Giải pháp về công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả phê duyệt tín dụng

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 89 - 90)

tín dụng

3.2.3.1Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản trị tín dụng

Việc cung cấp thông tin tín dụng giúp các Chi nhánh trong hệ thống có thêm thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc cho vay có hiệu quả, phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Thông tin phải chính xác, theo định kỳ hoặc khi có phát sinh về thông tin khách hàng phải được thu thập cập nhật đầy đủ và kịp thời. Thông tin tín dụng phải được quản lý và lưu giữ tại một kho dữ liệu tập trung của Ngân hàng.

Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong việc quản lý đảm bảo chất lượng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng người quản lý có thể đưa ra những quyết định chính xác liên quan đến khoản vay, quản lý và giám sát khoản vay. Để đánh giá chính xác khách hàng trong quyết định cho vay, nhân viên tín dụng phải sử dụng rất nhiều thông tin: nguồn thông tin nội trong toàn hệ thống và nguồn thông tin bên ngoài (CIC, các báo cáo ngành do các tổ chức uy tín cung cấp ...) nhằm có thể sàng lọc ra các thông tin cần thiết và xác thực để đưa ra những đề xuất tín dụng phù hợp.

Trong và sau khi cho vay, cán bộ tín dụng vẫn phải thường xuyên cập nhật thông tin để kiểm tra về tình hình ngành hàng, tình hình sử dụng vốn vay cũng như khả năng tài chính của người vay để có thể chủ động trong việc quản trị khoản vay và tránh những rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp vay vốn và cho Ngân hàng.

Như vậy thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho vay cũng như trong quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Nhân viên tín dụng cần được cung cấp đầy đủ thông tin cũng như tự mình tìm hiểu thêm các thông tin từ bên ngoài để đảm bảo một quyết định cho vay đúng đắn. VCB cần yêu cầu các bộ phận liên quan thường xuyên cập nhật thông tin tín dụng của các khách hàng cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, để phân tích xử lý tìm ra những thông tin hữu ích cho việc quản trị rủi ro tín dụng.

3.2.3.2Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá Ngân hàng

Tại VCB dù đã cố gắng trong đổi mới công nghệ nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu cao của công việc. Nhiều chương trình phần mềm, cài đặt chỉnh sửa phục vụ cho các mặt nghiệp vụ chưa được bộ phận tin học, bộ phận quản lý công nghệ đáp ứng kịp thời nên gây khó khăn cho công tác nghiệp vụ. Ngân hàng nên

đầu tư mua sắm hệ thống phần mềm hỗ trợ thẩm định dự án, phần mềm theo dõi quản lý khoản vay của khách hàng, được như vậy cán bộ tín dụng sẽ có sự hỗ trợ đắc lực trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.

Hiện tại dự án Core Banking đang tiếp tục được triển khai các cấu phần của dự án, đồng thời huy động một lượng nhân lực đáng kể cho triển khai dự án. Toàn bộ cán bộ nhân viên của VCB phải đồng lòng cao với dự án mới có thể đạt được kết quả tốt. Đây là một trong những dự án cốt lõi của VCB thời gian tới.

3.2.3.3 Triển khai dự án CLOS để tăng cường sự kết nối giữa Chi nhánh và bộ phần

phê duyệt

Hiện nay, việc phê duyệt tại VCB vẫn theo hướng Chi nhánh gửi hồ sơ, tờ trình lên phòng PDTD bằng bản giấy (gửi trực tiếp hoặc công văn). Điều này không những gây lãng phí nguồn lực mà còn mất thời gian luân chuyển hồ sơ giữa 2 địa điểm. Ngoài ra, điều này còn gây khó khăn cho cán bộ trong việc tra cứu hồ sơ, thời gian phê duyệt, tình hình và điều kiện phê duyệt do chưa có cơ sở dữ liệu để lưu trữ. Điều đó đặt ra yêu cầu triển khai hệ thống CLOS là hết sức cần thiết. Khi đó, Chi nhánh chỉ cấn scan và gửi hồ sơ lên hệ thống là ngay lập tức bộ phận PDTD nhận được, giúp giảm thời gian chờ đợi không cần thiết. Ngoài ra, Chi nhánh sẽ có thể tra cứu hệ thống để biết tiến độ phê duyệt hiện tại, tăng cường trao đổi thông tin giữa Chi nhánh và PDTD.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w