyện Sơn Hà ngày càng hiểu biết tiếng nói, tính cách, phong tục, tập quán của nhau, nên ngày càng đoàn kết hơn.
Hầu hết người H’rê ở huyện Sơn Hà đều lấy họ Đinh. Sau cách mạng Tháng tám 1945, một số ít người mang họ Nguyễn, họ Phạm, Trần, lót chữ Văn. Cuộc sống chủ yếu là nghề nông, từ khá sớm, đồng bào ở vùng thấp đã biết khai phá đất đai, tận dụng nguồn nước sẵn có để trồng lúa nước. Có những khoảnh ruộng rộng hàng sào, hàng mẫu, nhưng cũng có nhiều đám ruộng bậc thang nhỏ hẹp. Một số diện tích có điều kiện cấy mỗi năm hai vụ, còn phần lớn chỉ làm được một vụ. nông cụ và phương pháp canh tác tương tự như vùng đồng bằng. Mặc dù
chưa quen làm cỏ, bón phân cho lúa, vì sợ “ma bắt”. Năng suất lúa phụ thuộc vào chất đất, thời tiết, bảo vệ không cho chim thú phá hoại. ruộng tốt có thể đạt khoảng 2 tấn/ha/vụ. Ruộng xấu thu hoạch được khoảng 700 kg/ha/vụ. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Sơn Hà
Để thực hiện tổ chức tốt một chính sách Sơn Hà có thể nói như sau: Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách dân tộc. Sau khi có Quyết định của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban dân tộc tỉnh, UBND huyện tiến hành thực hiện bước 1, đây là nội dung công việc đầu tiên của việc thực hiện chính sách dân tộc ở cấp huyện, trực tiếp thực hiện nội dung này là Phòng dân tộc huyện.
Đối với nội dung này hàng năm UBND huyện Sơn Hà luôn thực hiện tốt và kịp thời theo yêu cầu của Ban dân tộc tỉnh và UBND tỉnh Quảng Ngãi. Một số nội dung kế hoạch có thể có chất lượng chưa tốt, chưa đảm bảo vì lý do thời gian yêu cầu báo cáo xây dựng kế hoạch gấp, không có thời gian điều tra khảo sát, rà soát, kiểm chứng … để xây dựng kế hoạch. Nhưng cơ bản các nội dụng kế hoạch điều thực hiện tốt, đảm bảo có chất lượng đạt 80-90 %.
Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền về chính sách dân tộc.
Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, UBND huyện giao cho phòng dân tộc phối hợp với các đơn vị có liên quan trên từng chính sách để thực hiện tổ chức phổ biến, tuyên truyền, thực hiện về chính sách dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể một số chính sách:
Thực hiện chính sách theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, Quyết định 289/QĐ-TTg … thì tổ chức phối hợp với UBND các xã tổ chức phổ biến, tuyên truyền và thực hiện trực tiếp đến tận tay người dân hưởng lợi.
Chính sách theo quyết định 18/2011/QĐ-TTg thì Phòng dân tộc phối hợp với Công an, Quân sự, Phòng tư Pháp, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện, UBND các xã để tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách phát luật, chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.
Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách dân tộc.
Phòng dân tộc là cơ quan trực tiếp tham mưu UBND huyện về tổ chức phân công phối hợp thực hiện chính sách dân tộc. Trong thời gian qua Phòng đã tham mưu UBND huyện phê duyệt ban hành các văn bản, các quy chế phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị địa phương trên địa bàn huyện về thực hiện chính sách dân tộc, cụ thể: Đã ban hành quy chế phối hợp giữa Phòng dân tộc và Ban dân vận huyện ủy; Quy chế phối hợp giữa Phòng dân tộc và UBND 05 xã; Quy chế phối hợp giữa Phòng dân tộc và CQQS- Công an huyện ; quy chế phối hợp giữa Phòng dân tộc và các Phòng ban đơn vị trực thuộc UBND huyện …
Nhờ vậy trong những năm qua, việc thực hiện luôn được thực hiện nghiêm túc và duy trì ổn định, các nội dung công việc được thực hiện nhanh chóng và kịp thời, các cơ quan phối hợp luôn thực hiện có trách nhiệm trong việc giải quyết công việc. gắn với đó hàng năm tổ chức họp đánh giá, biểu dương, phê bình và khen thưởng các đơn vị phối hợp thực hiện chính sách , nhờ đó công tác thực hiện chính sách luôn đảm bảo và khắc phục khuyết điểm kịp thời.
Nhìn chung trong thời gian qua, tình hình thực hiện công tác phối hợp là rất tốt, Tuy nhiên vẫn còn có những mặt hạn chế của nó, cụ thể như sau:
- Khi ban hành văn bản thì có đầy đủ các cơ quan đơn vị, phòng ban liên quan để cùng nhau thực hiện chính sách, nhưng khi thực hiện chính sách thì chỉ có một vài đơn vị tham gia, có những đơn vị cả năm không tham gia một lần. đây là vấn đề rất khó khăn chung đối với các đơn vị ở địa phương. Thường thì đơn vị nào chủ công, chủ trì sẽ lo thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ thực hiện chính sách, còn những đơn vị có liên quan thì chủ yếu tham gia trong hội họp, đánh giá nhận xét, còn ngoài ra thì để cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện.
- Các đơn vị phối hợp không tham gia hoặc ít tham gia trong các văn bản góp ý thực hiện chính sách, ít nhiệt tình trong việc trao đổi và cung cấp thông tin, thường phải tham mưu cho UBND huyện phải sử dụng văn bản để yêu cầu các đơn vị báo cáo tổng hợp, mất thời gian.
