THỰC TRẠNG ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG ĐÔLA HOÁ TẠI VIỆT NAMVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀNTỆ (Trang 52 - 64)

-Đôla hóa có thể là một giải pháp hiệu quả đối với các nền kinh tế mở, khá nhỏ và có mối quan hệ thương mại cũng như tài chính chặt chẽ đối với quốc gia cung cấp đồng tiền thay thế. Việt Nam rõ ràng không phải là ứng cử viên được hưởng lợi từ đô-la hóa do khác biệt lớn so với Mỹ về sự giàu có, cơ cấu kinh tế và sự hội nhập thấp về thị trường vốn, lao động. Ngoài ra, mặc dù đô-la là đồng tiền quốc tế chủ yếu, được ưu tiên trong cán cân của Việt Nam, chứ không phải là đồng Euro hay Yên Nhật, nhưng Việt Nam lại có quan hệ thương mại đa dạng với các nước khác trên thế giới. Mặc dù buôn bán với Mỹ đang tăng nhanh song buôn bán với các nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và châu Âu cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể.

-Bức tranh tổng quát về tình hình đôla hóa ở Việt Nam qua các năm được biểu hiện cụ thể qua số liệu sau:

Bảng 2.2: Tỉ lệ đô la hóa (FCD/M2 tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổngphương tiện

1991giao dịch buôn bán... bắt đầu được chú ý đến từ năm 1988 khi các ngân hàng31 được phép nhận tiền gửi bằng đồng đô la. Đến năm 1992, tình trạng đô la hóa đã tăng lên mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng đô la Mỹ. Trước tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đảo ngược quá trình đô la hóa nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng đô la Mỹ vào các ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996. Nhưng tiếp theo đó cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến cho đồng tiền Việt Nam giảm giá trị, và Việt Nam lại tiếp tục chịu sức ép của tình trạng đô la hóa. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ đồng đô la Mỹ được gửi vào các ngân hàng tăng lên đến 31,7%. Tỷ lệ này có xu hướng giảm đáng kể trong những năm tiếp theo, đến năm 2011 còn 15,8% và năm 2012 là 12,3%. Đến cuối tháng 5/2013, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán khoảng 11,82%. ->Đây là xu hướng tích cực, cho thấy tình trạng đô la hóa tài sản nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại đang được kiềm chế một cách có hiệu quả. Người dân đã có niềm tin vào đồng tiền nội địa nhiều hơn. Tuy nhiên về số tiền gửi tuyệt đối bằng đô la thì không ngừng tăng lên, một mặt cho thấy tiềm lực nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà hệ thống ngân hàng có thể huy động được cho đầu tư phát triển kinh tế, những mặt khác cũng đáng quan tâm ở góc độ đô la hóa.

- Nếu căn cứ theo số liệu trên, theo phân loại của IMF, Việt Nam thuộc diện có hiện tượng đôla hóa không chính thức tương tự như Nga, một số nước Đông Âu khác và hầu hết các nước thuộc Mỹ Latinh, còn sắp xếp theo mức độ đôla hóa nền kinh tế, Việt Nam thuộc diện những nền kinh tế có hiện tượng đôla hóa vừa phải. Tuy nhiên ở các nước không phải là nền kinh tế tiền mặt thì mức độ đôla hóa thể hiện qua tỷ lệ FCD/M2 trên là khá chính xác. Còn ở Việt Nam, bên cạnh đôla hóa thay thế tài sản còn có đôla hóa phương tiện thanh toán và đôla hóa niêm yết, chưa kể đến một số lượng ngoại tệ dưới hình thức cất trữ trong dân chúng chưa đưa vào lưu thông, do đó có thể nói

tình hình đô la hóa ở Việt Nam khá trầm trọng, mà một số nguyên nhân chính liên quan đến thực trạng Đôla hóa tại Việt Nam có thể kể đến như sau:

