Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các doanh nghiệp từ phía VCB được tóm tắt qua một số điểm sau:
Thứ nhất, chính sách quản lý rủi ro tín dụng còn bộc lộ nhiều hạn chế
- Chính sách QLRRTD trong thời gian qua chưa định hình rõ mức độ chấp
nhận rủi ro để làm cơ sở xây dựng chính sách khách hàng cũng như các biện pháp
ứng xử tín dụng trong thực tế. Ví dụ: một số Ngân hàng có quan điểm quản lý
rủi ro
thận trọng đưa ra chính sách: không tiếp cận cho vay đối với các doanh
nghiệp mới
thành lập, hoặc chưa hoạt động đủ 2 năm....
- Chưa xây dựng được hạn mức, tỷ lệ cho vay, bảo lãnh tối đa trong tổng dư
nợ tín dụng đối với một ngành hoặc một khu vực kinh tế; chiến lược đa dạng
hóa tài
sản “Có”, chính sách và cách thức theo dõi đối với các khoản cho vay, bảo lãnh
- Việc áp dụng chính sách về bảo đảm tiền vay gắn với kết quả xếp loại khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tạo ra tâm lý chi nhánh không yêu cầu thực hiện biện pháp đảm bảo đối với các khách hàng tốt, thậm chí có hiện tượng còn chấm điểm thiếu chính xác, nâng kết quả xếp hạng khách hàng để cho vay không có tài sản đảm bảo.
Chưa yêu cầu triệt để các doanh nghiệp vay vốn thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính nhằm đảm bảo tính xác thực các thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng.
Thứ hai, thời hạn vay vốn không phù hợp với tình hình tài chính của khách hàng và phương án kinh doanh của khách hàng
Các cán bộ tín dụng chưa thực sự hiểu rõ về tình hình tài chính của khách hàng, về lĩnh vực dự án mà khách hàng đang chuẩn bị đầu tư nên đã có những đánh giá chưa thực sự chuẩn xác về nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng nên đã gây khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ và gián tiếp gây ra rủi ro tín dụng cho phía Ngân hàng. Ví dụ: khách hàng có nhu cầu vay vốn 7 năm để thực hiện dự án với phương án tương đối thận trọng do tình hình ngành thường xuyên biến động qua từng năm. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng chưa có đủ kinh nghiêm thực tế và có những đánh giá chủ quan nên đã giả định công suất sản xuất và sản lượng tiêu thụ ở mức cao ngay ở những năm đầu tiên và tăng qua các năm. Điều này đã khiến cho đề xuất của cán bộ đối với thời hạn khoản vay chỉ là 5 năm và gây khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ do gánh nặng trả gốc và lãi trong những năm đầu thực hiện dự án là tương đối cao.
Thứ ba, hệ thống thông tin tín dụng phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro còn chưa được thực sự câp nhât
Hiện nay, nguồn thông tin về khách hàng đến đặt quan hệ tín dụng với Ngân hàng chủ yếu dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp mà không có đối chiếu, phân tích từ các nguồn khác và nguồn thông tin do Phòng thông tin tín dụng và Trung tâm thông tin tín dụng của VCB Việt Nam cung cấp. Nguồn thông tin này còn nghèo nàn, thiếu cập nhật gây khó khăn cho công tác thẩm định. Do đó, cán bộ
tín dụng sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc thẩm định các khách hàng lần đầu đến đặt quan hệ tín dụng với Ngân hàng và việc quyết định cho vay dễ gặp rủi ro.
Nguồn thông tin, đặc biệt các thông tin dự báo dài hạn vĩ mô về định hướng phát triển kinh tế theo ngành, vùng còn thiếu, chưa kịp thời, thiếu cơ sở khi xây dựng các kế hoạch, giải pháp mang tính .
Thứ tư, chưa có sự phân tách giữa các bô phân quản lý tín dung
Các khoản tín dụng tại VCB hiện nay hầu hết chỉ được phân tích và thẩm định bởi cán bộ quan hệ khách hàng (RM và JRM), vừa là người tìm kiếm, vừa là người tiếp xúc khách hàng lại vừa là người đề xuất trình duyệt cho vay nên dễ dẫn đến thiếu tính khách quan, tiềm ẩn rủi ro cho Ngân hàng. Bởi vì:
- Bộ phận quan hệ khách hàng phải chịu nhiều áp lực về phát triển, mở rộng
khách hàng nên có thể họ phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với
thực tế để
được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.
- Nguy cơ xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp cao do cán bộ tín dụng thông
đồng với khách hàng.
- Khối lượng công việc của cán bộ quan hệ khách hàng lớn, nên khó có đủ thời
gian thu thập thông tin đầy đủ dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá
đúng thực trạng của khách hàng.
Thứ năm, hoạt đông kiểm tra, kiểm soát nôi bô chưa đạt hiệu quả cao, còn chưa đáp ứng đươc yêu cầu của quản lý rủi ro tín dung
Bộ phận kiểm tra nội bộ có chức năng kiểm tra hoạt động tín dụng, phát hiện những tồn tại, sai phạm, những khiếm khuyết trong quy trình nghiệp vụ và đề ra giải pháp xử lý. Nhưng vấn đề là cán bộ thuộc bộ phận kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh của VCB cũng là nhân viên công tác tại Chi nhánh nên công tác kiểm tra phần nào mất đi tính độc lập. Do đó, các báo cáo kiểm tra nội bộ vẫn chưa trở thành thông tin đáng tin cậy cho hoạt động quản lý rủi ro.
Thứ sáu, về ứng dung công nghệ hiện đại
Hiện nay, VCB đã ứng dụng khoa học công nghệ vào toàn bộ hệ thống nhưng để khai thác tiềm năng của khoa học công nghệ đạt hiệu quả cao thì cần phải
thống các chi nhánh của VCB. Nó không chỉ thỏa mãn yêu cầu phát triển các giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng, yêu cầu quản lý rủi ro, phòng chống rủi ro, đảm bảo bảo mật, an toàn mà nó còn tạo lợi thế trong cạnh tranh.
Tuy nhiên hệ thống ngân hàng lõi của VCB hiện nay được đánh giá là lạc hậu, khó trích xuất thông tin, không hỗ trợ tra cứu chéo tại nhiều chương trình chuyên biệt. Việc thay thế ngân hàng lõi là yêu cầu cấp bách đặt ra cho Ban lãnh đạo ngân hàng ngay lúc này. Năm 2016 VCB đã tái khởi động dự án Core Banking, đặt nhiều hi vọng vào sự thành công của dự án này.
Thứ bẩy, về đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ tín dụng tại VCB có trình độ chuyên môn nghề nghiệp tốt, trình độ học vấn: 100% cán bộ, nhân viên có trình độ đại học hoặc trên đại học; nhiệt huyết với công việc nhưng gặp hạn chế về mặt kinh nghiệm do tuổi nghề cũng như tuổi đời còn quá trẻ. Do vậy, khả năng phân tích, quan sát, đánh giá khách hàng chưa được nhạy bén trước sự biến động của thị trường và trong lĩnh vực đầy rủi ro này.
Năng lực giám sát và xử lý các tình huống tín dụng của Ngân hàng chưa tốt. Đa số các trường hợp Ngân hàng chỉ biết được doanh nghiệp gặp khó khăn khi đến hạn mà họ không trả được nợ, xin gia hạn. Ngay cả khi Ngân hàng biết được doanh nghiệp gặp khó khăn thì việc xử lý cũng rất thụ động, biện pháp chủ yếu mà Ngân hàng thường sử dụng là gia hạn nợ nếu được, còn nếu không thì chuyến sang nợ quá hạn. Chính từ sự buông lỏng trong giám sát và thụ động trong xử lý tình huống này đã tạo khe hở cho không ít doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn không hiệu quả gây rủi ro cho Ngân hàng.
Thứ tám, mẫu biểu của VCB còn dài, trùng lắp giữa Chi nhánh và PDTD
Theo quy trình hiện tại của VCB, sau khi Chi nhánh thẩm định, gửi tờ trình lên P.PDTD thì P.PDTD sẽ phải lập Báo cáo rà soát khoản tín dụng để trình cấp phê duyệt. Nội dung Báo cáo thẩm định của Chi nhánh và Báo cáo rà soát của PDTD có nhiều nội dung trùng lắp (các phần như pháp lý khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, phương án vay vốn, tài sản bảo đảm, ...) nên mất
thời gian làm hồ sơ. Do vậy, mẫu biểu của Ngân hàng có thể sửa đổi theo hướng: chỉ nêu các nội dung khác biệt, những nội dung giống nhau thì không cần nêu lại.