Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tham ô, tệ nạn xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 109)

3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả thực hiện

3.2.5. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tham ô, tệ nạn xã hộ

Đây là vấn đề, là tác nhân gây ra những việc làm sai trái, làm biến thái bản chất cán bộ. tấc cả cán bộ không ai muốn mình làm việc sai, không ai mới đến nhận việc sẽ nghĩ mình sẽ kiếm tiền bằng cách này, hay cách khác khi làm việc cho nhà nuớc, không ai muốn mình làm cái việc vô luơng tâm, thiếu trách nhiệm kia… nhưng cái cốt lõi ở đây là do ma lực của đồng tiền, do ý chí mình

chưa vững, do cuộc sống gia đình, do tác nhân bên ngoài và có cả những lý do là phải theo ý của cấp trên.

Việc đẩy mạnh phòng chống tham nhũng là một việc vô cùng cần thiết, hiện nay nhà nuớc ta đã tổ chức nhiều biện pháp, mô hình, hình thức khác nhau… nhằm làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, nhưng có thể nói những giải pháp này chỉ có tốt và dừng lại ở mức cảnh báo đánh động, chứ chưa thực sự phát huy được hết những mong muốn, ý nguyện mà Nhà nước và nhân dân kỳ vọng. Để thực hiện tốt nội dung này nhà nước ta phải thực hiện đồngbộ các giải pháp sau thì mới có khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng trong thực hiện chính sách dân tộc nói riêng, và các chính sách khác nói chung:

Một là phải có cơ chế bảo vệ tuyệt đối người tố cáo tham nhũng, nơi tố cáo đừng yêu cầu phải kê khai quá nhiều thông tin người đi tố cáo và phải hiểu người tố cáo tham nhũng, không phải tố cáo vì để lấy tiền thưởng mà vì quyền lợi, lợi ích chung của cả cộng đồng, vì không thích thấy hành động sai trái ngang ngược diễn ra.

Hiện nay nhà nước mong muốn tấc cả những người dân, cán bộ tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng nhưng nghịch lý thay khi đi tố cáo tham nhũng đã lo sợ chết khiếp mà tới nơi tố cáo hoặc gửi nội dung tố cáo còn phải kê khai thông tin người tố cáo, người tố cáo luôn mong muốn nhà nuớc phải có cơ chế mở, ví dụ như: mở một cổng thông tin điện tử để mọi người có thể viết vào đấy những nội dung, địa điểm, con người phạm pháp … để cơ quan có chức năng đến kiểm tra thực tế là được rồi không cần thiết phải ghi thông tin của ngưòi tố cáo tham nhũng. Còn người tham nhũng muốn khai thông tin để nhận thưởng thì vẫn có phần đăng ký thông tin người tố cáo để sau khi nội dung công việc hoàn thành sẽ đuợc thuởng theo quy định.

Hai là phải cho thành lập công ty phòng chống tham nhũng trên đất nước ta. Công ty sẽ tiến hành thành lập và hoạt động nhằm giám sát việc tham ô, tham

của nhà nuớc theo tỷ lệ nhà nuớc quy định. Có thể có nhiều công ty khác nhau, có thể kiểm tra, giám sát, phát hiện lẫn nhau trong quá trình thực hiện phòng chống tham nhũng, tránh việc móc nối cùng nhau tham nhũng.

Việc chống tham nhũng nếu được thành lập công ty sẽ tạo ra một mạng lưới chống tham nhũng khắp các nơi, nhân viên thực hiện nhiệm vụ của công ty luôn là con số bí mật, kiến các cán bộ không biết đâu là người kiểm tra mình nên không giám tham nhũng, đáp ứng được việc đầu tiên là phòng ngừa và hạn chế tham nhũng. Và khi phát hiện ra tham nhũng, công ty sẽ giúp nhà nước thu thập các chứng cứ, thông tin và bàn giao cho các cơ quan chức năng của Nhà nước để xử lý.

Việc thành lập công ty phòng chống tham nhũng sẽ giúp cho nhà nước tinh giảm bộ máy phòng chống tham nhũng hiện nay, giảm bớt rất nhiều công sức, chi phí và mục đích cuối cùng sẽ đạt được là làm cho cán bộ không giám tham nhũng, từng bước xoá bỏ tham nhũng và tiến tới một đất nước không có tham nhũng. việc này cần phải thực hiện cho đến khi các công ty phòng chống tham nhũng tự giải thể do không còn cán bộ tham nhũng … thì mới có thể đánh giá nó đã thành công.

