Giải pháp về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả phê duyệt tín dụng

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 84 - 86)

tín dụng.

VCB cần xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả, xuyên suốt, đảm bảo cập nhật để vừa hỗ trợ cho việc bán hàng, vừa hỗ trợ cho công tác phê duyệt tín dụng.

3.2.1.1Quy trình cho vay

Ngày 30/12/2016, NHNN ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN về quy định hoạt động cho vay của TCTD (hiệu lực từ 15/03/2017), thay thế Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN. Trên cơ sở đó, VCB đã có văn bản nội bộ hướng dẫn quy

thực tế, tuy vậy VCB vẫn có thể ban hành thêm nhiều sản phẩm cho vay dạng “đục lỗ” để phù hợp nhu cầu vay vốn của cá nhân. Khi đó, khối lượng công việc của bộ phận sẽ đơn giản và giảm bớt, thời gian phê duyệt cũng vì vậy mà giảm đi.

3.2.1.2Quy trình bảo đảm tín dụng

Hiểu được tầm quan trọng của biện pháp bảo đảm đối với quy trình tín dụng, VCB đã ban hành nhiều quy định chặt chẽ về biện pháp bảo đảm tín dụng. Tuy nhiên, quy định của VCB mặc dù chặt chẽ, nhưng còn những điểm chưa sát với biến động thị trường. Ví dụ, VCB mới quy định về tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ (bất động sản, máy móc thiết bị, tiền gửi, ...). Tuy nhiên, tỷ lệ này áp dụng như nhau đối với mọi bất động sản tại mọi vị trí, trong khi tình hình giá nhà đất tại một số khu vực vừa qua có biểu hiện tăng nóng, giá “ảo” như Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nằng, Hạ Long (Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa), ... Do vậy, VCB cần có chính sách riêng đối với TSBĐ tại các khu vực này, cụ thể là tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ cần thấp hơn các khu vực thông thường khác, để bảo đảm an toàn tín dụng cho Ngân hàng. Nói tóm lại, quy trình bảo đảm tín dụng của VCB cần thường xuyên cập nhật hơn nữa với những diễn biến của thị trường

3.2.1.3Quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng

Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của các khoàn tín dụng thuộc thẩm quyền Chi nhánh là cao hơn nhiều tỷ lệ nợ xấu của các khoản thuộc PDTD. Do vậy, xu hướng VCB chuyển sang mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tương tự các TCTD trên thế giới là điều tất yếu. Khi đó, thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh bị giảm đi và tăng thẩm quyền của bộ phận Phê duyệt tín dụng. Thẩm quyền phán quyết nên thực hiện theo hướng:

- Sử dụng hệ thống xếp hạng Chi nhánh đã được triển khai để phân loại Chi

nhánh, xác định năng lực Chi nhánh và căn cứ vào chất lượng khách hàng, môi trường kinh doanh và khả năng phát triển để xác định thẩm quyền phán quyết.

Giảm thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh đối với giới hạn tín dụng. Xác định giới hạn tín dụng đem lại cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh, tài chính và mức độ rủi ro của doanh nghiệp dựa trên sử dụng công cụ định lượng mang tính khoa học và được thực hiện định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Đây là một

công việc quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng, ảnh hưởng rất lớn khả năng phòng ngừa, đến mức độ rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh.

3.2.1.4 Thay đổi mẫu biểu để giảm thời gian rà soát tín dụng

Quy trình tại VCB hiện nay với các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền PDTD trở lên là: Chi nhánh lập Báo cáo thẩm định khoản tín dụng, phòng PDTD lập và rà soát khoản tín dụng. Tuy nhiên, 2 mẫu Báo cáo thẩm định và Báo cáo rà soát này có nhiều nội dung trùng lắp, gây mất thời gian thực hiện. Do vậy, thời gian tới, VCB cần quyết liệt đẩy mạnh mẫu biểu theo quy trình CTOM mới, theo đó các nội dung của PDTD đồng ý với Chi nhánh sẽ không cần nhắc lại nữa, qua đó giảm bớt thời gian rà soát khoản tín dụng.

3.2.1.5 Thay đổi sang mô hình phê duyệt tín dụng theo ngành

Trước đây, phòng PDTD được tổ chức theo hướng: mỗi cán bộ phê duyệt sẽ phụ trách từ 1 - 2 Chi nhánh, chịu trách nhiệm rà soát, phê duyệt các hồ sơ của Chi nhánh đó trình lên. Điều này không tạo được sự chuyên môn hóa cho các cán bộ do mỗi cán bộ phải làm nhiều ngành khác nhau, từ đó có thể giảm chất lượng phê duyệt cũng như kéo dài thời gian phê duyệt. Thời gian tới, VCB cần đẩy mạnh việc phê duyệt theo ngành, ở cả cấp cán bộ và lãnh đạo, để nâng cao hiệu quả công tác.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w