2.1.1.1. Kinh tế thế giới
Từ tình trạng phát triển bong bóng trong thị trường nhà đất Mỹ, cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc đã nổ ra, rồi sau đó lan rộng thành khủng hoảng tài chính. Sự kiện ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ tháng 9.2008 như một hiệu ứng Đô-mi-nô, kéo theo hàng loạt vụ phá sản. Ngành tài chính Mỹ suy sụp, dẫn tới sự chao đảo của tài chính toàn cầu.
Đã năm năm trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, song kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi chật vật. Gam màu chủ đạo của bức tranh kinh tế thế giới năm 2013 là “xám tối” trong bối cảnh nhịp độ tăng trưởng trên toàn cầu tiếp tục yếu.
Châu Âu loay hoay tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng,
kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng ì ạch. Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng
nhanh như Trung Quốc, Ân Độ, Brazil,... đều không giữ được “phong độ”.
❖CHÂU ÂU
- Cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài đã khiến Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha, Síp phải xin cứu trợ của cộng đồng quốc tế để tránh vỡ nợ. Tây Ban Nha và Italia cũng đứng trước nguy cơ này. Pháp suýt bị cuốn vào vòng xoáy, còn kinh tế Đức - đầu tàu của châu Âu - giảm tốc đáng kể. Nhiều nền kinh tế châu Âu đã rơi vào suy thoái và rốt cuộc Eurozone đã không tránh được suy thoái trở lại từ quý III/2012.
- Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhận định, kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,5% trong năm 2012 và 0,3% năm 2013 trước khi hồi phục với mức tăng 1,2% trong năm 2014.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh có khăn đó, những biện pháp tích cực đã được triển khai:
(1) EU đạt được thỏa thuận trao cho ECB quyền giám sát chung các ngân hàng trong Eurozone, một bước đi đầu tiên tiến tới việc thành lập liên minh ngân hàng vốn được kỳ vọng sẽ là lá chắn giúp châu Âu đối phó với khủng hoảng và cũng là bước đầu của châu lục này trên con đường tiến tới Liên minh Kinh tế và Tiền tệ thực sự.
(2) Eurozone nhất trí giải ngân khoản cho vay cứu trợ tổng cộng 49,1 tỷ euro, giúp Hy Lạp tránh khỏi nguy cơ bị loại ra khỏi Eurozone.
❖ MỸ
- Nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng khá ì ạch trong năm 2012 và dự đoán chưa có sự cải thiện đáng kể trong năm 2013 và 2014. LHQ dự báo kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 1,7% năm 2013 và 2,7% năm 2014.
- Trên quan điểm kinh tế Mỹ cần sự hỗ trợ của các chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ, Washington đã thực thi gói nới lỏng định lượng tới lần thứ ba, giữ lãi suất ở mức cực thấp 0 - 0,25%, tiến hành chương trình hoán đổi trái phiếu (OT) và giữa tháng 12/2012 triển khai chương trình mua trái phiếu mới trị giá 45 tỷ USD/tháng thay cho chương trình OT đáo hạn vào cuối năm. Mỹ vẫn kiên trì với chính sách tiền tệ này mặc dù về cuối năm 2012, kinh tế Mỹ xuất hiện những “điểm sáng” trên thị trường nhà đất, chi tiêu tiêu dùng và thị trường lao động, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà Mỹ cho là vẫn còn yếu.
❖ NHẬT BẢN
Toàn cầu họa động đất - sóng thần hồi tháng 3/2011 đã giúp kinh tế Nhật Bản phục hồi,3,3 36 song đà phục hồi này cũng “hụt hơi” khi các khoản chi này giảm. Tình trạng giảm phát, sự tăng trưởng chậm lại của thương mại thế giới, nhu cầu trong nước yếu và xuất khẩu sụt giảm, nhất là sang Trung Quốc (giảm tới 14,5% trong tháng 11/2012), đang đẩy Nhật Bản trước nguy cơ suy thoái lần thứ năm trong 15 năm qua.