Ba là phải có sự đồng thuận của các cấp chính quyền, phải cương quyết chỉ đạo, không những nói bằng miệng mà còn phải hành động bằng những việc làm thiết thực, như trực tiếp giám sát và xử lý vi phạm; phải gương mẫu, mẫu mực, có đạo đức với nghề...

Để làm đuợc những vấn đề này rất khó, đã được nghe nhiều, nói nhiều nhưng nó còn nằm trong giới hạn trong lời nói, trong nhận thức con người chứ việc thực hiện chưa được nhiều, chưa được tốt như kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân mong muốn.

Tóm lại, để thực hiện phòng chống tham nhũng, không phải chỉ có những giải pháp trên mà cần phải thực hiện phối hợp với nhiều giải pháp khác. Nhưng cơ bản và trước mắt phải xây dựng cho được hệ thống phòng chống và

phát hiện tham nhũng ở nhiều nơi, các đơn vị phòng chống tham nhũng có thể tự ứng biến đối phó với tình trạng tham nhũng, biết cách tự mình để phát hiện tham nhũng… để hạn chế tình trạng tham nhũng, làm cho cán bộ không giám tham nhũng, sợ tham nhũng, tham ô, lảng phí. Giúp cho nhà nước quản lý hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và tinh gọn hơn về biên chế phòng chống tham nhũng. thiết nghĩ chỉ có như vậy mới có thể góp phần lớn giải quyết vấn đề tham nhũng ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, chứ không chỉ riêng địa bàn huỵên Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

3.2.6. Biên chế cán bộ thực hiện chính sách dân tộc ở cấp xã

Cấp xã là cấp trực tiếp thực hiện hầu hết các chính sách dân tộc như chường trình 30a, chương trình 135, quyết định 167/QĐ-TTg … nhưng tại cấp xã hiện nay chưa có biên chế chính thức để thực hiện các nhiệm vụ, công việc hiện nay chỉ có các cán bộ xã kiêm nhiệm thực hiện chính sách ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chính vì vậy, công việc luôn bị chậm trể, chồng chéo, lúc phân cán bộ này theo dõi, lúc phân cán bộ khác theo dõi, do vậy không thể sâu sát trong quá trình đánh giá, kiểm tra, rà soát, dẫn đến việc rà soát luôn có những sai sót nhất định trong thực hiện chính sách dân tộc. Những công việc nhỏ, không có cán bộ chuyên môn nên không thể làm việc trực tiếp và giải quyết nhanh công việc mà phải qua nhiều khâu như gặp lãnh đạo với nhau để triển khai, sau đó mới cử một cán bộ khiêm nhiệm, sau đó mới tiếp tục triển khai các nội dung tiếp theo. Trên thực tế, một số công việc không đáng phải mất nhiều thời gian như thế cũng có thể giải quyết được nếu có cán bộ phụ trách chuyên môn.

Để khắc phục tình trạng này, giải pháp cơ bản và chủ yếu là phải tổ chức biên chế cán bộ xã thực hiện chính sách dân tộc, các chính sách dân tộc hầu hết do cấp xã trực tiếp thực hiện và hầu hết người dân ở xã là người dân tộc thiểu số, chính vì vậy , cần phải ưu tiên một biên chế cấp xã để thực hiện nhiệm vụ chính sách dân tộc tại địa phuơng là vô cùng cần thiết. song bên cạnh đó cần phải có

sách dân tộc hầu hết thực hiện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, điều kiện đi lại phức tạp, người dân tộc vùng cao sống không tập trung, khó khăn rất nhiều trong tác tác tuyên truyền, vận động khi đến nhà dân… nhưng các khoản tiền lương, phụ cấp của cán bộ xã, thôn rất thấp, nếu đi làm nhiều sẽ gặp khó khăn về tài chính, cũng như trong sinh hoạt gia đình.

3.2.7. Kết nối doanh nghiệp trong thực hiện chính sách dân tộc nhằm giảm nghèo bềnh vững và phát triển kinh tế vùng

Đây là một chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, làm sao kết nối được doanh nghiệp với hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con. Giúp cho bà con có nguồn đầu ra ổn định, an tâm sản xuất, doanh nghiệp có nguồn hàng hoạt động thường xuyên và địa phương phát triển kinh tế vùng.

Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn Chính phủ, UBND tỉnh, UBND huyện phê duyệt phân bổ hàng năm để giúp cho bà con giảm nghèo, bên cạnh hỗ trợ bằng kinh phí để phát triển, nhà nuớc còn hỗ trợ cả về tinh thần, xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nhân dân để có cơ sở làm ăn phát triển kinh tế … nhưng hiệu quả đem lại của nó rất thấp, chưa thật sự tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ như kỳ vọng của Đảng và Nhà nước. nguyên nhân chưa đạt được ở đây mà bản thân tôi nghĩ Nhà nước và chính phủ chưa thấy được hoặc chưa làm được đó là do vốn chúng ta thực hiện phân bổ vốn quá dàng trải, tràn lan, thiếu tính tập trung và thực hiện chưa theo quy hoạch phát triển vùng, song cùng với nó là chưa thực sự tạo cơ hội cho doanh nghiệp bắt tay vào cùng phát triển với bà con, chưa có chính sách bảo hộ rủi ro khi doanh nghiệp giúp bà con nhưng do thời tiết, sự cố, biến động kinh tế hoặc bị tác động bên ngoài làm ảnh huởng đến việc làm ăn phát triển chung của doanh nghiệp và bà con bị ngưng trệ, thất thoát …

Muốn doanh nghiệp thật sự bắt tay vào phối hợp với địa phương, bà con nhân dân để phát triển kinh tế, thì nguồn vốn nhà nuớc phân bổ về phải gắn liền với doanh nghiệp, cụ thể phải hội tụ đủ các yếu tố sau :

Trong những năm qua, các địa phương cấp xã, chỉ đuợc nhà nước hỗ trợ 200-300 triệu đồng, nhưng lại chọn rất nhiều loại cây, con giống khác nhau, sau đó cấp cho nhiều người dân khác nhau trồng (chăn nuôi) ở các vị trí khác nhau trong thôn, xã. Chính vì vậy, doanh nghiệp chỉ biết bán giống, không thể thu mua hàng hoá nhỏ lẽ, chỉ có thương lái đến gom mua, vì vậy người dân thường bị ép giá.

Việc bán giống không phải thu mua, giúp doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận truớc mắt nên các doanh nghiệp đua nhau xin đăng ký cung ứng hàng hoá, và từ đây sẽ xảy ra các tình trạng tiêu cực, tham ô, nhũng nhiễu … Thiết nghĩ giả sử chúng ta chỉ giao cho những doanh nghiệp có bao tiêu sản phẩm đầu ra thực hiện mua giống để cấp giống thì liệu có xảy ra tham nhũng hay không? Có hạn chế tham nhũng đuợc không? Khi họ cần chất lượng giống tốt để sau này có sản phẩm tốt? nếu sản phẩm đầu ra không tốt doanh nghiệp cũng phải thu mua theo giá cố định và tấc nhiên sẽ không sẽ không buôn bán hoặc xuất khẩu được đối với hàng hoá kém chất lượng … chính vì vậy, khi cần chất luợng sản phẩm tốt thì gắn với họ đó là trách nhiệm đầu ra, doanh nghiệp phải có kỹ thuật luôn kiểm tra, theo dõi, phải chi phí rất nhiều khoản liên quan… thì liệu có giám phung phí chạy chọt dự án hay không?

- Doanh nghiệp bán giống nhưng phải có cam kết tiến hành thu mua bao tiêu sản phẩm.

- Nhân dân thực hiện theo đúng kỹ thuật

Để thực hiện tốt việc kết nối giữa nhà nước, doanh nghiệp, và người dân cần phải tập trung vào gải quyết các nội dung sau:

Một là phải quy hoạch tập trung vùng nguyên liệu, vùng sản xuất gắn với định huớng sản xuất của địa phương và doanh nghiệp.

Hai là phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong việc mua cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm.

