Về điều hành tỉ giá

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG ĐÔLA HOÁ TẠI VIỆT NAMVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀNTỆ (Trang 75 - 76)

Tiếp tục điều hành tỷ giá theo cơ chế linh hoạt có điều tiết nhằm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và các dòng vốn, tăng giao dịch kiều hối, tăng dự trữ ngoại tệ. Có chính sách điều tiết tỷ giá mềm dẻo, linh hoạt, phản ứng kịp thời với những biến động của thị trường ngoại hối nhưng luôn ở mức ổn định tương đối. Cần đánh giá khách quan những nhân tố có thể gây ảnh hưởng làm biến động tỷ giá hối đoái, từ đó đưa ra những bước đi phù hợp theo từng giai đoạn cụ thể, tiến dần tới tỷ giá mục tiêu, tránh tối đa những xáo trộn không cần thiết trong nền kinh tế. Việc điều hành tỷ giá sẽ dỡ bỏ bớt những lo lắng của các nhà kinh doanh về những cú sốc tỷ giá, mặt khác, họ có thể nhận biết được xu thế của tỷ giá để có những đối pháp thích hợp trong hạch toán kinh doanh sao cho có lợi nhất. Như vậy, việc điều chỉnh dần tỷ giá sẽ vừa tránh được sự bất ổn định, vừa tránh được những lãng phí tài nguyên không đáng có, mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu khách quan của thị trường, đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.

NHNN cần nghiên cứu phương án xác định tỷ giá để đưa ra mức tỷ giá thực tương đối của đồng Việt Nam, trên cơ sở đó xây dựng các hàm tỷ giá mục tiêu hợp lý đối với từng thời kỳ phát triển kinh tế để có chiến lược điều hành cụ thể. Đến nay Việt Nam vẫn chưa chính thức có một tỷ giá hối đoái thực của đồng Việt Nam (so với đồng đô la Mỹ). Xuất phát điểm tỷ giá USD/VNĐ không được tính toán khách quan mà dựa trên tỷ giá VNĐ/Rúp và USD/Rúp. Trong suốt quá trình vận động, việc đánh giá đồng Việt Nam lên giá hoặc mất giá thực tế chỉ mang tính tương đối bởi chưa có một tỷ giá thực làm cơ sở để so sánh. Tỷ giá hối đoái thực, theo quan niệm lý thuyết, được xác định trên cơ sở ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền và sự chênh lệch tỷ

lệ lạm phát. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái danh nghĩa lại diễn biến khác so với tỷ giá hối đoái thực, sự “chệch hướng” của tỷ giá hối đoái danh nghĩa với tỷ giá hối đoái thực biểu hiện quan điểm, chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Như vậy, chỉ trên cơ sở xác định được mức tỷ giá thực tương đối thì việc điều hành tỷ giá danh nghĩa và chính sách tỷ giá mới có thể phát huy tác dụng tốt. Tỷ giá thực của đồng Việt Nam có thể được nghiên cứu tính toán thông qua xác định và thống kê rổ hàng hoá tương ứng tại thị trường Việt Nam và Mỹ, thống kê diễn biến lạm phát giữa hai nước. Trên cơ sở tỷ giá thực, NHNN tính toán tỷ giá mục tiêu tuỳ thuộc vào các yếu tố cung cầu ngoại tệ, trạng thái cán cân thanh toán, lạm phát, dự kiến biến động thực tế trên thị trường trong và ngoài nước, mục tiêu của chính sách thị trường, lãi suất, chính sách xuất nhập khẩu. Tỷ giá mục tiêu quyết định chiều hướng, mức độ, thời điểm để NHNN can thiệp vào thị trường, nhằm đạt tới những ý đồ quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Thay cho việc chỉ gắn với đồng đô la Mỹ như trước đây, tỷ giá ngang giá nên gắn với một "rổ" tiền tệ (bao gồm một số ngoại tệ mạnh như USD, EURO, JPY và một số đồng tiền của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc...), các đồng tiền này tham gia vào "rổ" tiền tệ theo tỷ trọng quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Việc xác định tỷ giá như trên nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của đồng Việt Nam vào đô la Mỹ, và phản ánh xác thực hơn quan hệ cung cầu trên thị trường trên cơ sở có tính đến xu hướng biến động các đồng tiền của các nước bạn hàng lớn

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG ĐÔLA HOÁ TẠI VIỆT NAMVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀNTỆ (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w