- Các cơ quan đơn vị chưa phối hợp tốt trong công tác cải cách các thủ tục hành chính, chưa đưa ra một phương pháp giải quyết chung nhằm giải quyết các nội dung thực hiện chính sách, lấy một ví dụ cụ thể: đối với hợp phần phát triển sản xuất, sau khi có Quyết định phân khai vốn của UBND tỉnh về, UBND huyện tổ chức phân khai kinh phí cho các xã, sau đó các xã xây dựng phương án trình UBND huyện thẩm định, UBND huyện thẩm định xong UBND các xã mới có thể thực hiện. đấy là đúng quy trình, nhưng quy trình trên nó thường không được thực hiện suông sẽ như chúng ta vừa đọc qua, nó rất mất thời gian để các cơ quan thực hiện qua các bước đó, thường thì mất khoảng 2-4 tháng để xử lý hoàn thành các thủ tục cho UBND xã thực hiện, đến thời điểm thực hiện thì không đúng mùa vụ, thời tiết không thuận lợi … khó thực hiện. chính vì vậy cần phải có một giải pháp chung do các đơn vị liên quan phối hợp đặc ra để hoàn thành các thủ tục hành chính nhanh hơn, giúp bà con thực hiện đúng mùa vụ, đảm bảo phát huy tốt các loại giống cây trồng con vật nuôi mà vẫn đảm bảo về thủ tục hành chính.
Bước 4: Duy trì chính sách dân tộc.
UBND huyện giao cho Phòng dân tộc là cơ quan chủ trì, tham mưu UBND huyện duy trì việc thực hiện chính sách dân tộc.
Hàng năm Phòng dân tộc huyện Sơn Hà tham mưu UBND huyện ra các văn bản chỉ đạo các xã, các đơn vị liên quan thực hiện các chính sách cụ thể mà UBND tỉnh, Ban dân tộc tỉnh giao. Tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, phương án, dự án, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhỡ, báo cáo … việc các đơn vị thực hiện chính sách dân tộc, từ đó đưa ra phương hướng giải pháp giúp cho các chính sách dân tộc được duy trì thường xuyên và đi vào thực tế đời sống của bà con.
Bước 5: Điều chỉnh chính sách dân tộc.
Trong quá trình duy trì hoạt động chính sách dân tộc, sẽ có những nãy sinh, những nội dung không phù hợp cần điều chỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng dân tộc thường xuyên theo dõi tham mưu cho UBND huyện để đề xuất cấp trên điều chỉnh các chính sách cho phù hợp, ví dụ trong thời gian vừa qua đã tham mưu điều chỉnh Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, Quyết định số 33/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số … đến nay một số chính sách đã được Chính phủ quan tâm điều chỉnh, bổ sung, hoặc sửa đổi.
Bước 6: Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách.
Các khẩu kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm là những nội dung rất quan trọng, quyết định sự thành công, hay thất bại của việc thực hiện chính sách. Một chính sách khi được ban hành và thực hiện, muốn nó đi vào cuộc sống phải tiến hành kiểm tra, giám sát để đánh giá, phân tích và biết được tính ưu việc của nó, giúp cho chúng ta nhận định, phân tích chính sách công một cách rõ hơn, sát và đúng với thực tế hơn.Sơn Hà, việc thực hiện chức năng nhiệm vụ dân tộc luôn được phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp và các cơ quan đơn vị có liên quan. Vì vậy tùy theo nội dung cụ thể mà Phòng dân tộc sẽ tham mưu cho UBND huyện hoặc cùng các đơn vị liên quan tiến hành thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Trong những năm qua, việc kiểm tra giám sát luôn được thực hiện một cách thường xuyên, đặc biệt và luôn được quan tâm trong thực hiện kiểm tra giám sát, đó là chính sách 30a, chương trình 135, dự án tái định canh định cư, dự án hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ … trong những đợt kiểm tra này, qua quá trình kiểm tra cũng đã kịp thời chấn chỉnh những nội dung sai phạm nhỏ của các đơn vị thi công, xử lý 01 trường hợp thực hiện thi công không đảm bảo chất lượng công
tỷ đồng, kiểm điểm một số cá nhân trong việc thiếu trách nhiệm dẫn đến sai phạm …
Song bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém trong việc kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm khi thực hiện chính sách dân tộc, đó là:
- Chưa thực sự chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, chỉ khi có kế hoạch của tỉnh, UBND huyện thì cơ quan thực hiện chính sách dân tộc mới tiến hành phối hợp kiểm tra.
- Việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả không mang tính kịp thời, bất ngờ. khi cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch và thông báo xuống kiểm tra thì nội dung thực hiện chính sách luôn được thực hiện tốt, suông sẽ, đúng quy định. Vẫn có những lần kiểm tra, giám sát thực hiện gặp trượng hợp sai trái, nhưng cơ bản vẫn là nhắc nhỡ, đề nghị sữa chữa rồi cho qua.
- Tính cương quyết thực hiện đúng theo quy định nhà nước chưa mạnh. Trường hợp này thường xảy ra trong công tác kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các chương trình dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất như cấp cây con giống. cụ thể là khi kiểm tra xây dựng thấy loại sắt không đúng, thấy kết cấu sai, thấy cây con giống chưa thật sự đảm bảo chất lượng … thì cán bộ kiểm tra chỉ nhắc nhỡ, nói xong rồi cũng nghiệm thu cho qua. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, chất lượng cây con giống sau này của bà con nhân dân hưởn lợi. - Việc kiểm tra chỉ thực hiện nhìn vẻ bên ngoài để đánh giá để nhận định, chưa thật sự đi sâu vào chất lượng công trình, chất lượng cây con giống và tính hiệu quả của đầu ra sản phẩm.
- Trong đoàn kiểm tra, thường có rất ít người có chuyên môn về lĩnh vực mà mình đi kiểm tra.
Bước 7: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện