Cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể hơn liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện này cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo.
Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng.
Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh ... vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.
TỔNG KẾT CHƯƠNG III
Tóm lại, xuất phát từ những hạn chế trong thực trạng phê duyệt tín dụng tại VCB, các giải pháp nâng cao chất lượng của công tác này gồm có: những giải pháp về chính sách, những giải pháp về nhân sự, những giải pháp về công nghệ, cùng các giải pháp bổ trợ khác. Bên cạnh đó là những kiến nghị đối với NHNN, với Bộ Tài chính, với Chính phủ nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho việc nâng cao hiệu quả phê duyệt tín dụng tại VCB trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế, việc đổi mới, nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng luôn là yêu cầu cấp bách không chỉ của VCB mà còn là của tất cả các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Với tinh thần mong muốn đóng góp vốn kiến thức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả công tác phê duyệt tín dụng tại VCB, trong luận văn này em đã đề cập đến những nội dung chính sau:
- Đưa ra một quan điểm chung về tín dụng và rủi ro tín dụng, quan điểm về phê
duyệt tín dụng và hiệu quả phê duyệt tín dụng. Phân tích các chỉ tiêu đánh
giá, các
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phê
duyệt tín dụng để lấy đó làm tham chiếu đánh giá thực trạng phê duyệt tín
dụng tại
VCB.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và tình hình phê duyệt tín dụng tại
VCB qua giai đoạn 2014 - 2017. Thấy được những mặt tích cực cần tiếp tục phát
huy đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những điểm hạn chế và
nguyên nhân
của chúng để đưa ra giải pháp khắc phục.
- Nêu lên một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phê
duyệt tín dụng tại VCB trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Peter S.Rose (2004), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB tài
chính, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Tiến, “Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng”, NXB Thống Kê.
3. Lê Văn Tư (2005), “Quản trị Ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Nâng cao năng lực Quản trị rủi ro của các Ngân
hàng Thương mại Việt Nam”(Kỷ yếu hội thảo khoa học), NXB Phương Đông. 5. Nguyễn Văn Tiến (2003), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh
doanh Ngân hàng”, NXB Thống kê.
6. Một số báo và tạp chí chuyên ngành Ngân hàng và các báo cáo nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả đã được công bố trên Tạp chí chuyên ngành Ngân hàng. 7. Các trang website: thuvienphapluat.com.vn, vietcombank.com.vn
8. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam năm 2014 -
2017.
9. Số liệu trên hệ thống Credit Rating của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp