Tăng cường quản lý nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG ĐÔLA HOÁ TẠI VIỆT NAMVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀNTỆ (Trang 81 - 83)

Tranh thủ tối đa nguồn vốn ODA để tập trung cho việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, trước mắt cần ưu tiên sử dụng vốn ODA cho một số lĩnh vực: phát triển nông nghiệp và nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, phát triển mạng phân phối điện, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải và cấp thoát nước...Chỉ vay cho các dự án khi xác định được hiệu quả sử dụng và khả năng hoàn trả nợ. Đối với ngân sách Nhà nước, chỉ vay cho đầu tư phát triển để tạo ra nguồn thu ngân sách, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài và ổn định chi ngân sách Nhà nước, tăng tích luỹ, không vay cho tiêu dùng. Đối với nền kinh tế, vay nước ngoài phải tạo ra khả năng xuất khẩu tăng thu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài.

Quản lý chặt chẽ việc vay vốn nước ngoài của các doanh nghiệp, việc giải ngân vốn và mua ngoại tệ để trả nợ, đặc biệt tăng cường quản lý nợ ngắn hạn. Có chính sách khuyến khích vay nợ nước ngoài trung và dài hạn để đầu tư cho các dự án lớn, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Cần xây dựng các

biện pháp quản lý vay và trả nợ cụ thể đối với doanh nghiệp đứng ra vay nợ, đối với NHTM bảo lãnh vay nợ, có kế hoạch xử lý các khoản nợ nước ngoài ở tầm vi mô. Đặc biệt chú trọng khâu xây dựng và xét duyệt dự án, là khâu quyết định hiệu quả của dự án. Xác định rõ trách nhiệm của người vay và người sử dụng vốn vay, chống ỷ lại vào Nhà nước. Trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, cần khống chế vay thương mại ở mức vừa phải, đồng thời, phải quản lý chặt chẽ các khoản vay thương mại, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.

Nên giao cho NHTW thống nhất quản lý toàn bộ nợ nước ngoài, bao gồm nợ của doanh nghiệp và cả nợ của Chính phủ, tạo điều kiện để NHTW nắm bắt được tổng thể tình hình nợ của quốc gia, quản lý tốt hơn cán cân vốn và cán cân thanh toán.

NHTW cần xây dựng một kế hoạch vay nợ nước ngoài, chủ động khống chế nợ nước ngoài, đồng thời thường xuyên xem xét các chỉ tiêu về nợ để có biện pháp kịp thời điều chỉnh. NHTW cần xác định được các số liệu thực tế và số liệu dự kiến về dư nợ nước ngoài và khả năng trả nợ, trong đó cơ bản là:

Số vốn đã giải ngân và dự kiến giải ngân của các khoản vay đã ký kết. Dự kiến về trả nợ gốc và lãi của các khoản vay hiện tại.

Tỷ lệ nợ/xuất khẩu. Tỷ lệ nợ/GDP.

Tỷ lệ dịch vụ nợ/xuất khẩu.

NHTW cũng cần dự đoán được khả năng chịu đựng của tỷ giá hối đoái, của cán cân thanh toán trước những tác động bất lợi của các yếu tố làm giảm năng lực trả nợ của Nhà nước cũng như của doanh nghiệp, trên cơ sở:

Dự kiến các trường hợp trả nợ gốc và lãi khác nhau dựa trên các giả định khác nhau về tỷ giá, về lãi suất. Những đồng tiền vay nợ chính của Việt Nam (USD, JPY) thường xuyên biến động, có thể làm tăng tổng dư nợ và

dịch vụ nợ đến hạn.

Dự kiến các nguồn ngoại tệ chủ yếu dành cho trả nợ: xuất khẩu, vay mới, vay bắc cầu, dự trữ ngoại hối.. .Khả năng xuất khẩu sút giảm cũng làm cho việc trả nợ trở nên khó khăn hơn.

Trong những tình huống cần thiết, Chính phủ cần có cách xử lý mềm dẻo với nợ nước ngoài (đàm phán gia hạn nợ, đổi nợ thành đầu tư, đổi cơ cấu và điều kiện nợ, xin xoá nợ từng phần, xuất hàng trả nợ.) nhằm giảm thiểu áp lực trả nợ, tránh làm tăng tỷ giá bất thường và tăng gánh nặng trả nợ đến hạn.

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG ĐÔLA HOÁ TẠI VIỆT NAMVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀNTỆ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w