Ba là Nhà nuớc phải hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, như vay vốn, hỗ trợ kinh phí trực tiếp khi đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn …; đồng thời phải mở một kênh thu hút đầu tư vào miền núi, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số… cho các doanh nghiệp biết tại tỉnh đó, huyện đó, xã đó có chính sách gì hỗ trợ doanh nghiệp như: về đất đai, thuế, về kinh phí … và cho doanh nghiệp biết được vùng đó sản xuất phù hợp với loại hình phát triển nào? điều kiện giao thông ra sao? … đơn giản chỉ cần xây dựng một website thông tin về phát triển kinh tế vùng miền núi và cập nhật thường xuyên những thông tin mới thì sẽ có doanh nghiệp vào tham gia ngay. Và cũng ở đây các địa phương sẽ thấy được sự phát triển kinh tế giữa các vùng trong cả nước , thấy được những mô hình, kinh nghiệm sản xuất, từ đó đưa ra chính sách hợp lý với địa phương mình để thu hút đầu tư và phát triển trên mảnh đất của mình.

Bốn là quy trình thực hiện phải tinh giảm các thủ tục hành chánh và thời gian bằng cách đưa ra những quy định chung nhất để đạt mục đích cuối cùng là thành quả thực hiện. đừng để muốn thụ hưởng một chính sách của Chính phủ, của Tỉnh phải qua hết Sở ban ngành này, đến Sở ban ngành kia , phải làm bao nhiêu công đoạn thủ tục nhỏ lẽ mới có thể được thụ hưởng.

Năm là tạo điều kiện cho bà con dân tộc thiểu số vùng khó khăn vay vốn lãi suất 0%, doanh nghiệp cam kết tham gia cam kết giúp dân trả tiền vay tại ngân hàng khi bán hàng hoá.

Sáu là chính sách hỗ trợ cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải hỗ trợ tập trung về vốn, loại giống trên cơ sở đã quy hoạch loại giống sản xuất; hỗ trợ phát triển kinh tế thì phải hỗ trợ theo vùng sản xuất, tránh truờng hợp như hiện nay hỗ trợ theo đối tượng và chọn giống theo yêu cầu của đối tượng được hưởng lợi thì rất khó khăn trong việc quy hoạch và thực hiện định hướng sản xuất kinh doanh.

Để phát triển kinh tế xã hội của các địa phương vùng dân tộc thiểu số, rất cần sự quan tâm thực sự của các cấp chính quyền ở địa phương, nhân dân, doanh

nghiệp. Dù Đảng và Nhà nước có chính sách tốt mấy, có tạo điệu kiện đến mấy mà không có sự vào cuộc, sự tâm huyết của chính quyền địa phương, nhân dân, doanh nghiệp thì chính sách đó cũng trở nên kém hiệu quả, khó phát triển được theo kỳ vọng của nhà ban hành chính sách .

3.2.8. Kiến nghị thay đổi những chính sách chưa hợp lý

Hiện nay, không những lĩnh vực công tác dân tộc mà còn có những lĩnh vực khác, các chính sách khi ban hành ra điều có những mặt ưu của nó và song hành với đó cũng không ít những nội dung không phù hợp làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chính sách dân tộc, cụ thể:

Một là tại Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 7 thang 8 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ, quy định hỗ trợ 1 người dân nghèo tại khu vực 2 được hỗ trợ 80.000đ/năm và khu vực 3 là 100.000đ/năm. với mục tiêu mong muốn của chính sách là hỗ trợ đời sống của người dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn, hộ trợ người dân nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hoá, thông qua hỗ trợ giống cây trồng con vật nuôi có chất lượng cao.

Đây là một chính sách tốt nhưng nó chưa thực sự hiệu quả ở chổ nguồn vốn hỗ trợ quá thấp và trong chính sách chỉ quy đinh 4 loại có thể mua: cây – con giống, muối I-ốt và thuốc thú y hoặc là đuợc cấp tiền mặt. Nguồn vốn quá thấp làm cho người dân nghèo không biết mua gì, lựa chọn cái gì để mua làm giống phát triển kinh tế để thoát nghèo ở vùng miền núi. nguồn vốn thấp khi cấp bằng tiền thì người dân không đủ mua giống thì dùng tiền sai mục đích , thường là mua rượu uống; còn quy định không chế việc mua hàng hoá phát triển sản xuất gây khó khăn không nhỏ cho địa phương, vì nguồn vốn đã ít, mua để cấp cây con giống thì không đủ phát huy tính hiệu quả, muốn mua những loại hàng hoá có giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)