2.2.2.1Quy trình phê duyệt tín dụng tại VCB
Hiện nay, quy trình phê duyệt tín dụng tại VCB tuân theo nguyên tắc: các chi nhánh được Trụ sở chính xếp loại thành 08 nhóm và có mức thẩm quyền riêng cho từng nhóm. Trường hợp khoản cấp tín dụng/cho vay nằm trong thẩm quyền chi nhánh thì chi nhánh tự phán quyết. Trường hợp khoản cấp tín dụng/cho vay vượt thẩm quyền chi nhánh thì chi nhánh trình cấp thẩm quyền (thông qua Phòng Phê duyệt tín dụng) để được phê duyệt.
Do vậy, công tác phê duyệt tín dụng có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng của VCB, được xem như ”chốt chặn” cuối cùng để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro cho Ngân hàng.
Các cấp thẩm quyền phê duyệt các khoản tín dụng tại VCB chia làm 2 loại:
(i) Đối với khách hàng Doanh nghiệp: gồm Lãnh đạo Chi nhánh, Phòng Phê duyệt Tín dụng, Giám đốc khách hàng hoặc Giám đốc phê duyệt, Hội đồng
tín dụng
Trung Ương, Hội đồng quản trị
(ii) Đối với khách hàng thế nhân và khách hàng SME: gồm_Lãnh đạo Chi nhánh, Hội đồng tín dụng cơ sở, Phòng Phê duyệt Tín dụng, Giám đốc khách hàng
hoặc Giám đốc phê duyệt, Hội đồng tín dụng Trung Ương, Hội đồng quản trị. Như vậy, sự khác biệt ở chỗ có thêm cấp Hội đồng tín dụng cơ sở đối với khách hàng thế nhân và khách hàng SME. Lý do là bởi theo tư vấn Oliver Wyman với quy trình của Khách hàng doanh nghiệp, VCB bỏ cấp HĐTD cơ sở nhằm mụcHình 2.4: Cấp phê duyệt tín dụng đối với Khách hàng Doanh nghiệp
Hình 2.5: Cấp phê duyệt tín dụng đối với Khách hàng thể nhân & SME
Nguồn: Quy trình nội bộ của VCB
- Lãnh đạo Chi nhánh:
Thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh được quy định khác nhau, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế trên địa bàn và năng lực quản lý. Đối với các khoản cho vay có giá trị nằm trong Giới hạn tín dụng đã được duyệt, Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách khách hàng tại chi nhánh được quyền chủ động quyết định. Đối với các khoản cho vay vượt ngoài phạm vi nói trên, Chi nhánh phải trình cấp thẩm quyền tại Trụ sở chính (thông qua Phòng Phê duyệt tín dụng) xem xét phê duyệt.
- Phòng Phê duyệt Tín dụng (P.PDTD)
P.PDTD sẽ tái thẩm định các hồ sơ tín dụng vượt thẩm quyền của Chi nhánh để phê duyệt. Để thuận tiện cho tác nghiệp và phù hợp với khối lượng công việc phát sinh, P.PDTD được chia thành 02 bộ phận là PDTD TSC đặt tại Trụ sở chính VCB và Bộ phận PDTD HCM đặt tại Văn phòng đại diện HCM. Các chi nhánh chia theo vùng địa lý từ Quảng Ngãi trở vào phía Nam sẽ do Bộ phận PDTD HCM quản lý, phần còn lại là PDTD TSC. Tuy nhiên PDTD TSC có trách nhiệm quản lý chung tình hình tín dụng toàn hệ thống.
Các hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của P.PDTD sẽ có 3 cấp phê duyệt: (i) Chuyên gia phê duyệt, (ii) Lãnh đạo phòng PDTD, (iii) Chuyên gia phê duyệt & Lãnh đạo phòng PDTD.
Nếu các hồ sơ vượt thẩm quyền P.PDTD thì căn cứ vào đề xuất cấp tín dụng của Chi nhánh, P.PDTD sẽ trình hồ sơ lên cấp cao hơn.
- Giám đốc khách hàng hoặc Giám đốc phê duyệt: Giám đốc khách hàng sẽ phê duyệt với khách hàng của TSC, Giám đốc phê duyệt sẽ phê duyệt với các khách
hàng còn lại.
- Hội đồng tín dụng Trung Ương:
Hội đồng tín dụng Trung Ương là tổ chức hỗ trợ cho Tổng Giám đốc, có nhiệm vụ và quyền ra quyết định các khoản cấp tín dụng có giá trị lớn và mức độ phức tạp để bảo đảm tính khách quan. Hình thức làm việc của Hội đồng tín dụng Trung Ương là tổ chức họp các thành viên bao gồm: Giám đốc phê duyệt, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, lãnh đạo các phòng ban thuộc Trụ Sở chính: Phòng Phê duyệt tín dụng, Phòng Pháp chế, Ban khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng. Các cuộc họp đều phải có biên bản với đầy đủ các chữ ký thành viên. Quyết định của Hội đồng tín dụng dựa trên cơ sở ý kiến biểu quyết của các thành viên, theo nguyên tắc đa số (quá bán).
- Hội đồng quản trị: là cấp quyết định cao nhất trong cây phân quyền phán quyết của Vietcombank. Hiện tại các khoản tín dụng phải trình HĐQT khi có
giá trị
vượt 4.000 tỷ đồng hoặc vượt các giới hạn liên quan đến tỷ lệ vốn tự có. Các khách
hàng/nhóm khách hàng lớn của Vietcombank đều trình HĐQT, có thể kể đến như
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex), Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Vingroup...
2.2.2.2 Chiến lược và khẩu vị rủi ro
Hoạt động phê duyệt tín dụng của VCB được thực hiện trên quan điểm tổng quát về chiến lược quản trị rủi ro tín dụng như sau:
- Nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan trong mọi trường hợp.
- Hướng đến mục tiêu trở thành Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất
hạng quốc gia.
Trên cơ sở mục tiêu đó, VCB đã xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro nhằm mục đích khắc phục những yếu kém trong công tác phê duyệt tín dụng trước đây và tiến tới trở thành Ngân hàng hiện đại đứng đầu Việt Nam và trong khu vực, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hiệu quả:
- Đa dạng hoá hoạt động trên nguyên tắc phát huy lợi thế kinh doanh trên lĩnh vực bán buôn, trong đó chú trọng mở rộng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hệ thống bán lẻ.
- Đa dạng hoá mặt hàng và lĩnh vực đầu tư, thận trọng cho vay đối với một số ngành lĩnh vực hiện cung đã vượt cầu.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 15-20%/năm. - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng dưới 1,5%.
- Tỷ lệ tổn thất tín dụng khống chế dưới 1% so với tổng dư nợ.
Đồng thời Vietcombank đang triển khai song song nhiều dự án chuyển đổi mô hình tín dụng như Basel II, CTOM nhằm tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng, từng bước tiến tới mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam tới năm 2020. Trong khuôn khổ luận văn này, việc phân tích sẽ đi từ mô hình hiện tại của Vietcombank, đồng thời cung cấp một số thông tin về các mô hình đang xây dựng nói trên.
2.2.2.3 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank
Hoạt động phê duyệt tín dụng tại VCB được tuân theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của lãnh đạo Vietcombank thông qua chính sách quản trị rủi ro tín dụng.
Chính sách quản trị rủi ro tín dụng của VCB được áp dụng đối với hoạt động cấp tín dụng đến khách hàng dưới mọi hình thức tại Trụ sở chính, các Chi nhánh và các công ty trực thuộc VCB nhằm:
- Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống Vietcombank. - Tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả.
- Đảm bảo hoạt động kinh doanh của Vietcombank phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng.
- Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong Ngân hàng.
Chính sách này được ban hành tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định có liên quan. - Phù hợp với chiến lược kinh doanh của Vietcombank từng thời kỳ: Việc mở
rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và có sự kết hợp
chặt chẽ
với các bộ phận khác trong hệ thống Ngân hàng.
- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng vừa đảm bảo
tính linh hoạt trong hoạt động thực tế.