NGUỒN ĐÔLA MỸ TRÊN THỊ TRƯỜNG

Một nền kinh tế bị đôla hóa thì trước hết nền kinh tế phải có nguồn đôla, hiện nay các kênh ngoại tệ được chuyển vào Việt Nam như:

Thứ nhất nguồn kiều hối (chưa kể kiều hối chuyển lậu, ngoại tệ người Việt Nam nhập cảnh không khai báo,..) chuyển về Việt Nam mỗi năm một tăng với mức tăng bình quân trên 10% mỗi năm, cụ thể:

2000 1.757 20ÕĨ 1.820 2002 2.154 2003 2.700 2004 3.200 2005 4.300 2006 4.700 2007 5.500 2008 7.200 2009 6.800 2010 8.300 2011 9.000 2012 10.000

(triệu lượt người)

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Các khoản kiều hối sau khi đi qua hệ thống ngân hàng nếu không được khuyến khích chuyển thành nội tệ sẽ phát tán trong dân cư dưới hình thức ngoại tệ và làm tăng khả năng đô la hóa nền kinh tế.

Thứ hai là, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Khách du lịch mang theo ngoại tệ và chi tiêu bằng ngoại tệ tiền mặt rất lớn tại các cở sở kinh doanh tư nhân. Khách du lịch cũng có hoạt động đổi tiền tại các quầy đổi tiền nhưng thông thường chi tiêu đến đâu họ đổi tiền đến đó và khi việc đổi tiền không mấy thuận lợi do địa bàn, đường xá, họ thỏa thuận với người bán để thanh toán bằng đô la Mỹ.

các dự án liên doanh, dự án 100% vốn nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước ngoài ở Việt Nam, được trả bằng ngoại tệ.

Thứ tư là, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, làm ăn, học tập... ngày càng tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất là tiền thuê nhà của các hộ gia đình người Việt Nam và chi trả các dịch vụ khác.

Thứ năm là, tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi mô, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài... Bên cạnh đó là nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, Chính phủ các nước. Năm 2010 số vốn cam kết tài trợ (ODA) lên tới 6,485tỷ USD, năm 2012 là 7,4 tỷ USD

Thứ sáu là, ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua các hoạt động kinh tế ngầm khác. Đây là kênh ngoại tệ chuyển vào nước ta mà nhà nước không thể kiểm soát được, có thể gây lũng đoạn nền kinh tế, đó là chưa kể tới nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tiền mặt, các tổ chức phi pháp nước ngoài có thể bơm đôla vào nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động rửa tiền.

Thứ bảy là, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng thu hút một lượng ngoại tệ lớn vào nền kinh tế. Năm 2012 đạt 13,013 tỷ USD giảm 84,7% so với năm 2011

Thứ tám là, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng tăng nhanh, đánh dấu sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa. Theo Bộ Công thương, trong 9 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả nước đã đạt 96,46 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ 2012; dự kiến xuất khẩu cả năm 2013 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 131 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm2012, cao hơn4% so với yêu cầu Quốc hội (126,1 tỷ USD).

❖ SỬ DỤNG RỘNG RÃI ĐỒNG ĐÔLA TRONG GIAO DỊCH MUA BÁN

- Thông qua việc quan sát niêm yết giá và bán hàng hoá, dịch vụ thu ngoại tệ hiện nay, quan sát giao dịch mua bán ngoại tệ của dân cư tại nhiều cửa hàng vàng bạc quy mô lớn ở Hà Nội, thông tin ghi nhận được từ các giao dịch kinh tế ngầm... có thể thấy mức độ sử dụng đô la Mỹ trong xã hội nước ta rất đáng quan tâm. Có thể nói Việt Nam là một nền kinh tế bị đô la hoá một phần. Tuy vậy, mức độ chính xác của đô la hoá là số liệu rất khó xác định.

