Để thực hiện các chính sách trên, NHTƯ sữ dụng các công cụ sau:
* Các công cụ trực tiếp
- Ân định lãi suất tiền gữi và lãi suất cho vay
NHTƯ có thể ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay và bắt buộc các NHTM áp dụng khi muốn tăng mức cho vay NHTƯ, hạ lãi suất tiền gửi và tiền cho vay. Công cụ này có ưu và nhược điểm:
+ Ưu điểm: NHTƯ có thể rác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điều kiện tính dụng
+ Nhược điểm: Lãi suất ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế, gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm.
Bên cạnh đó việc quy định lãi suất tiền gửi của các NHTM áp dụng có tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ, nhưng lại làm cho hoạt động của tổ
chức tính dụng kém linh hoạt - Ấn định hạn mức tín dụng
Là việc NHTƯ ấn định một khối lượng sẽ cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định, sau đó tìm các kênh để đưa vào, biện pháp này có ưu và nhược điểm như sau:
+ Ưu điểm: có thể kế hoạch một cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưa thông.
+ Nhược điểm: thiếu linh hoạt khi tình hình biến động và chỉ thực hiện được trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
- Phát hành trái phiếu nhà nước
Nhằm làm giảm khối lượng tiền trong lưa thông qua việc NHTƯ thỏa thuận với Bộ Tài chính về việc phát hành một khối lượng trài phiếu nhất định, biện pháp này chỉ được thực hiện khi không còn biện pháp nào khác. Nó có ưu điểm là giảm bớt khối lượng tiền trong lưa thông nhưng có nhược điểm là phục vụ cho mục tiêu chi tiêu của ngân sách.
- Phát hành tiền cho chính sách và cho đầu tư
Khi ngân sách bị thiếu hụt, NHTƯ có thể phát hành tiền để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của ngân sách. Biện pháp này dễ đưa đến lạm phát, thông thường biện pháp này được áp dụng để phát hành tiền cho đầu tư phát triển xem như là ứng trước cho sản xuất.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường các công cụ trực tiếp thường được áp dụng trong những trường hợp nhất định. NHTƯ thường sữ dụng các công cụ gián tiếp để để điều hành chính sách tiền tệ.
* Các công cụ gián tiếp
- Quy định tỉ lệ dự trữbắt buộc
Là phương thức quản lí khối lượng tiền trong lưa thông bằng các quy định tỉ lệ mà các NHTM được phép cho vay khi nhận được một khối lượng
tiền gửi, tỉ lệ dự trữ pháp định là tỉ lệ % trên số tiền gửi mà một NHTM nhận được phải gửi vào tài khoản tại NHTƯ hoặc giữ tại ngân hàng theo quy định. Với biện pháp này, NHTƯ nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức tín dụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế. Do đó NHTƯ có thể tác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỉ lệ dự trữ pháp định.
- Nghiệp vụ thị trường mở
Nội dung của biện pháp này là NHTƯ tiến hành mua và bán các giấy tờ cò giá trị trên thị trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kì. Trong trường hợp NHTƯ muốn tăng khối lượng tiền trong lưa thông, NHTƯ sẽ mua vào một khối lượng chứng khoán nhất định, việc các NHTM bán chứng khoán cho NHTƯ sẽ làm tăng dự trữ cho các NHTM nhờvào lượng tiền nhận được từ NHTƯ. Ngược lại, nếu NHTƯ muốn thu hẹp khối lượng tiền tệ, NHTƯ sẽ bán ra một lượng chứng khoán nhất định, biện pháp này có ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM, buộc các NHTM phải gia tăng hay giảm khối lượng tín dụng.
+ Nhược điểm: chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiền trong lưa thông đều nằm tại các NHTM.
- Chính sách tái chiết khấu của NHTW
Là hình thức cung cấp tín dụng của NHTƯ cho các NHTM trong điều kiện có thế chấp, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá trị của các NHTM. Việc ấn định lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cao hay thấp có tác động đến khả năngcho vay của các NHTM và do đó làm cho khối cung tiền tệ tăng lên hay giảm đi. Biện pháp này có ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: các khoản vay của NHTƯ đản bảo thu về được.
- Giới hạn khối lượng tín dụng trên số tiền gửi nhận được của các NHTM
NHTW quy định giới hạn tỉ lệ tín dụng mà các NHTM có thể cung cấp khi nhận được một lượng tiền gửi, biện pháp này thường được đi kèm bằng biện pháp quy định tỉ lệ dự trữ ổn định, thông thường NHTƯ thường quy định tỉ lệ dự nợ tín dụng của các NHTM không được vượt qua bao nhiêu lần so với vốn tự có, biện pháp này có ưu điểm quy định được khối lượng tín dụng vừa phải theo yêu cầu phát triển kinh tế có tính đến mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.