Bên cạnh những kết quả đạt được trong năm qua, còn tồn tại một số mặt mà VCB cần phải khắc phục đó là:
2.3.2.1Hạn chế về mô hình và cơ cấu tổ chức phê duyệt tín dụng
Mô hình và cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng tuy đã chứng tỏ được tác dụng tích cực nhưng vẫn còn hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể:
- Quy trình cho vay nói chung và quy trình phê duyệt tín dụng nói riêng phải
trải qua nhiều khâu và nhiều bước. Quá trình xét duyệt vay và cho vay phải
trải qua
nhiều thủ tục nhưng không đem lại hiệu quả quản lý tín dụng cao, nhiều khi chỉ
mang tính hình thức, ước lệ cho đủ hồ sơ giấy tờ mà thiếu đi những thông tin thực
tế, dẫn đến chậm tiến độ giải ngân cho khách hàng.
- Việc ra quyết định cho vay và quyết định yêu cầu mức tài sản bảo đảm dựa
nhiều vào xếp hạng tín dụng, trong khi đó hệ thống này đã cũ và bộc lộ nhiều hạn
chế. Các chỉ tiêu tài chính/phi tài chính để đánh giá của hệ thống này cần
được cập
nhật nhằm sát hơn với thực tế kinh doanh hiện nay.
- Các cấp phê duyệt tín dụng được phân cấp dựa hoàn toàn vào mức giá trị cố
định, trong khi các mức này được đưa ra phần nhiều dựa vào tình trạng công việc
của các cấp mà chưa dựa vào các mô hình hiện đại như PD, LGD... Điều này dẫn
xác về doanh nghiệp vay vốn dẫn đến áp dụng chính sách khách hàng còn chưa chuẩn xác, gây rủi ro trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Việc đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay còn chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng, phụ thuộc nhiều vào trình độ hiểu biết, kinh nghiệm của nhân viên tín dụng.
Đôi khi cán bộ tín dụng chưa tuân thủ đúng quy trình tín dụng, điều kiện cấp tín dụng. Ví dụ như chỉ tập trung phân tích tính khả thi của phương án vay vốn mà lơ là trong việc kiểm tra tính pháp lý của khách hàng, hoặc không xác định được nguồn vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án vay vốn, các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo đôi khi không được thực hiện như đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo...
Công tác kiểm tra sau cho vay nhiều khi còn lỏng lẻo, mang tính hình thức. Cán bộ tín dụng đôi khi chủ quan trong công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng dẫn đến không kiểm soát được tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tình hình cân đối nguồn vốn vay, quản lý nguồn thu của khách hàng để thu nợ chặt chẽ.
2.3.2.3Hạn chế về cơ cấu tín dụng chưa hợp lý
Dư nợ tín dụng tập trung vào phần lớn một số nhóm đối tượng khách hàng lớn và một số ngành: xăng dầu, xi măng, bất động sản.... Điều này dẫn đến rủi ro tín dụng bị tập trung ở một số nhóm khách hàng. Nếu Ngân hàng không kiểm soát được tốt thì dễ dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ, tổn thất tín dụng mà Ngân hàng phải gánh chịu là không nhỏ.
Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo là khá cao, tuy nhiên chất lượng tài sản đảm bảo thấp, nhiều tài sản không đủ điều kiện hoặc khả năng phát mại kém. Ví dụ như các máy móc thiết bị chuyên dùng có giá trị cao nhưng khó mua bán trên thị trường.
2.3.2.4Hạn chế về các thông tin về khách hàng vay vốn
Hầu hết các khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại các TCTD nói chung và VCB nói riêng đều không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và các thông tin cung cấp cho các TCTD có tính xác thực không cao. Đây là khó khăn lớn cho các cán bộ khách hàng và cho Ngân hàng trong việc thẩm định và rà soát các thông tin
khách hàng nhằm nắm rõ tình hình thực tế kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng, từ đó đưa ra có thể đưa ra các phương án vay vốn phù hợp vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng vừa hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín