Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo cấp huyện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 63 - 65)

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.2. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo cấp huyện,

2.2.2.1. Ưu điểm

Trong những năm qua, việc điều hành, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương huyện Sơn Hà về công tác dân tộc là rất tốt. bằng những hành động thực tiễn như thông qua việc ra nghị quyết về vấn đề liên quan đến dân tộc; tập trung chỉ đạo xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt ưu tiên đến vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn thuộc chương trình 135; tập trung chú trọng chỉ đạo việc phát triển nông lâm nghiệp và các ngành nghề truyền thống như trồng chè, trồng lúa, trồng mỳ … và hiện nay, chính quyền địa phương huyện đang tập trung nghiên cứu phối hợp với các doanh nghiệp có năng lực tập trung vào phát triển dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt với các loại cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao như nuôi bò, trâu, trồng chè, trông cây cà dưa leo … để

người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có nhiều cơ hội làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sơn Hà nói riêng và cả tỉnh Quảng Ngãi nói chung.

2.2.2.2. Những vấn đề còn hạn chế, chưa tốt

Tuy bên cạnh những mặt mạnh mà lãnh đạo chính quyền địa phương đã làm được trong việc thực hiện chính sách dân tộc thì vẫn còn có những hạn chế trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo trong việc thực hiện chính sách dân tộc, cụ thể là:

- Việc chỉ đạo triển khai các chính sách còn chậm, chưa tích cực, nhất là lãnh đạo cấp xã, làm cho công tác thực hiện các chương trình chính sách bị trì trệ chậm triển khai, chính sách chậm đến được với dân, điều này thể hiện rõ nhất trong thời gian gần đây là thực hiện vay vốn lãi xuất thấp (1%/tháng) cho hộ dân tộc thểu số và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo quyết định số 54/2012/QĐ-TTg và quyết định số 755/QĐ-TTg. Sau nhiều lần UBND huyện nhắc nhỡ thì UBND các xã mới tổ chức triển khai và báo cáo lên UBND huyện cho vay chưa tới 50 hộ dân trên toàn huyện, có một số địa phương, lãnh đạo cấp xã nói người dân không có nhu cầu vay vốn, nhưng đến tháng 11 năm 2015 chưa có văn bản chính thức báo cáo cho UBND huyện là không có nhu cầu vay. đây là việc làm thiếu trách nhiệm, thiếu đôn đốc, triển khai của lãnh đạo cấp xã . hiện nay trên địa bàn huyện, nhu cầu vay vốn để làm ăn phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số là rất lớn, nhưng thiết nghĩ chỉ do lãnh đạo không đôn đốc triển khai thực hiện, dẫn đến người dân không biết có chính sách vay vốn thấp (chỉ 1,2%/năm) nên người dân không mạnh dạng vay, đây cũng một phần do công tác tuyên truyền vận động của lãnh đạo làm công tác dân tộc và các đơn vị có liên quan.

- Một số văn bản của cấp trên triển khai về gửi quá muộn những lại yêu cầu báo gấp nên chất lượng một số nội dung công việc thực hiện chính sách dân tộc chưa tốt. một chính sách khi triển khai về, cần phải có thời gian, lãnh

đạo không thể triển khai chỉ đạo, đôn đốc nhắc nhỡ các đơn vị liên quan triển khai rà soát, kiểm tra, đánh giá để có số liệu chính xác được. đây là một bất cập năm nào cũng có 3-4 văn bản yêu cầu báo cáo rà soát gấp như vậy. và việc rà soát như thế sẽ làm ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)