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản trong năm 2013 từ 1,5% xuống và 0,7%.
❖ CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI
- Khủng hoảng nợ công châu Âu và kinh tế toàn cầu yếu kém, nhất là tại Mỹ và Nhật Bản, là nguyên nhân khiến các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ân Độ, Brazil không thể phát huy được vai trò thêm màu sắc mới cho bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2012.
- Xuất khẩu sụt giảm là nguyên nhân chủ chốt khiến các nền kinh tế đang
phát triển ở châu Á tăng trưởng chậm lại đáng kể trong năm 2012 cũng như những tháng đầu năm 2013. Những thách thức về cơ cấu, tình trạng đầu tư yếu đi và sản lượng dư thừa đã khiến cho hai động lực tăng trưởng của khu vực này là Trung Quốc và Ân Độ đều để mất đà tăng trưởng.
- Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), khu vực Đông Nam Á đang phát triển, là một điểm sáng hiếm hoi của kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng khá ấn tượng của Indonesia, Malaysia, Philippines và Mianma sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực này lên 5,7% năm 2013 và 5,8% năm 2014. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) ước đoán tăng trưởng 7,9% năm 2013. LHQ dự báo khu vực Đông Á và Nam Á sẽ tăng trưởng 6,2% và 5% trong năm 2013.
❖ NHẬN ĐỊNH
Trong tình cảnh còn nhiều bất ổn, bức tranh kinh tế thế giới sẽ khó
chuyển mình trong hai tới ba năm tiếp theo. Trong đó, cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) chính là nguy cơ lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu. Vấn đề không chỉ nằm ở suy thoái kinh tế mà còn vì những nguy cơ từ nợ công, lĩnh vực ngân hàng và nguy cơ tan rã.
Khu vực euro -04 0,1
Các nước BRICS 5,0-5,3 55
Các nước đang phát triển - 56
Châu Á - Thái Bình Dương 56 -
Các nước ASEAN 52 5~5
Châu Phi 45 48
Trung Đông - Bắc Phi 5,1 3√7
Các nước Mỹ latinh và Caribê 37 47
Các nước trung Au 1,9 29
Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS 4,2 4,1
Mỹ 1,5 2,3-3,0 Nhật Bản 2,2 1,0 Trung Quốc 8,0 75 Ân Độ 5,7-5,9 63 CHLB Nga 3,5-4,0 39 CH Nam Phi 2,7 3,6
2.1.1.2. Nền kinh tế Việt Nam
Sau gần 30 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Năm 2012 là năm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 10 năm liên tiếp. Nhưng nếu nhìn riêng từng quý trong năm 2012 thì thấy quý sau tăng trưởng hơn quý trước. Điều này cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu tự chuyển biến, cộng thêm sự tác động của điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
- Bức tranh kinh tế Việt Nam có thể được khái quát như sau:
❖TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THẤP
- Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Rõ ràng những bất ổn kinh tế vĩ mô tích tụ trong những năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua những biện pháp nêu trong Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và nêu lại trong Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP.
- Tuy nhiên chủ trương chấp nhận giảm tốc độ tăng GDP để củng cố điều kiện kinh tế vĩ mô và triển khai cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế lại chưa được khẳng định mạnh mẽ nên mặc dù so với cùng kỳ GDP quí I chỉ tăng có 4,64%, quí II nhích lên 4,8% và quí III tăng 5,05% - đều là những quí có tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn trong vòng 5 năm qua, song Việt Nam vẫn cố duy trì mục tiêu tăng trưởng ban đầu 6-6,5% và chỉ chấp nhận không thể đạt
được mục tiêu này vào những tháng cuối năm 2012.
