Những thành tựu trong công tác phê duyệt tín dụng tại Vietcombank

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 71 - 74)

Vietcombank

Nhận thức công tác phê duyệt có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh quy mô hoạt động tín dụng đang tăng trưởng khá nhanh, VCB đã nỗ lực cố gắng thực hiện theo phương châm “Tăng trưởng tín dụng đi kèm với chất lượng tín dụng”.

2.3.1.1Hiệu quả trong công tác thẩm định và đánh giá khách hàng

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp đã được xây dựng và đưa vào áp dụng từ cuối năm 2005, phương pháp chấm điểm trong hệ thống này đảm bảo việc đánh giá khách hàng được thực hiện một

cách toàn diện về tất cả các mặt: mô hình tổ chức, loại hình hoạt động, khả năng tài chính, cách thức quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo,... Các chỉ tiêu chấm điểm có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau và được lượng hóa tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá.

Việc chấm điểm khách hàng do từng cán bộ tín dụng quản lý khách hàng thực hiện, do vậy đảm bảo tính chuẩn xác cao trong các thông tin bởi cán bộ tín dụng là người nắm rõ nhất tình hình khách hàng. Đồng thời việc chấm điểm này được thực hiện hàng quý song song với công tác kiểm tra thực tế mục đích sử dụng vốn vay, do vậy bảo đảm tình hình hoạt động của khách hàng luôn được cập nhật thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.

Chất lượng công tác thẩm định, định giá tài sản đảm bảo cũng được nâng cao. Việc đánh giá tài sản đảm bảo do tổ thẩm định chuyên trách bao gồm cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định thực hiện và kết quả việc đánh giá phải được lãnh đạo chi nhánh trực tiếp phê duyệt. Những tài sản đảm bảo mà cán bộ Ngân hàng không đủ khả năng đánh giá chính xác như máy móc thiết bị chuyên ngành, tàu biển. chi nhánh phải thuê các chuyên gia tư vấn để thực hiện đánh giá. Công tác rà soát và đánh giá lại tài sản đảm bảo cũng được thực hiện định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm. Do đó giá trị của tài sản đảm bảo được cập nhật theo giá trị thực tế của thị trường và hiện trạng của tài sản tại thời điểm đánh giá. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có định hướng và biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra bằng cách đề xuất giảm hạn mức cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo.

Chất lượng thẩm định và đánh giá khách hàng chuẩn xác là một điều kiện quan trọng để Ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức và áp dụng các chính sách về tài sản đảm bảo hợp lý cho khách hàng. Đồng thời đưa ra các chính sách về quản lý tín dụng như phân loại nợ, giảm nợ xấu. hợp lý và đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Tiến tới khi áp dụng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng mới theo PD rating, việc phân hạng khách hàng sẽ được thực hiện tốt hơn và phù hợp với các

thông lệ tốt nhất trên thế giới. Đây cũng là xu hướng chuẩn hóa hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng mà Vietcombank đang theo đuổi.

2.3.1.2Đa dạng hóa đối tượng được vay vốn

Những năm qua, chi nhánh VCB đã triển khai mở rộng tín dụng với tất cả các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế từ kinh tế Nhà nước đến các thành phần kinh tế hỗn hợp, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân và kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó đa dạng hóa được các sản phẩm tín dụng , tài trợ được cho hầu hết các mục đích vay vốn khác nhau của các doanh nghiệp, đồng thời phân tán được rủi ro tín dụng.

Nhờ sự năng động và thiết lập cơ cấu cho vay hợp lý đã giúp VCB thực hiện tốt các chức năng là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế, và là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh.

2.3.1.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao đi liền với nâng cao chất lượng tín dụng

Nhờ có một chính sách tín dụng một cách khoa học, chặt chẽ về quy trình thực hiện, phân công phân nhiệm về thẩm quyền; linh hoạt đáp ứng với tình hình kinh tế của từng thời kỳ nên tốc độ tăng trưởng tín dụng của VCB luôn ở mức cao, đem lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng. Trong năm 2010, tuy chịu ảnh hưởng của chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng, kiềm chế lạm phát song tốc độ huy động vốn và tăng trưởng tín dụng vẫn được duy trì ở mức khá cao, chất lượng tín dụng đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đạt kế hoạch của VCB và NHNN đề ra.

Bộ phận phê duyệt tín dụng cũng hoạt động ngày càng hiệu quả, thu thập đầy đủ thông tin chính xác về khách hàng và đánh giá xác thực về khách hàng làm giảm khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cho VCB.

Song song với việc đôn đốc và thu hồi nợ xấu, VCB vẫn luôn thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung, đảm bảo an toàn khi có rủi ro tín dụng xảy ra.

VCB thường xuyên có những công văn đôn đốc các Chi nhánh theo dõi và bám sát sự chuyển biến của thị trường và khách hàng, kịp thời đề ra được những

chủ trương, chính sách và các biện pháp hợp lý để ứng phó với tình hình khó khăn chung, giúp cho Ngân hàng tránh được những tổn thất và rủi ro, tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển ổn định và bền vững, khẳng định thương hiệu Ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w