Về vấn đề cho vay trong nước bằng ngoại tệ

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG ĐÔLA HOÁ TẠI VIỆT NAMVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀNTỆ (Trang 83 - 84)

Chuyển đổi dần dần cơ chế tín dụng bằng ngoại tệ sang cơ chế tín dụng nội tệ và mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Sớm hay muộn chúng ta cũng cần thực hiện triệt để theo hướng:

- Xoá bỏ hoàn toàn việc cho vay trong nước bằng ngoại tệ (kể cả cho vay nhập khẩu, hiện nay theo quy định của NHNN, các NHTM chỉ được cho vay ngoại tệ đối với các Khách hàng có nguồn xuất khẩu và 1 số ngành trọng điểm..)

- Mọi nhu cầu mua bán ngoại tệ đều được thực hiện trên cơ sở tín dụng VNĐ và hoạt động giao dịch trên thị trường liên ngân hàng: doanh nghiệp nhập khẩu cần ngoại tệ thì vay VNĐ mua ngoại tệ, doanh nghiệp xuất khẩu cần nhập nguyên liệu, thiết bị cũng vay VNĐ và mua ngoại tệ trên thị trường. Để tránh các rủi ro về tỷ giá và rủi ro không mua được ngoại tệ, các doanh nghiệp có thể phòng tránh rủi ro thông qua các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi với NHTM.

- NHTW có thể mở rộng phạm vi hoạt động tiền đồng của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các ngân hàng. Thực tế nhu cầu mở rộng cho vay ngoại tệ chủ yếu xuất phát từ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nếu họ được mở rộng phạm vi hoạt động tiền đồng thì sẽ giảm hẳn nhu cầu cho vay ngoại tệ.

suất cao, chỉ trả lãi rất thấp hoặc duy trì ở mức lãi “giữ hộ ngoại tệ” cho người

gửi. Hiện nay việc này cũng đang được thực hiện rất tốt: lãi suất ko kỳ hạn USD chỉ dao động ở mức 0.1- 0.25%/năm, huy động có kì hạn của TCKT chỉ

khoảng 0.5%/năm và dân cư tối đa là 2%/năm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc xử lý vấn đề như trên là một khả năng không thực tế khi nguồn ngoại tệ trong nước còn lớn, mục tiêu thu hút lượng ngoại tệ này vào ngân hàng được đặt lên hàng đầu. Trong khi đó, vốn ngoại tệ còn đang khan hiếm, nhiều doanh nghiệp, nhiều dự án trong nước phải đi vay ngoại tệ ở nước ngoài với lãi suất cao, điều kiện bất lợi, còn vay vốn trong nước bằng VNĐ lại chủ yếu là vốn ngắn hạn, khó khăn trong việc tìm các nguồn vốn trung và dài hạn. Trên cơ sở những lợi ích mà việc cho vay bằng ngoại tệ có thể đạt được trong lúc này, tạm thời có thể nghiên cứu mở rộng hoạt động cho vay bằng ngoại tệ sang các dự án lớn, chú trọng các dự án có liên quan trực tiếp đến chu trình sản xuất hàng xuất khẩu, nhằm tăng khả năng xuất khẩu - thu ngoại tệ và trả nợ ngoại tệ. Cần tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động cho vay trong nước bằng ngoại tệ, theo hướng hạn chế dần và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn nghiệp vụ này trong tương lai.

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG ĐÔLA HOÁ TẠI VIỆT NAMVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀNTỆ (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w