- Trong một số năm khi lãi suất tiền gửi đồng đô la ở các ngân hàng nước ngoài ở mức cao, để sử dụng những đồng tiền đô la mà người dân đã gửi vào ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã đem phần lớn nguồn đô la gửi ra

các ngân hàng nước ngoài, chủ yếu là ở Singapore và Hồng Kông, để kiếm lãi suất cao. Điều này có tác động xấu bởi vì những đồng đô la đó đã không được sử dụng để đầu tư trong nước.

- Thực trạng Đô la hóa ở Việt Nam những năm gần đây diễn biến rất phức tạp. Sau khi Liên Xô tan dã năm 1991, Việt Nam phải hoàn toàn tự lực cánh sinh. Lúc này, các quan hệ đối ngoại được đẩy mạnh và mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, các hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng trở lên sôi động hơn. Các nguồn cung, cầu ngoại tệ ngày càng phong phú, ngoại tệ được sử dụng phổ biến trong dân cư. Sau đó cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến cho đồng Việt Nam giảm giá trị và Việt Nam tiếp tục chịu sức ép của tình trạng Đô la hóa. - Tỷ lệ Đô la hóa giảm tuy nhiên số tiền gửi tuyệt đối bằng USD thì không ngừng tăng lên, năm 1995 là 1,5 tỷ USD, năm 2005 đạt 8 tỷ USD, nhất là sau khi chúng ta gia nhập WTO con số này đã tăng lên nhiều lần. Chỉ tính riêng số Kiều hối hàng năm cũng đạt trung bình từ 8 - 10 tỷ USD, dự kiến năm 2013 đạt 12 tỷ USD.

- Theo IMF, tỷ lệ ngoại tệ gửi vào hệ thống ngân hàng như hiện nay ở Việt Nam là có thể chấp nhận được. Nhưng đó mới chỉ là ngoại tệ trong ngân hàng còn một lượng ngoại tệ rất lớn đang trôi nổi trong dân cư, ẩn chứa những nguy cơ mất kiểm soát, ngoại tệ có thể tham gia sâu rộng vào các chức năng của nội tệ.Các hoạt động kinh tế ngầm trong nước, hoạt động buôn lậu qua biên giới, trên biển vẫn đang diễn ra hàng ngày, trong sự kiểm soát Đô la hoá còn lỏng lẻo và thiếu thống nhất của các cơ quan quản lý nhà nước, các thành phần kinh tế đã trực tiếp sử dụng một lượng lớn USD để trao đổi với nhau bởi sự gọn nhẹ và tính chuyển đổi tự do của USD sang các đồng tiền khác. Vì vậy, lượng ngoại tệ mà các đối tượng này sử dụng là rất lớn, chủ yếu dưới dạng tiền mặt rất khó thống kê và kiểm soát chặt chẽ được.

công khai như ô tô, nhà cửa, các sản phẩm công nghệ thông tin, quần áo và những sản phẩm cao cấp. Các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài trả lương nhân viên bằng USD; chi phí khách sạn và các dịch vụ dành cho khách du lịch nước ngoài phần lớn thanh toán bằng USD. Kể từ khi có lệnh cấm niêm yết hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ, đa số các DN kinh doanh đều chấp hành nghiêm chỉnh về việc chuyển sang niêm yết bằng VND. Tuy nhiên, trường hợp thanh toán bằng USD thì khó kiểm soát hơn vì dựa trên thỏa thuận giữa người mua và người bán nên rất khó phát hiện.

- Các giao dịch thanh toán bằng USD diễn ra khá tự do trên thị trường và ngày càng phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn của Việt Nam đã hình thành các “chợ đen giao dịch đô la”, “ phố Tây ba lô”. Vì vậy, nhiều người dân có xu hướng nắm giữ ngoại tệ trong nhà, không gửi vào ngân hàng bởi họ vẫn có thể thực hiện các chức năng tiền tệ như nội tệ.

