Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 53)

Quảng Ngãi ảnh hưởng đến thực hiện chính sách dân tộc

2.1.1. Sơ lược về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội củahuyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách dân tộc

Sơn Hà là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Quảng Ngãi. Phía đông giáp các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Minh Long; phía tây giáp huyện Sơn Tây; phía nam giáp huyện Ba Tơ và tỉnh Kon Tum; phía bắc giáp các huyện Trà Bồng và Tây Trà. Diện tích 750,31km2. Dân số 65.937 người (năm 2005). Mật độ dân số

khoảng 88 người/km2(1). Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 13 xã, đều lấy chữ Sơn làm đầu (Sơn Trung, Sơn Thượng, Sơn Bao, Sơn Thành, Sơn Hạ, Sơn Nham, Sơn Giang, Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Hải, Sơn Thuỷ, Sơn Kỳ, Sơn Ba), 1 thị trấn (Di Lăng huyện lỵ, nguyên là xã Sơn Lăng), với 77 thôn và tổ dân phố.

Sơn Hà là huyện có tiềm năng kinh tế nông, lâm nghiệp khá phong phú, đã và đang được khai thác để phát triển. Tuy nhiên, tiềm lực kinh tế của huyện còn nhiều hạn chế, đời sống của nhân dân còn thấp.

Về tự nhiên, Sơn Hà là huyện có diện tích tự nhiên rộng thứ hai trong tỉnh Quảng Ngãi (chỉ sau huyện Ba Tơ). Địa bàn Sơn Hà trải rộng, đồi núi, sông suối chằng chịt, chia cắt bạo biệt; độ cao trung bình 500 - 1000m so với mặt nước biển. Núi rừng: Chiếm hầu hết diện tích tự nhiên của toàn huyện. Phía đông có ngọn Thạch Bích (Đá Vách) giáp giới với huyện Tư Nghĩa, phía nam tiếp liền với dãy Cao Muôn (Ba Tơ), núi Mum (Minh Long), phía bắc tiếp liền với các núi cao ở

huyện Sơn Tây. Rừng núi Sơn Hà có các loại gỗ quý như lim, sơn, chò, nhiều loại thú như hổ, nai, trăn, nhiều mật ong, song mây.

Sông suối: Sơn Hà có mạng lưới sông suối chằng chịt, lớn nhất là các

sông: sông Rhe, sông Rinh, sông Xà Lò, sông Tang. Sông Rhe từ phía Nam (Ba

Tơ) chảy ra, hợp với sông Rinh, sông Xà Lò ở khu vực Hải Giá, chảy về phía đông, là đầu nguồn của sông Trà Khúc lớn nhất trong tỉnh Quảng Ngãi. Sông suối ở Sơn Hà có nhiều loại cá, ốc, đặc biệt có đặc sản cá niêng nổi tiếng. Các

sông suối là nguồn nước quan trọng và còn chứa tiềm năng về thuỷ lợi, thuỷ điện nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Các sông ở đây đều có lòng sông đào sâu, khuất khúc, lòng sông dốc, nước chảy xiết, nên thường gây lũ lớn về mùa mưa

và dễ khô kiệt về mùa nắng.

Đồng bằng: Nằm dọc theo thung lũng các sông, đất đai khá màu mỡ, như đồng bằng dọc sông Rhe chảy qua các xã Sơn Ba, Sơn Kỳ, Sơn Thuỷ, Sơn Hải, Sơn Cao, Sơn Linh, Sơn Nham, Sơn Hạ. Đồng bằng thường có các cánh đồng lúa, hoặc trồng các loại hoa màu.

Khoáng sản: Rải rác trong các xã ở Sơn Hà có vàng sa khoáng, đá vôi, cao lanh, suối khoáng.

Nhìn chung, đất đai ở Sơn Hà khá tốt. Các vùng thung lũng nhiều nơi tương đối thoáng rộng, được cư dân trong vùng khai phá thành đất canh tác từ lâu đời. Đất đai tốt nhất là ở các làng Tà Bần, Tà Bi xã Sơn Thủy, Làng Rút xã Sơn Kỳ.

Quá trình khai thác, phát triển đất đai ở Sơn Hà nói chung đã diễn ra nhiều đời, trong khắp huyện. Tình hình sử dụng đất vào năm 2005 như sau: 1) Đất nông nghiệp 19.227,57ha; 2) Đất lâm nghiệp 36.081,43ha; 3) Đất chuyên dùng 1.003,07ha; 4) Đất khu dân cư 628,27ha; 5) Đất chưa sử dụng 16.325,70ha.

