Thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG ĐÔLA HOÁ TẠI VIỆT NAMVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀNTỆ (Trang 79 - 81)

Cần có những điều chỉnh nhất định trong chiến lược và chính sách của Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài trong những năm tới. Cần xác định rõ: đầu tư nước ngoài có thể tạo thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam tiếp cận thị

trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ. Nhưng nếu mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài chỉ nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước thì vấn đề cân đối ngoại tệ sẽ khó khăn hơn do nhu cầu nhập khẩu thiết bị vật liệu, chuyển lợi nhuận của nhà đầu tư, trả nợ vay nước ngoài sẽ làm tăng thêm sức ép đến khả năng thanh toán (vốn đã rất yếu kém) của Việt Nam. Do đó, trong việc lựa chọn các dự án đầu tư, cần chú ý đề cao hiệu quả kinh tế hướng ngoại, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có dự án sản xuất hàng xuất khẩu thu ngoại tệ, hạn chế các doanh nghiệp có sản phẩm nội tiêu, chỉ cho phép một số trường hợp thay thế nhập khẩu thực sự cần thiết. Có như vậy mới đạt được mục tiêu giảm thâm hụt tài khoản vãng lai, cải thiện cán cân thanh toán và nâng cao thu nhập quốc dân.

Quản lý chặt chẽ các luồng chuyển vốn qua tài khoản vốn chuyên dùng mở tại ngân hàng trong nước và qua tài khoản vay vốn nước ngoài mở tại ngân hàng nước ngoài của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Giám định và tính toán chính xác lượng vốn góp bằng thiết bị công nghệ, đồng thời tạo thuận lợi cho việc chuyển vốn bằng ngoại tệ vào Việt Nam. Tăng cường kiểm soát và hạn chế việc các doanh nghiệp này vay vốn nước ngoài với những điều kiện vay bất lợi.

Cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc dỡ bỏ các thủ tục xin phép mua ngoại hối trong các giao dịch vãng lai. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ ngoài khả năng tự cân đối của các doanh nghiệp, đặc biệt là nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của nhà đầu tư nước ngoài, làm giảm mức độ rủi ro của môi trường đầu tư, kích thích thu hút đầu tư nước ngoài.

Cần xây dựng một quy mô thu hút đầu tư nước ngoài, dựa trên cơ sở một kế hoạch sử dụng vốn nước ngoài phù hợp với khả năng tăng trưởng kinh tế. Xác định một cơ cấu đầu tư thích hợp theo hướng nâng cao tính cạnh tranh và tính hiệu quả của nền kinh tế. Xây dựng và thực hiện các chính sách điều

chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm các chính sách về thuế, lãi suất, tỷ giá để khuyến khích đầu tư trong từng lĩnh vực nhất định.

Trong quá trình mở cửa thị trường vốn, Việt Nam sẽ tiếp nhận ngày càng nhiều các luồng vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài. Nguồn vốn này có tính chất linh hoạt rất cao, dễ gây bất ổn đối với nền kinh tế cũng như đối với cung - cầu ngoại hối trên thị trường, do đó, ta cần có thái độ then trọng khi tiếp nhận và sử dụng vốn. Hiện nay, Nhà nước đã cho phép bán chứng khoán cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài, thị trường chứng khoán cũng sắp ra đời. Trước tình hình đó, cần thiết phải xây dựng kịp thời quy chế quản lý đầu tư gián tiếp của nước ngoài, để vừa lợi dụng được vốn nước ngoài, vừa hạn chế những rủi ro ảnh hưởng từ bên ngoài đối với thị trường vốn non trẻ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG ĐÔLA HOÁ TẠI VIỆT NAMVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀNTỆ (Trang 79 - 81)