- Hiện tại NHNN đang lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối. Trong Dự thảo, một nội dung quan trọng đáng chú ý là trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác không được thực hiện bằng ngoại hối. Dự thảo này cũng quy định không được quy đổi giá hàng hóa, dịch vụ bằng VND ra ngoại hối tương đương hoặc quy định điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ theo tỷ giá hối đoái giữa VND và các loại ngoại tệ hoặc dưới các hình thức bảo đảm giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại hối khác. Dự kiến quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.

❖SỰ MẤT GIÁ CỦA ĐỒNG VND

- Song song với tình trạng Đô la hóa là sự mất giá của đồng tiền Việt Nam so với ngoại tệ nói chung và USD nói riêng ngày càng tăng, thể hiện ở tỷ giá VND/USD ngày càng cao hơn (năm 1996, tỷ giá này là khoảng 11.000

đồng; năm 2000 là khoảng 14.000 đồng; năm 2005 khoảng 15.500 đồng; năm 2006 khoảng 16.000 đồng... và đến hết quý 2 năm 2013 là 21.036 đồng). Khi người dân sử dụng những đồng tiền khác thay vì đồng bản tệ để tiết kiệm, lãi suất huy động đồng bản tệ của các ngân hàng thương mại buộc phải duy trì ở mức cao, dẫn đến lãi suất huy động vốn của các doanh nghiệp cũng phải cao tương ứng. Chẳng hạn, trong khi hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới vẫn còn đang rất khó khăn, thì lãi suất cơ bản của Việt Nam được thiết lập ở mức 9%, so sánh với mức lãi suất "benchmark" của hai nước láng giềng Thái Lan là 1,25% và Malaysia là 2%. Với mức lãi suất cao như vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp của các quốc gia mà lãi suất huy động thấp.

- Thiệt hại cũng đến với cả người dân khi phải sử dụng phương tiện khác như ngoại tệ mạnh hoặc vàng để tiết kiệm. Lãi suất của những phương tiện này đều thấp. Hơn nữa, người dân lại còn phải trả các chi phí chuyển đổi khi phải chuyển qua lại giữa VND với các phương tiện dự trữ giá trị đó.Tình trạng đó là do cả cung và cầu về ngoại tệ mạnh nói chung, USD nói riêng ở Việt Nam cùng tăng lên theo thời gian, trong đó cầu tăng nhanh hơn cung. Do các nhu cầu giao dịch với nước ngoài tăng nhanh như: các hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu lao động, du học, du lịch, người nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước.

- Trước tình hình, những ảnh hưởng tiêu cực của Đô la hóa đến nền kinh tế ngày càng rõ rệt, có nguy cơ lấn át đồng nội tệ và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều hành chính sách kinh tế, tài chính tiền tệ vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ - CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, nhấn mạnh các giải pháp thực hiện chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt, linh hoạt và thận trọng, điều hành tỷ giá hối đoái

linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường, kiểm soát chặt chẽ kinh doanh vàng... Triển khai nghị quyết này, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm chống Đô la hóa trong giai đoạn hiện nay.

❖BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VND/USD

- Theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tính đến ngày 21/6/2013, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD ổn định ở mức 20.828 VND/USD, tỷ giá mua trung bình của các NHTM tăng khoảng 0,9% so với đầu năm.

Biểu đồ2.2: Biến động tỷ giá USD/VND

Tham khao K giá LSDArND lại các NHTM vã trẽn Illi tι,ιr⅛" lự do 6 lliãng ổâu uãui 2D 13

21«0 ■ 21400 • ...• • • ...-∙^u4∙ 21200 J ..., ɪ .ɪ..... „ ■■ ■ ⅛ ι∣. i∑Ξ. 21000. ị t t t- -t- ⅜ -t. arooo .Λ..A..Jf.T∑.. ... .r."^%.... ..... aκoα ...-...-... íử¢00 -I---1---1---ɪ----1---1- 1----1----1----1----1----1----1----1- -■---1----1----'---1----1- - -

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG ĐÔLA HOÁ TẠI VIỆT NAMVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀNTỆ (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w