Khí hậu: Tương tự như khí hậu các huyện miền núi trong tỉnh Quảng Ngãi. Mùa mưa hay đến sớm hơn các huyện đồng bằng và lượng mưa khá lớn. Khí hậu lúc bình thường ở Sơn Hà khá dễ chịu. Tuy nhiên, Sơn Hà là nơi có

"ngã ba sông", nơi tiếp giáp giữa 3 nguồn nước lớn là sông Rhe, sông Rinh và sông Xà Lò, nên về mùa mưa thường xảy ra lụt lớn. Vùng Sơn Ba, Sơn Cao đến Sơn Kỳ thường có hiện tượng xảy ra lốc lớn, tốc mái nhà. Lụt nặng nhất thường là ở thị trấn Di Lăng và xã Sơn Giang.

2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách dân tộc

- Về kinh tế: giá trị sản xuất tăng bình quân 10,9% năm; cơ cấu chuyển dịch đúng hướng; một số mô hình trang trại, vườn rừng được hình thành và đem lại hiệu quả. Lĩnh lực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển. Đã thu hút đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến dăm gỗ với công suất trên 100.000 tấn/năm và khu du lịch sinh thái liên hoàn Thác Trắng – Đồng cần

Thu ngân sách hằng năm tăng 33% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Hàng năm giải quyết các công ăn việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

- Về xã hội: huyện đã tập trung đầu tư vào giáo dục, y tế, chăm sóc trẻ em, người có công, hỗ trợ người đồng bào dân tộc thiểu số … cụ thể: đã tập trung xây dựng điện, đường, trường trạm … trong những năm qua huyện đã xây dựng mới 3/5 trạm y tế xã, đến nay đã có 4/5 trạm y tế đạt chuẩn, 80 % trạm y tế xã có bác sỹ; xây dựng mới các trường học mầm non, tiểu học trung học cơ sở. đội giáo viên được chuẩn hóa, hoàn thành phổ cập giáo dục mần non 5 tuổi…, nhờ vậy các em học sinh người dân tộc thiểu số được đến trường đến lớp, được chăm sóc y tế, có điện đường để sinh hoạt và phát triển kinh tế gia đình.

2.1.2. Đặc điểm tình hình dân tộc của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

Sơn Hà có cư dân chủ yếu là dân tộc Hrê, dân tộc Kinh, dân tộc Ca Dong, một ít người dân tộc Cor và các dân tộc khác. Diễn tiến dân số phát triển khá mạnh, trong vòng 30 năm từ 1975 đến 2005, dân số Sơn Hà tăng gấp đôi (từ 32.737 lên 65.937 người - chưa kể huyện Sơn Tây tách lập từ năm 1994). Mật độ dân số

Trong tổng số dân 65.937 người có đến 54.434 người dân tộc Hrê. Đến 31.12.2005, ở Sơn Hà, tính theo dân tộc có: 1) dân tộc Hrê 54.434 người, cư trú khắp các địa phương trong huyện, nhưng đông nhất là ở xã Sơn Hạ (6.447 người), kế đến là Sơn Kỳ (5.474 người), thị trấn Di Lăng (4.607 người), Sơn Thành (4.930 người), Sơn Cao (4.126 người), xã ít nhất là Sơn Hải cũng có đến 2.343 người; 2)dân tộc Kinh 11.331 người, cư trú ở khắp các xã, đông nhất là ở thị trấn Di Lăng (3.777 người), xã Sơn Thành (1.840 người), xã Sơn Hạ (1.472 người), xã ít nhất là Sơn Ba (182 người); 3) Dân tộc Ca Dong 327 người, cư trú chủ yếu ở thị trấn Di Lăng (218 người); 4) Dân tộc Cor 161 người, chủ yếu ở Di Lăng (141 người). Ngoài ra, còn có các dân tộc khác và khách vãng lai.

Đồng bào dân tộc Hrê ở Sơn Hà chủ yếu làm ruộng nước, nương rẫy, còn lưu giữ được những di sản văn hóa dân tộc quý báu. dân tộc Kinh cư trú chủ yếu

huyện lỵ và các xã phía đông huyện, có đặc điểm chung của người Kinh và có sự giao lưu, giao thoa văn hóa với các dân tộc anh em trong huyện. Dân tộc Ca Dong có đặc điểm chung với người Ca Dong ở huyện Sơn Tây. Các dân tộc anh em ở Sơn Hà sống đoàn kết, tương trợ nhau, có lúc đã vượt qua thử thách lớn lao đối phó với chính sách chia rẽ dân tộc của bọn thực dân để cùng thắt chặt tình nghĩa anh em

Cộng đồng người dân tộc H’rê tương đối thuần nhất. Người H’rê coi các huyện Minh Long, Sơn Hà, Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và huyện An Lão, tỉnh Bình Định là vùng đất mà tổ tiên họ đã khai phá từ xa xưa với những truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc gắn bó với núi Mum, núi Cao Muôn …

Tiếng nói của người H’rê thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me. Nhiều kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tính gần gũi giữa tiếng nói của người H’rê với tiếng nói của người Xơ đăng, Ba Na … trong khu vực Bắc Tây nguyên với tỷ lệ có từ giống nhau khá cao. Trong kháng chiến chống Mỹ vào năm 1962-1963, bộ vần H’rê ra đời trên cơ sở chữ cái la tinh, nhưng do chiến tranh kéo dài, nên đã bị mai một.

Người H’rê biết làm lúa nước từ khá sớm, ở vùng cao trước đây đồng bào sinh sống chủ yếu bằng nghề phát nương, làm rẫy, săn bắn thú rừng, tính cách thật thà chất phát. Đồng bào có phong tục “ gác chòi để chứa thóc gạo, để của ở ven khe, không lấy trộm của nhau. Dẫu nghèo cực vẫn không ăn xin. Ngòa việc săn bắn, không cơ bạc chơi bời, tính rất thuần phác. Trai gái không hòa gian”, có tinh thần thượng võ, có ý chí và trình độ chiến đấu cao, trọng danh dự, tự tôn tự lập. Nhiều đồng bào không biết chữ, không biết mùa , năm, không biết mình đã sống bao nhiêu tuổi, nhưng trong ứng xử quan hệ với nhau và với các tộc người khác thì nói như “thắt gút”, “như rựa chém vào cột”. Để ghi nhớ mỗi lời hứa, mỗi mùa rẫy họ thường thắt gút trên sợi mây, hoặc khắc một nhát rựa vào cột nhà để nhớ. Đồng bào đã tin là theo, đã ưng cái bụng là làm, đã không ưng là chống đến cùng.

Trong quá trình mở mang bờ cõi về phương Nam của các triều đại phong kiến, dân tộc kinh đến vùng đất Quảng Ngãi từ thế kỷ XV, XVI, sau đó một số chuyển cư dần lên Sơn Hà. Đến đầu thế kỷ XX hình thành các làng người dân tộc kinh dầu tiên ở huyện Sơn Hà, đặc tên là làng Di Lăng (huyện lỵ ngày nay). Dân tộc Kinh ở Sơn Hà cũng rất chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại, kiệm ước, hiếu học, thông minh, kiên cường, bất khuất. Trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa, hai cộng đồng cư dân H’rê và Kinh ở huyện Sơn Hà ngày càng hiểu biết tiếng nói, tính cách, phong tục, tập quán của nhau, nên ngày càng đoàn kết hơn.

Hầu hết người H’rê ở huyện Sơn Hà đều lấy họ Đinh. Sau cách mạng Tháng tám 1945, một số ít người mang họ Nguyễn, họ Phạm, Trần, lót chữ Văn. Cuộc sống chủ yếu là nghề nông, từ khá sớm, đồng bào ở vùng thấp đã biết khai phá đất đai, tận dụng nguồn nước sẵn có để trồng lúa nước. Có những khoảnh ruộng rộng hàng sào, hàng mẫu, nhưng cũng có nhiều đám ruộng bậc thang nhỏ hẹp. Một số diện tích có điều kiện cấy mỗi năm hai vụ, còn phần lớn chỉ làm được một vụ. nông cụ và phương pháp canh tác tương tự như vùng đồng bằng. Mặc dù

chưa quen làm cỏ, bón phân cho lúa, vì sợ “ma bắt”. Năng suất lúa phụ thuộc vào chất đất, thời tiết, bảo vệ không cho chim thú phá hoại. ruộng tốt có thể đạt khoảng 2 tấn/ha/vụ. Ruộng xấu thu hoạch được khoảng 700 kg/ha/vụ. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Sơn Hà

Để thực hiện tổ chức tốt một chính sách Sơn Hà có thể nói như sau: Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách dân tộc. Sau khi có Quyết định của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban dân tộc tỉnh, UBND huyện tiến hành thực hiện bước 1, đây là nội dung công việc đầu tiên của việc thực hiện chính sách dân tộc ở cấp huyện, trực tiếp thực hiện nội dung này là Phòng dân tộc huyện.