- Biểu hiện rõ nhất của việc cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng là sự đẩy mạnh đầu tư mặc dù hiệu quả đầu tư chưa được cải thiện; chương trình cơ cấu lại đầu tư, trong đó tập trung cơ cấu lại đầu tư công diễn ra chậm chạp do gặp nhiều trở ngại cả từ tư duy, quy hoạch, cơ chế quản lý cũng như kiểm tra giám sát. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước năm 2012 vẫn duy trì ở mức trên dưới 37% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó vốn đầu tư từ NSNN vẫn chiếm khoảng 54% chứng tỏ chương trình cơ cấu lại đầu tư công chưa có chuyển biến rõ rệt.
❖TỔNG CẦU VÀ LẠM PHÁT TĂNG THẤP
- Năm 2012 tổng cầu tiêu dùng tuy có cải thiện hơn so với năm 2011 nhưng vẫn tăng thấp hơn so với những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với năm 2011 (loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%) chỉ bằng một nửa so với giai đoạn 2007-2010. Hệ quả là mặc dù sản xuất công nghiệp chững lại với chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5,9%, song do sức mua tăng chậm với chỉ số tiêu thụ hàng công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng khoảng 3,6% nên chỉ số hàng tồn kho của nhóm hàng này tăng tới hơn 20,1% so với cùng kỳ năm trước.
- Bên cạnh đó, mặc dù tổng kim ngạch XK năm 2012 tăng khoảng 18,3% đạt 114,6 tỷ USD, song lại chủ yếu do thành tích XK của khu vực có vốn FDI nên phần lớn DN Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ suốt cả năm 2012. Do những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đi đôi với chi phí đầu vào cao nên năm 2012 đã có thêm khoảng 4 vạn DN giải thể, ngừng hoạt động, đưa tổng số DN giải thể ngừng hoạt động trong 2 năm 2011 và 2012 lên đến 10 vạn - chiếm một nửa số DN loại này trong suốt 2 thập kỷ qua. Đến lượt mình, DN gặp khó khăn lại hạn chế tạo công ăn việc làm, thậm chí làm gia tăng thất nghiệp và
giảm thu nhập của người lao động, tạo ra vòng xoáy cắt giảm tiêu dùng.
- Nguyên nhân sâu xa khiến cho không ít DN Việt Nam lâm vào hoàn cảnh khó khăn có cả nguyên nhân khách quan từ thị trường quốc tế và chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt cũng như nguyên nhân chủ quan từ sự phát triển quá nóng và thiếu chiến lược của DN. Như vậy, cơ cấu lại DN không chỉ cần tập trung vào hơn 1.300 DNNN với vài chục tập đoàn và tổng công ty Nhà nước mặc dù khu vực kinh tế Nhà nước đang chiếm 1/3 GDP cả nước và 1/5 giá trị sản xuất công nghiệp mà cần cơ cấu lại toàn bộ các DN gắn với cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế và cơ cấu lại chính bản thân từng DN, không phân biệt thành phần kinh tế.
Chịu sự chi phối của tổng cầu tăng thấp, cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng bên cạnh niềm tin kinh doanh và niềm tin tiêu dùng không cao nên diễn biến lạm phát năm 2012 ổn định vượt ngoài sự mong đợi với CPI cả năm khoảng 9,21%. Ngoại trừ 2 tháng đầu năm tăng trên 1% và tháng 9 tăng tới 2,2% do điều chỉnh mạnh giá dịch vụ y tế, suốt từ tháng 3 đến cuối năm CPI đều tăng dưới 1% mỗi tháng bất chấp giá điện tăng bình quân 5% và giá xăng dầu tăng trên 10%. Nếu loại trừ yếu tố chủ động tăng giá dịch vụ y tế, giá điện và giá xăng dầu thì lạm phát năm 2012 chỉ khoảng 5-6%, đã góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ năm 2012 mà cả năm 2013.