- Quan điểm bình đẳng hướng tới khách hàng: Thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu. - Đề cao trách nhiệm cá nhân: Nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong
hoạt động tín dụng. Cán bộ có quyền tự quyết và phải tự chịu trách nhiệm trước
quyết định đó.
Nội dung cơ bản của chính sách quản trị rủi ro tín dụng của VCB được thể hiện qua một số nội dung như sau:
Thứ nhất: Giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng đối với một khách hàng:
- Giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng (thể nhân/pháp nhân) của VCB được xác định theo ma trận phân cấp thẩm quyền từ chi nhánh lên Hội đồng
tín dụng tại Trụ sở chính và HĐQT. Trong đó cấp thẩm quyền mỗi Chi nhánh được
xác định theo 10 nhóm, việc phân loại vào các nhóm được xác định lại hàng năm.
Tổng dư nợ 323.33
8 387.151 460.925 543.434
- Tỷ lệ dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất không quá 20% tổng dư nợ tín dụng.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay 01 ngành/ lĩnh vực không vượt quá 10% tổng dư nợ, trường hợp đặc biệt có thể lên đến 15% tổng dư nợ nếu được Hội đồng quản
trị phê
duyệt.
- Tỷ lệ nợ xấu tối đa không vượt quá 1,5% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ dư nợ Có tài sản đảm bảo đạt tối thiểu 60% so với tổng dư nợ.
Thứ hai: Tuân thủ nguyên tắc phân vùng đầu tư của VCB
Để bảo đảm chất lượng tín dụng và thuận tiện trong quá trình giám sát khoản vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc những vùng đầu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngoài vùng đầu tư của mình nếu được Tổng Giám đốc cho phép bằng văn bản. Tuy nhiên, chi nhánh nên tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh thuộc vùng đầu tư của mình trước khi đầu tư ra ngoài.
Chi nhánh có thể gặp trường hợp khách hàng nằm tại địa bàn đầu tư của chi nhánh khác (chi nhánh sở tại) nhưng có đơn vị phụ thuộc hoặc dự án đầu tư hoạt động hoặc được triển khai tại địa bàn đầu tư của mình. Trong trường hợp này, chi nhánh có thể cho khách hàng vay để phục vụ nhu cầu kinh doanh của đơn vị phụ thuộc hoặc dự án, với điều kiện là có thoả thuận bằng văn bản với chi nhánh sở tại.
2.2.2.4 Thực trạng phê duyệt tín dụng tại VCB
Rủi ro là một thuộc tính vốn có của tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể biểu hiện trực tiếp là vốn cho vay ra không thu hồi được đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn, hoặc cũng có thể biểu hiện dưới dạng rủi ro tiềm ẩn khi Ngân hàng quá tập trung đầu tư vào một hay một số lĩnh vực nào đó.
Thước đo phổ biến nhất hiện nay để đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu.
Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi đến hạn. Tùy thuộc vào thời gian quá hạn mà chia nợ quá hạn ra các mức khác nhau. Trong đó các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày được xếp vào nhóm 3 đến 5 và được gọi chung là nợ xấu. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại VCB được thể hiện khái quát qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình nợ quá hạn tại VCB
Tỷ lệ nợ quá hạn
% 4,3% 2,5%
Tổng nợ xấu 7.45
9 7.095 6.793 8 6.20
2014 323.33 8 296.64 9 19.23 0 2.203 1.71 6 3.54 0 2015 387.15 1 7 371.21 9 8.83 760 1039 6 5.29 2016 460.92 5 8 446.87 4 7.25 1.311 9 1.33 3 4.14 2017 543.43 4 532.44 3 4.78 3 684 3.58 4 1.90 2 CHÊNH LỆCH 2017/2016 82.50 9 85.56 5 - 2.471 -627 2.24 5 -2.241 TỶ LỆ % chênh lệch 2017/2016 17,9 % % 19,1 34,1%- -47,8% 167,7% -54,1%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 - 2017 của Vietcombank
Hình 2.6: Xu hướng nợ quá hạn tại VCB
Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 - 2017 của Vietcombank
Nhìn vào bảng và biểu đồ trên chúng ta có thể thấy tổng dư nợ của VCB từ năm 2014 tới nay liên tục gia tăng với tốc độ khá nhanh và ổn định. Tuy giá trị của tổng dư nợ ngày một tăng cao, song tổng nợ quá hạn và nợ xấu của VCB lại không tỷ lệ thuận với sự gia tăng của tổng dư nợ (tăng trưởng dư nợ hàng năm 25-30%) mà luôn được kiểm soát và duy trì ở mức đảm bảo theo quy định của NHNN. Nợ quá hạn đang có xu hướng giảm dần từ năm 2014 đến nay. VCB đã kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn an toàn mà NHNN quy định và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Để có thể phân tích sâu hơn về vấn đề này ta có thể phân tích tình hình nợ quá hạn theo một số tiêu thức sau :
* Tình hình nợ quá hạn theo nhóm nợ
Từ năm 2016, Vietcombank là ngân hàng trong nước đầu tiên trích lập dự phòng toàn bộ nợ xấu, đồng thời mua lại 100% nợ đã bán cho VAMC. Để đạt được thành công này, Vietcombank đã cân đối hài hòa kết quả kinh doanh với công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu, đi sâu vào bản chất từng khoản nợ để có chính sách trích lập và xử lý kịp thời. Chúng ta có thể thấy được tỷ trọng của các nhóm nợ trên tổng nợ quá hạn qua bảng sau đây:
Bảng 2.2: Tmh hình nợ theo nhóm nợ
5 6 Tổng dư nợ 323.33 8 1387.15 5460.92 543.434 19,06% 17,9% Tổng Nợ xấu 7.45 9 7.09 5 6.79 3 6.208 - 4,26% -8,6% Tỷ lệ Nợ xấu 2,31 % % 1,83 % 1,47 1,14% 19,7%- -22,3%
Nguồn: Số liệu nội bộ VCB
Chúng ta có thể nhận thấy rằng xu hướng chung thời gian gần đây là nợ nhóm 2 giảm xuống, nợ nhóm 4 tăng và tổng nợ xấu nói chung giảm. Điều này phản ánh:
- Vietcombank đánh giá nợ sâu hơn và sát theo bản chất. Mục tiêu là loại tối đa nợ nhóm 2 có nguy cơ chuyển xấu nhằm đảm bảo chất lượng nợ tốt nhất
- Chất lượng nợ nói chung đang ngày càng được cải thiện.
VCB quyết tâm hạn chế rủi ro bằng việc theo dõi chặt chẽ các biến động của các nhóm nợ, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ nghi ngờ có khả năng chuyển nhóm nợ xấu, cơ cấu nợ nên đã giảm đáng kể được giá trị nợ nhóm 3: một số các khoản nợ đã được chuyển lên nhóm 2 và một số khoản nợ khó có khả năng cải thiện thì chuyển dần xuống nhóm 4 và nhóm 5. Đây là một tín hiệu tốt cần được tiếp tục phát huy trong các năm tiếp theo.
* Tình hình nợ xấu
Ở các nước, nợ quá hạn thường được gọi chung là nợ xấu. Khi tỷ lệ nợ xấu của một Ngân hàng lên tới 5% tổng dư nợ thì được coi là báo động. Nước ta nợ xấu ngoài nợ quá hạn còn bao gồm nợ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn, nợ chờ xử lý, nợ khoanh... Nhìn chung, tình hình nợ xấu của VCB được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Tmh hình nợ xấu tại VCB
2014 9.993 323.338 3,09% 2,31% 2015 10.946 387.151 2,83% 1,83% 2016 10.701 460.925 2,32% 1,47% 2017 8.113 543.434 1,49% 1,14% CHỈ TIÊU 201 4 201 5 201 6 2017 Tăng trưởng 2017/2016 Số tiền %
Nguồn : Số liệu nội bộ VCB
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu của VCB giảm dần qua các năm. Năm 2016 và 2017, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm rõ rệt là kết quả của nỗ lực và quyết