Những hạn chế, bất cập của chính sách dân tộc hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 84 - 87)

2.4. Đánh giá chung

2.4.2. Những hạn chế, bất cập của chính sách dân tộc hiện nay

+ Các chính sách dân tộc đầu tư quá dàng trãi, chính sách đầu tư không tập trung đầu tư vào một lĩnh vực, một thế mạnh của vùng hay một điểm yếu của một tập thể người dân … mà đầu tư hỗ trợ áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam nên chưa thực sự phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các vùng, địa phương khác nhau trên đất nước, trong đó có huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi; Nguồn đầu tư kinh phí thấp nên chưa thực sự tạo tác động mạnh mẽ giúp người dân tộc thiểu số rút ngắn thời gian, rút ngắn nhận thức về phát triển kinh tế, chưa giúp người dân tộc thiểu số sớm bắt kịp với nhịp cầu phát triển kinh tế của cả nước. ví dụ Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, Chương trình 135 …

+ Chính sách dân tộc tập trung vào vấn đề hỗ trợ, chứ chưa gắng kết được tất cả các khâu từ đầu vào đến chính sách hỗ trợ đầu ra của sản phẩm; chưa kết nối, kích cầu được doanh nghiệp đi cùng chính sách.

+ Chính sách dân tộc làm người dân tộc thiểu số trông chờ và ỉ lại chính sách hỗ trợ, gây phản tác dụng và hiệu quả mong đợi chính sách.

+ Việc phân bổ nguồn vốn của một số dự án, quyết định của Chính Phủ về các chính sách dân tộc còn quá chậm. Đến thời gian triển khai thì chính sách này không còn phù hợp do điều kiện phát triển, do sự thay đổi trong đời sống, sinh hoạt của người dân …

2.4.3. Nguyên Nhân của các hạn chế, bất cập

- Nguyên nhân của việc đầu tư dàn trãi là do cơ chế chính sách, do quy định và yêu cầu của chính sách. Việc tổ chức thực hiện ở địa phương là làm theo chủ trương của cấp trên, theo các văn bản của cấp trên.

- Việc chưa tạo sự gắn kết giữa sử dụng đồng vốn hỗ trợ của Nhà nước với nhau hay việc chưa lồng ghép trong thực hiện các dự án khác với các nguồn vốn nhà nước là do tránh nhiệm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Do trình độ, năng lực của người đứng đầu.

- Chính sách làm cho người dân trông chờ ỉ lại, nguyên nhân là do công tác tuyên truyền của cán bộ chưa tốt, chưa sâu sát … làm cho người dân có tư tưởng trông chờ ỷ lại, không những không muốn làm ăn, phát triển kinh tế mà ngược lại còn có tác động xấu, gây ảnh hưởng đến chính sách. Và một nguyên nhân khác là do trình độ nhận thức của người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện học tập, điều kiện xã hội, điều kiện sống, trình độ dân trí của vùng đặc biệt khó khăn …

- Việc phân bổ nguồn vốn chính sách chậm, là do việc cân đối nguồn vốn, chính sách của Chính phủ hàng năm. Có những chính sách sớm được khảo sát xây dựng đề án và phân bổ nguồn kinh phí, nhưng cũng có không ít chính sách phải mất 2-3 năm mới có nguồn vốn thực hiện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương II là chương tập trung vào những thực trạng thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Nội dung nêu ra những thành công và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách trên địa bàn huyện. Giúp cho người đọc thấy rõ về điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách như thế nào, thấy rõ tính ưu việc của những chính sách dân tộc đang thực hiện, thấy rõ những kết quả thành công trong việc thực hiện chính sách dân tộc và qua đó cũng chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế, những vấn đề cần phải tiếp tục khắc phục trong thời gian tới để vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển hơn, chính sách thực hiện có hiệu quả hơn.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)