❖KINH TẾ VĨ MÔ ỔN ĐỊNH VỮNG CHẮC HƠN
- Bên cạnh việc kiềm chế lạm phát, đưa CPI từ gần 20% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 như nêu trên thì hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2012 ổn định theo hướng tích cực hơn hẳn so với những năm trước đây.
- Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ hạn chế, song một mặt Việt Nam vẫn nỗ lực thu NSNN đạt dự toán, đặc biệt khoản thu NSNN từ dầu thô vượt xa so với dự toán đã hỗ trợ kịp thời cho nguồn thu từ nội địa và từ hoạt động XNK, mặt khác, tiết kiệm chi NSNN, cả
chi đầu tư và chi thường xuyên để đảm bảo mức thâm hụt NSNN không quá 4,8% GDP - góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, cần bổ sung vào chương trình cơ cấu lại nền kinh tế vấn đề cơ cấu lại NSNN, từ cơ cấu thu, chi đến cơ cấu bù đắp thâm hụt NSNN và cơ cấu nợ công để đảm bảo tính đồng bộ và khả thi.
2.1.2. Chính sách tiền tệ
2.1.2.1. Chính sách tiền tệ thời gian qua
Chính sách tiền tệ trong năm 2012 được điều hành khá thận trọng. NHNN đã tạo được sự ổn định cơ bản trên hệ thống tài chính - ngân hàng, như thanh khoản được cải thiện, kéo giảm mặt bằng lãi suất, chống vàng hóa và đôla hóa, ổn định tỷ giá... Tuy vậy, công cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng, giải quyết nút thắt nợ xấu hiện vẫn chưa có nhiều tiến triển đáng kể và diễn biến giá vàng trong nước còn gây e ngại cho người dân. Dưới đây là một số chính sách điều hành đáng chú ý trong năm vừa qua.
❖CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT
- Dấu hiệu căng thẳng thanh khoản trên hệ thống ngân hàng trong những tháng cuối năm 2011 tiếp tục kéo dài sang năm 2012, 2013 khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì áp dụng biện pháp hành chính là áp trần lãi suất huy động.
- Trong quý 1/2012, trước xu hướng giảm tốc của chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát kỳ vọng, NHNN đã bắt đầu kéo giảm đồng loạt các lãi suất chính sách và trần lãi suất huy động. Một số yếu tố cộng hưởng khác cũng giúp ủng hộ quan điểm này là thanh khoản ở một số ngân hàng lớn dần được cải thiện; các kênh đầu tư vàng, ngoại hối không còn thu hút dòng tiền.
- Đến nay, lãi suất tái cấp vốn đã giảm xuống chỉ còn 7%, lãi suất tái chiết khấu đã giảm còn 5%, và trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn ngày giảm xuống còn 7.5%.
Biểu đồ 2.1: Điều hành lãi suất năm 2012
- Song song với động thái kéo giảm trần lãi suất huy động, NHNN cũng đã áp trần lãi suất cho đối với 4 lĩnh vực ưu tiên: (1) Phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, (2) Thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu, (3) Phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, (4) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; hay kêu gọi đưa lãi suất cho vay cũ về mức thấp...
- Việc giảm chi phí vốn vay là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế và NHNH đã thể hiện tốt vai trò định hướng này. Gánh nặng lãi vay từng bước giảm xuống, và tạo tiền đề cho các hoạt động kinh doanh sản xuất có thể được cải thiện trong thời gian tới. Tuy vậy, cơ chế điều hành bằng biện pháp hành chính khiến cho hoạt động lách trần lãi suất vẫn ngầm diễn ra sôi động.
❖CHỈ THỊ 01 VÀ PHÂN LOẠI NGÂN HÀNG THÀNH 04 NHÓM - Trong những ngày đầu tháng 2/2012, NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN và Công văn 674/NHNN-CSTT về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ năm 2012.
- Trong đó, đáng chú ý nhất là NHNN ấn định chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 đối với các TCTD theo 4 nhóm như sau: Nhóm 1 tăng