Đối với nội dung này hàng năm UBND huyện Sơn Hà luôn thực hiện tốt và kịp thời theo yêu cầu của Ban dân tộc tỉnh và UBND tỉnh Quảng Ngãi. Một số nội dung kế hoạch có thể có chất lượng chưa tốt, chưa đảm bảo vì lý do thời gian yêu cầu báo cáo xây dựng kế hoạch gấp, không có thời gian điều tra khảo sát, rà soát, kiểm chứng … để xây dựng kế hoạch. Nhưng cơ bản các nội dụng kế hoạch điều thực hiện tốt, đảm bảo có chất lượng đạt 80-90 %.

Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền về chính sách dân tộc.

Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, UBND huyện giao cho phòng dân tộc phối hợp với các đơn vị có liên quan trên từng chính sách để thực hiện tổ chức phổ biến, tuyên truyền, thực hiện về chính sách dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể một số chính sách:

Thực hiện chính sách theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, Quyết định 289/QĐ-TTg … thì tổ chức phối hợp với UBND các xã tổ chức phổ biến, tuyên truyền và thực hiện trực tiếp đến tận tay người dân hưởng lợi.

Chính sách theo quyết định 18/2011/QĐ-TTg thì Phòng dân tộc phối hợp với Công an, Quân sự, Phòng tư Pháp, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông

thôn huyện, UBND các xã để tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách phát luật, chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.

Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách dân tộc.

Phòng dân tộc là cơ quan trực tiếp tham mưu UBND huyện về tổ chức phân công phối hợp thực hiện chính sách dân tộc. Trong thời gian qua Phòng đã tham mưu UBND huyện phê duyệt ban hành các văn bản, các quy chế phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị địa phương trên địa bàn huyện về thực hiện chính sách dân tộc, cụ thể: Đã ban hành quy chế phối hợp giữa Phòng dân tộc và Ban dân vận huyện ủy; Quy chế phối hợp giữa Phòng dân tộc và UBND 05 xã; Quy chế phối hợp giữa Phòng dân tộc và CQQS- Công an huyện ; quy chế phối hợp giữa Phòng dân tộc và các Phòng ban đơn vị trực thuộc UBND huyện …

Nhờ vậy trong những năm qua, việc thực hiện luôn được thực hiện nghiêm túc và duy trì ổn định, các nội dung công việc được thực hiện nhanh chóng và kịp thời, các cơ quan phối hợp luôn thực hiện có trách nhiệm trong việc giải quyết công việc. gắn với đó hàng năm tổ chức họp đánh giá, biểu dương, phê bình và khen thưởng các đơn vị phối hợp thực hiện chính sách , nhờ đó công tác thực hiện chính sách luôn đảm bảo và khắc phục khuyết điểm kịp thời.

Nhìn chung trong thời gian qua, tình hình thực hiện công tác phối hợp là rất tốt, Tuy nhiên vẫn còn có những mặt hạn chế của nó, cụ thể như sau:

- Khi ban hành văn bản thì có đầy đủ các cơ quan đơn vị, phòng ban liên quan để cùng nhau thực hiện chính sách, nhưng khi thực hiện chính sách thì chỉ có một vài đơn vị tham gia, có những đơn vị cả năm không tham gia một lần. đây là vấn đề rất khó khăn chung đối với các đơn vị ở địa phương. Thường thì đơn vị nào chủ công, chủ trì sẽ lo thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ thực hiện chính sách, còn những đơn vị có liên quan thì chủ yếu tham gia trong hội họp, đánh giá nhận xét, còn ngoài ra thì để cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện.

- Các đơn vị phối hợp không tham gia hoặc ít tham gia trong các văn bản góp ý thực hiện chính sách, ít nhiệt tình trong việc trao đổi và cung cấp thông tin, thường phải tham mưu cho UBND huyện phải sử dụng văn bản để yêu cầu các đơn vị báo cáo tổng hợp, mất thời gian.

- Các cơ quan đơn vị chưa phối hợp tốt trong công tác cải cách các thủ tục hành chính, chưa đưa ra một phương pháp giải quyết chung nhằm giải quyết các nội dung thực hiện chính sách, lấy một ví dụ cụ thể: đối với hợp phần phát triển sản xuất, sau khi có Quyết định phân khai vốn của UBND tỉnh về, UBND huyện tổ chức phân khai kinh phí cho các xã, sau đó các xã xây dựng phương án trình UBND huyện thẩm định,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)